Đề cương ôn tập Học kì 1 Hóa học 10 Kết nối tri thức



Bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Hóa học 10 Kết nối tri thức với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Hóa 10 Học kì 1.

Đề cương ôn tập Học kì 1 Hóa học 10 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập Hóa học 10 Học kì 1 Kết nối tri thức có 3 Chương trong đó gồm hai phần: tóm tắt lý thuyết và nội dung ôn tập của các chương:

- Chương 1: 18 câu hỏi trắc nghiệm và 3 bài tập tự luận;

- Chương 2: 17 câu hỏi trắc nghiệm và 3 bài tập tự luận;

- Chương 3: 20 câu hỏi trắc nghiệm và 2 bài tập tự luận;

Quảng cáo

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm của J.J.Thomson khi phóng điện qua không khí loãng đã phát hiện ra chùm tia phát ra từ cực âm và bị hút lệch về phía cực dương của điện trường.

Đề cương ôn tập Học kì 1 Hóa học 10 Kết nối tri thức

Đây là thí nghiệm đã phát hiện ra hạt nào của nguyên tử?

A. Hạt electron.

B. Hạt proton.

C. Hạt neutron.

D. Hạt nhân.

Câu 2. Trong nguyên tử, hạt mang điện tích dương là

A. proton.

B. neutron.

C. electron.

D. ion dương.

Quảng cáo

Câu 3. Đặc điểm của electron là

A. mang điện tích dương và có khối lượng khoảng 0,00055 amu.

B. mang điện tích âm và có khối lượng khoảng 1 amu.

C. không mang điện và có khối lượng khoảng 1 amu.

D. mang điện tích âm và có khối lượng khoảng 0,00055 amu.

Câu 4. Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở

A. hạt nhân.

B. hạt proton.

C. hạt neutron.

D. vỏ nguyên tử.

Câu 5. Mọi nguyên tử đều trung hoà về điện do trong nguyên tử có

A. số neutron bằng số electron.

B. hạt neutron không mang điện.

C. số proton bằng số neutron.

D. số proton bằng số electron.

Quảng cáo

Câu 6. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng

A. số khối.

B. điện tích hạt nhân.

C. số neutron.

D. nguyên tử khối.

Câu 7. Các đồng vị của nguyên tố hóa học được phân biệt bởi yếu tố nào dưới đây?

A. Số neutron.

B. Số electron hoá trị.

C. Số proton.

D. Số lớp electron.

Câu 8. Số khối của nguyên tử bằng tổng

A. số p và n.

B. số p và e.

C. số n, e và p.

D. số e và n.

Quảng cáo

Câu 9. Dựa vào số hiệu nguyên tử có thể biết được thông tin nào sau đây?

A. Số proton.

B. Số neutron.

C. Số khối.

D. Nguyên tử khối.

Câu 10. Khi chuyển động trong nguyên tử, các electron được phân bố vào các phân lớp khác nhau theo mức năng lượng tăng dần. Ở mỗi phân lớp, các electron lại được sắp xếp vào các orbital khác nhau. Dựa vào sự khác nhau về hình dạng và định hướng của các orbital trong nguyên tử để phân thành các orbital s, p, d, f. Các orbital s có hình dạng nào sau đây?

A. Hình tròn.

B. Hình cầu.

C. Hình số 8 nổi.

D. Hình dạng không xác định.

................................

................................

................................

CHƯƠNG 2: BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Các nguyên tố được sắp xếp trong bảng tuần hoàn không tuân theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị được xếp vào một cột.

C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp vào một hàng.

D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

Câu 2: Trong một nhóm A , từ trên xuống dưới:

A. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.

B. Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm.

C. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm.

D. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.

Câu 3: Số nhóm A trong bảng tuần hoàn là:

A. 14.

B. 8.

C. 18.

D. 6.

Câu 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì lớn và chu kì nhỏ là

A. 4 và 4.

B. 4 và 3.

C. 3 và 4.

D. 3 và 3.

Câu 5: Nguyên tử của những nguyên tố trong một nhóm A đều có cùng số:

A. Proton.

B. Electron hóa trị.

C. Số nơtron.

D. Lớp electron

Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố A có 3 electron ở phân lớp s, vậy A thuộc chu kì mấy:

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 7: Các electron của nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số thứ tự của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn hóa học là giá trị nào sau đây?

A. 6.

B. 8.

C. 14.

D. 16.

Câu 8: Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần ?

A. I, Br, Cl.

B. Na, Mg, Al.

C. O, S, Se.

D. N, O, F.

Câu 9: Số thứ tự ô nguyên tố không cho biết

A. số proton trong hạt nhân.

B. số neutron trong hạt nhân.

C. số hiệu nguyên tử.

D. số electron ở lớp vỏ.

Câu 10: Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì:

A. Kim loại mạnh nhất là Xesi.

B. Phi kim mạnh nhất là Oxygen.

C. Phi kim mạnh nhất là Chlorine.

D. Phi kim mạnh nhất là Iodine.

................................

................................

................................

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Theo quy tắc Octet thì khi hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử có xu hướng gì để đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm?

A. chỉ nhường electron.

B. chỉ nhận electron.

C. chỉ góp chung electron.

D. nhường, nhận hoặc góp chung electron.

Câu 2. Khi nguyên tử Fluorine nhận 1 1electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm nào?

A. He

B. Ne

C. Kr

D. O

Câu 3. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử

A. bằng nhiều electron chung

B. bằng sự cho – nhận electron

C. bằng một hay nhiều cặp electron chung

D. bằng một cặp electron chung

Câu 4. Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?

A. NH3, Br₂, 12, HCl.

B. NaF, KBr, BaCl₂, CaO.

C. SO2 , H2S, KCl, N2O

D. BaO, H2SO4, SO3, HBr.

Câu 5. Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực?

A. N₂, CO₂, Cl2, H₂.

B. SO2 , Cl₂, H₂, HCI.

C. H₂, HI, Cl₂, CH4.

D. Cl₂, O2, N₂, F2.

Câu 6. Nguyên tử X có 12 electron, nguyên tử Y có 17 electron. Công thức hợp chất và loại liên kết hình thành giữa 2 nguyên tử này là:

A. XY2 với liên kết ion

B. X3Y2 với liên kết cộng hóa trị

C. X2Y với liên kết cộng hóa trị

C. XY với liên kết ion

Câu 7. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: Cl (3,16); O (3,44); N (3,04); H (2,20); S (2,58). Phân tử nào sau đây có liên kết phân cực mạnh nhất ?

A.Cl2O

B. NCl3

C. H2S

D. NH3

Câu 8. Phân tử axetilen có công thức phân tử là C2H2. Số liên kết s trong phân tử axetilen là

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 9. Khi hình thành anion, nguyên tử oxygen có xu hướng

A. nhường 1 electron

B. nhận 2 electron

C. nhận 1 electron

C. nhường 2 electron

Câu 10. Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?

A.C2H6

B. CH3OH

C. CO2

D. H2S

................................

................................

................................

Xem thêm đề cương Hóa học 10 Kết nối tri thức có lời giải hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên