Sự phát triển và phân bố của Giao thông vận tải ở nước ta (ngắn gọn nhất)
Bài viết Sự phát triển và phân bố của Giao thông vận tải ở nước ta ngắn gọn tóm lược những ý chính quan trọng nhất giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm để ôn thi Tốt nghiệp môn Địa Lí đạt kết quả cao.
Sự phát triển và phân bố của Giao thông vận tải ở nước ta (ngắn gọn nhất)
Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Chuyên đề Địa Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
* Sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ
Giao thông vận tải
a) Tình hình phát triển
- Nước ta có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không và đường ống.
- Mạng lưới giao thông vận tải phân bố rộng khắp và kết nối với một số tuyến đường quốc tế.
- Dịch vụ vận tải ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng cao, cự li vận chuyển xa hơn. Khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển có xu hướng tăng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
b) Các loại hình vận tải
⮚ Đường ô tô
- Là loại hình giao thông quan trọng nhất, số lượng và chất lượng phát triển mạnh.
- Khối lượng hàng hoá vận chuyển chiếm tỉ trọng cao nhất, có xu hướng tăng.
- Chất lượng ngày càng được cải thiện, tăng hiệu quả kinh tế.
- Mạng lưới đường ô tô phát triển, trải rộng khắp các địa phương.
- Các tuyến đường bắc - nam là trục giao thông quan trọng nhất của nước ta như: quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và đường cao tốc Bắc - Nam.
- Các tuyến đường theo hướng đông - tây liên kết với trục bắc - nam, các khu kinh tế và tăng cường kết nối quốc tế như quốc lộ 7, 8, 9, 19, 24,...
- Các tuyến đường xuyên Á, cao tốc tạo động lực phát triển kinh tế các vùng và cả nước như: đường cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Hà Nội - Lào Cai,....
⮚ Đường sắt
- Chủ yếu là vận chuyển hàng hoá.
- Được đầu tư cải tạo, nâng cấp nên chất lượng hạ tầng nâng lên, tốc độ và an toàn đường sắt cải thiện; chất lượng phục vụ nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người dân.
- Đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị đang được quan tâm phát triển.
- Tuyến đường sắt dài và quan trọng nhất ở nước ta là tuyến Bắc - Nam (Thống Nhất)
- Các tuyến khác tập trung ở phía bắc, trong đó ba tuyến quan trọng là Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn,...
- Tham gia mạng lưới đường sắt Á - Âu, vận chuyển hàng liên vận quốc tế.
⮚ Đường sông
- Chức năng: chuyên chở hàng hoá nội địa, kết nối với các cảng biển trong việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Hỗ trợ vận chuyển công-te-nơ từ cảng biển vào sâu trong nội địa và tăng cường kết nối với loại hình vận tải khác,...
- Phát triển chủ yếu trên một số hệ thống sông lớn như: hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Đồng Nai, hệ thống sông Cửu Long.
- Các tuyến vận tải có lưu lượng vận chuyển lớn là các tuyến liên vùng, như Quảng Ninh - Việt Trì, Sài Gòn - Cà Mau,...
- Một số cảng sông quan trọng: Việt Trì (Phú Thọ), Tân Châu (An Giang),...
⮚ Đường biển
- Vận chuyển hàng hoá cho các khu CN, khu chế xuất và trung chuyển quốc tế.
- Ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics.
- Cả nước có 34 cảng biển với 296 bến cảng (năm 2021).
- Là cửa ngõ giao thương hàng hoá xuất, nhập khẩu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng và cả nước.
- Hai cảng loại đặc biệt là Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Một số bến cảng quan trọng là Vân Phong (thuộc cảng Khánh Hoà), Cái Mép (thuộc cảng Bà Rịa - Vũng Tàu), Đình Vũ (thuộc cảng Hải Phòng),...
- Các tuyến đường biển nội địa tạo mối liên kết giữa các vùng trong nước
- Các tuyến đường biển quốc tế kết nối với các quốc gia và châu lục khác, như: Hải Phòng - Hồng Công, Thành phố Hồ Chí Minh - Xingapo,...
- Việt Nam đã thiết lập các tuyến tàu xa đi Bắc Mỹ, châu Âu.
⮚ Đường hàng không
- Có tốc độ phát triển và hiện đại hoá nhanh.
- Năng lực vận chuyển ngày càng cao nhờ ứng dụng khoa học - công nghệ, tăng cường đội tàu bay và mở rộng mạng lưới đường bay.
- Đến năm 2021, Việt Nam có 22 cảng hàng không, trong đó có 10 cảng quốc tế.
- Các cảng hàng không Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất là cửa ngõ quốc tế và đầu mối vận tải hàng không lớn của nước ta.
- Các tuyến đường bay nội địa ngày càng được mở rộng.
- Một số tuyến đường bay quốc tế quan trọng là Hà Nội - Tô-ky-ô, Đà Nẵng - Hồng Công, Thành phố Hồ Chí Minh - Lốt An-giơ-lét,...
- Đã thiết lập được những chuyến bay thẳng đi Bắc Mỹ, châu Âu, châu Phi.
⮚ Đường ống
- Chủ yếu vận chuyển xăng dầu và khí, phục vụ hiệu quả cho ngành khai thác, chế biến và phân phối dầu khí tại Việt Nam.
- Đường ống nước ta có một số hệ thống chính: đường ống vận chuyển xăng dầu từ Bãi Cháy - Hạ Long tới các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn...
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Câu 1. Yếu tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?
A. Giao thông vận tải, tài nguyên nước.
B. Sự phân bố dân cư, phát triển kinh tế.
C. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.
D. Lịch sử văn hóa, chính sách phát triển.
Câu 2. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở chủ yếu nào sau đây?
A. Sự phân bố dân cư và nguồn lao động có trình độ cao.
B. Chính sách phát triển ngành dịch vụ, khí hậu thuận lợi.
C. Nguồn vốn đầu tư, vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên.
D. Trình độ công nghệ, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật.
Câu 3. Việc phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta hiện nay gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?
A. Chưa có các chính sách đầu tư thích hợp.
B. Nhu cầu thị trường trong nước giảm nhanh.
C. Chưa ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại.
D. Chất lượng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.
Câu 4. Yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xuất hiện các loại hình dịch vụ mới (ngân hàng, viễn thông,...) ở nước ta hiện nay là
A. vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.
B. chính sách phát triển kinh tế thị trường.
C. khoa học - công nghệ.
D. mức thu nhập và sức mua của người dân.
Câu 5. Nhân tố nào sau đây làm thay đổi phương thức sản xuất và xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới?
A. Vị trí địa lí, thị trường.
B. Khoa học - công nghệ.
C. Chính sách phát triển kinh tế.
D. Đặc điểm dân số.
Câu 6. Sự phân bố các ngành dịch vụ nước ta chịu ảnh hưởng chủ yếu của
C. đặc điểm phạm vi lãnh thổ.
D. sự phân bố tài nguyên thiên nhiên.
A. sự phân bố các ngành kinh tế.
B. đặc điểm vị trí địa lí.
Câu 7. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở nước ta hiện nay?
A. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
B. Tạo ra nhiều việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
C. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của nước ta.
D. Tạo ra nhiều hàng hoá phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.
Câu 8. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ nước ta hiện nay?
A. Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế.
B. Tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế.
C. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
D. Thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp.
Câu 9. Các hoạt động dịch vụ tạo không tạo ra các mối liên hệ giữa
A. sự phân bố lao động.
B. các ngành sản xuất.
C. các vùng trong nước.
D. các quốc gia với nhau.
Câu 10. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta không biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện.
B. Là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
C. Nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
D. Là hai trung tâm thương mại, ngân hàng lớn nhất ở nước ta.
► Câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng-sai
Câu hỏi. “Chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp so với yêu cầu; cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, mất cân đối về bậc học, về ngành nghề, về vùng lãnh thổ. Dịch vụ y tế còn hạn chế cả về lượng và chất. Việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém. Tệ nạn xã hội một số nơi còn diễn biến phức tạp. Nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong nhân dân. Tai nạn giao thông vẫn còn nghiêm trọng; ùn tắc giao thông tại đô thị lớn khắc phục chậm. Chất lượng tín dụng chưa cao, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém còn nhiều khó khăn. Du lịch chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.”
(Nguồn: dẫn theo “Thực trạng phát triển ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay”, https://isocert.org.vn/, ngày 13 - 9 - 2021)
A. Đoạn thông tin trên nhắc đến những lợi ích của phát triển ngành dịch vụ.
B. Đời sống xã hội vẫn còn nhiều bất cập gây khó khăn, cản trở ngành du lịch phát triển.
C. Một trong những hạn chế trong kinh tế cản trở dịch vụ phát triển là tệ nạn xã hội và biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống ở Việt Nam.
D. Du lịch chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do còn nhiều hạn chế về quản lí nhân sự và chất lượng cơ sở hạ tầng kém.
................................
................................
................................
Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa
Xem thêm các chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa Lí năm 2025 có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều