Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta (chi tiết nhất)
Bài viết Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta ngắn gọn tóm lược những ý chính quan trọng nhất giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm để ôn thi Tốt nghiệp môn Địa Lí đạt kết quả cao.
Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta (chi tiết nhất)
Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Chuyên đề Địa Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
* Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp
1. Thế mạnh và hạn chế
a) Thế mạnh
- Rừng của nước ta có nhiều loại gỗ và nhiều loại lâm sản có giá trị khác.
- Có nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển nhằm bảo tồn nguồn gen và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Mỗi năm, nước ta có khả năng khai thác hơn chục triệu mét khối gỗ, hàng trăm triệu cây tre, luồng, nứa,...
- Ngoài ra, các điều kiện về địa hình, đất, khí hậu thuận lợi cho công tác trồng rừng, khoanh nuôi tự nhiên và bảo vệ rừng.
- Nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp được triển khai; xã hội hoá nghề rừng, phát triển lâm nghiệp cộng đồng; phát triển nông lâm kết hợp,... hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.
- Tăng cường việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, chế biến sâu, phát triển sản phẩm, thương hiệu và thị trường,...
b) Hạn chế
- Chất lượng rừng thấp, chủ yếu là rừng thứ sinh mới phục hồi.
- Năng suất rừng trồng tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp.
- Sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn hạn chế.
2. Hiện trạng phát triển và phân bố
- Năm 2021, giá trị sản xuất ngành chiếm khoảng 3% trong cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành đạt 6,5%/năm giai 2010 - 2021.
- Trong thời gian qua, những tiến bộ khoa học - công nghệ đã được áp dụng vào tất cả các hoạt động của ngành lâm nghiệp.
- Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm:
+ Khai thác, chế biến lâm sản: Phát triển theo hướng bền vững.
▪ Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác của nước ta đạt 18,9 triệu m³.
▪ Các sản phẩm chế biến gỗ quan trọng nhất là gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng, gỗ giấy và gỗ dán.
▪ Vùng có sản lượng gỗ khai thác lớn nhất là BTB và DHMT, tiếp đến là TDMNBB.
▪ Các lâm sản khác như măng, mộc nhĩ, dược liệu,... cũng được khai thác. Công nghiệp chế biến ngày càng gắn kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu
+ Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng:
▪ Diện tích rừng trồng mới tập trung ngày càng tăng. Trung bình mỗi năm trồng mới hơn 250 nghìn ha rừng tập trung. Đến năm 2021, cả nước có gần 600 nghìn ha rừng trồng.
▪ Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng đã góp phần bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, bước đầu đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng
a) Ý nghĩa của việc quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng
- Việc quản lí, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng, góp phần phát triển kinh tế chung của đất nước, cải thiện đời sống người dân, bảo tồn đa dạng sinh học,...
b) Giải pháp quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng
- Xây dựng và thực hiện chính sách quản lí hệ sinh thái rừng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững theo quy định của pháp luật.
- Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ.
- Giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch,...
- Đẩy mạnh trồng rừng; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị của rừng.
- Nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cũng như nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp quản lí, bảo vệ rừng thông các chương trình từ các dự án do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ.
- Trao quyền sử dụng đất rừng lâu dài cho chủ sử dụng; tăng cường quản lí rừng dựa vào cộng đồng, ổn định cuộc sống lâu dài với nghề rừng, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Câu 1. Đối với ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt có vai trò nào sau đây?
A. Cơ sở phát triển chăn nuôi.
B. Nền tảng của nông nghiệp.
C. Cung cấp nhiều thực phẩm.
D. Nguyên liệu cho nhà máy.
Câu 2. Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ở nước ta hiện nay do
A. nhiều thiên tai, đất trồng nhiều.
B. dân số đông, có giá trị xuất khẩu.
C. thiếu lao động sản xuất, vốn lớn.
D. diện tích đồng bằng lớn, ít nước.
Câu 3. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do
A. lịch sử trồng lâu đời.
B. nguồn lao động đông.
C. năng suất lúa cao hơn.
D. diện tích trồng cây lớn.
Câu 4. Khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay không phải là
A. dịch bệnh phức tạp và diện rộng.
B. giống vật nuôi năng suất cao ít.
C. nguồn thức ăn còn chưa đảm bảo.
D. sản phẩm chất lượng chưa nhiều.
Câu 5. Ngành chăn nuôi lợn của nước ta tập trung chủ yếu ở những vùng
A. chuyên canh cây công nghiệp hàng năm lớn.
B. trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân.
C. có mật độ dân số cao với nguồn lao động đông.
D. có nghề cá và chế biến thực phẩm phát triển.
Câu 6. Sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do
A. đẩy mạnh khai hoang.
B. tăng diện tích canh tác.
C. tăng số lượng lao động.
D. tăng năng suất cây trồng.
Câu 7. Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là
A. hợp tác xã chăn nuôi theo hình thức quảng canh.
B. chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
C. kinh tế hộ gia đình chăn nuôi hướng quảng canh.
D. kinh tế hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ, tự cấp.
Câu 8. Điều kiện kinh tế - xã hội nào sau đây thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?
A. Công nghiệp chế biến phát triển, vốn lớn.
B. Đất đai đa dạng, nhiều loại đất màu mỡ.
C. Khí hậu thuận lợi và phân hóa đa dạng.
D. Nhiều giống năng suất cao, nhiều nước.
Câu 9. Hiện nay ở nước ta có số lượng gia cầm tăng nhanh do
A. nguồn thức ăn ngày càng nhiều.
B. công nghiệp chế biến phát triển.
C. thị trường nước ngoài rộng lớn.
D. khống chế được mọi dịch bệnh.
Câu 10. Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp nào sau đây quan trọng nhất?
A. Mở rộng diện tích trồng cây lương thực.
B. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
C. Tăng vốn đầu tư, phòng trừ dịch bệnh.
D. Đẩy mạnh khai hoang vùng miền núi.
► Câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng-sai
Câu hỏi. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
“Chăn nuôi đang từng bước phát triển để trở thành ngành sản xuất quan trọng. Năm 2021, ngành chăn nuôi chiếm 34,7 % giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. Các vật nuôi chủ yếu ở nước ta là: trâu, bò, lợn, dê và gia cầm (gà, vịt,...). Hình thức chăn nuôi trang trại áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng được chú trọng. Các công nghệ về chế biến, giống, thức ăn, thuốc thú y,... được đầu tư.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 52)
A. Hình thức chăn nuôi trang trại ngày càng phổ biến vì giúp rút ngắn thời gian nuôi dưỡng, năng suất sản phẩm cao và ổn định.
B. Cơ cấu vật nuôi đa dạng, các vật nuôi chủ yếu như ngựa, dê, cừu, …
C. Tỉ trọng ngành chăn nuôi ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
D. Ngành chăn nuôi đang chuyển đổi theo hướng công nghiệp gắn với thị trường, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.
................................
................................
................................
Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa
Xem thêm các chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa Lí năm 2025 có đáp án hay khác:
Hiện trạng phát triển và phân bố ngành nông nghiệp ở nước ta
Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta
Ý nghĩa của việc quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều