Đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo



Bộ đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Hóa 11 Học kì 2.

Đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Hóa 11 Học kì 2 Chân trời sáng tạo theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

I. Giới hạn ôn tập

- Hydrocarbon;

- Dẫn xuất halogen – Alcohol – Phenol;

- Hợp chất carbonyl (aldehyde – ketone);

- Carboxylic acid.

Trong đó:

+ Nội dung nửa đầu học kì II: khoảng 25% (2,5 điểm)

+ Nội dung nửa sau học kì II: khoảng 75% (7,5 điểm)

II. Câu hỏi ôn tập

Phần A. Trắc nghiệm 1 lựa chọn đúng

HỢP CHẤT CARBONYL – CARBOXYLIC ACID

Câu 1. Công thức tổng quát của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO2 (n ≥ 1).

B. CnH2n+2O2 (n ≥ 1).

C. CnH2n-1COOH (n ≥ 1).

D. CnH2nO2 (n ≥ 2).

Quảng cáo

Câu 2. Số đồng phân carboxylic acid có công thức phân tử C4H8O2

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 3. Tên thông thường của CH2=CH-CHO là

A. acetic aldehyde.

B. acrylic aldehyde.

C. benzoic aldehyde.

D. propionic aldehyde.

Câu 4. Cho hợp chất carbonyl có công thức cấu tạo sau:

Đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

Tên theo danh pháp thay thế của hợp chất carbonyl đó là

A. 2-methylbutan -3-one.

B. 3-methylbutan-2-one.

Quảng cáo

C. 3-methylbutan-2-ol.

D. 1,1-dimethypropan-2-one 

Câu 5. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ?

A. C2H5OH.

B. C3H5(OH)3.

C. CH3COOH.

D. CH3CHO.

Câu 6. Cho lá zinc mỏng vào ống nghiệm đựng 2 mL dung dịch chất X, thấy lá kẽm tan dần và có khí thoát ra. Chất X là

A. glycerol.

B. ethyl alcohol.

C. saccarose.

D. acetic acid.

Quảng cáo

Câu 7. Khử CH3COCH3 bằng LiAlH4 thu được sản phẩm là

A. ethanal.

B. acetone.

C. propan-1-ol.

D. propan-2-ol.

Câu 8. Cho phản ứng hóa học: CH3CHO + Br2 + H2O →

Sản phẩm hữu cơ của phản ứng trên là

A. HCOOH.

B. CH3COOH.

C. CH3CH2OH.

D. CH3COCH3.

Câu 9. Hợp chất X có công thức cấu tạo: (CH3)2CHCH2COOH. Tên của X là

A. 2 – methylpropanoic acid.

B. 2 – methylbutanoic acid.

C. 3 – methylbutanoic acid.

D. 3 – methylbutan – 1 – oic acid.

Câu 10. Khi uống rượu có lẫn methanol, methanol có trong rượu được chuyển hóa ở gan tạo thành formic acid gây ngộ độc cho cơ thể, làm suy giảm thị lực và có thể gây mù. Formic acid có công thức cấu tạo là

A. CH3OH.

B. HCHO.

C. HCOOH.

D. CH3COOH.

................................

................................

................................

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

năm 2025

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

A. TRẮC NGHIỆM

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Dãy các alkane được sắp xếp theo thứ tự tăng dần phân tử khối là

A. hexane, heptane, propane, methane, ethane.

B. methane, ethane, propane, hexane, heptane.

C. heptane, hexane, propane, ethane, methane.

D. methane, ethane, propane, heptane, hexane.

Câu 2. Alkene là các hydrocarbon không no, mạch hở, có công thức chung là

A. CnH2n+2 (n ≥ 1).

B. CnH2n (n ≥ 2).

C. CnH2n (n ≥ 3).

D. CnH2n-2 (n ≥ 2).

Câu 3. Alkyne là những hydrocarbon có đặc điểm:

A. không no, mạch hở, có một liên kết ba C≡C.

B. không no, mạch vòng, có một liên kết đôi C=C.

C. không no, mạch hở, có một liên kết đôi C=C.

D. không no, mạch hở, có hai liên kết ba C≡C.

Câu 4. Công thức phân tử nào sau đây có thể là công thức của hợp chất thuộc dãy đồng đẳng của benzene?

A. C8H16.

B. C8H14.

C. C8H12.

D. C8H10.

Câu 5. Cho 3,12 gam alkyne X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, t°), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hydrocarbon. Công thức phân tử của X là

A. C2H2.

B. C5H8.

C. C4H6.

D. C3H4.

Câu 6. Chất nào sau đây không phải dẫn xuất halogen của hydrocarbon?

A. CH3CH2Cl.

B. CH2=CHBr.

C. ClCH2COOH.

D. CF3CH2Cl.

Câu 7. Công thức tổng quát của dẫn xuất monochloro no, mạch hở là

A. CnH2n-5Cl.

B. CnH2n-3Cl.

C. CnH2n-1Cl.

D. CnH2n+1Cl.

Câu 8. Chất nào sau đây thuộc loại alcohol no, đơn chức, mạch hở?

A. HCHO.

B. C2H4(OH)2.

C. CH2=CHCH2OH.

D. C2H5OH.

Câu 9. Tên thay thế của alcohol có công thức cấu tạo:

Đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

A. isobutan-2-ol.

B. 2-methylbutan-2-ol.

C. 3-methylbutan-2-ol.

D. 2-methylbutan-3-ol.

Câu 10. Cho 3,7 gam một alcohol X no, đơn chức, mạch hở tác dụng với Na dư, thấy có 0,61975 lít khí thoát ra (đkc). Công thức phân tử của X là

A. C2H6O.

B. C3H8O.

C. C4H8O.

D. C4H10O.

Câu 11. Trong các chất sau, chất nào thuộc loại phenol?

A. Đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo.

B. Đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo.

C. Đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo.

D. Đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo.

Câu 12. Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?

A. Phenol.

B. Ethanol.

C. Toluene.

D. Glyxerol.

Câu 13. Hợp chất thơm X có công thức phân tử C7H8O3. Cứ 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 100 mL NaOH 2 M. Mặt khác, nếu cho 0,02 mol X phản ứng với lượng dư Na thì thu được 743,7 mL H2 (ở đkc). Công thức cấu tạo của X là

A. HOCH2-C6H3(OH)2.

B. HOCH2-C6H4-OH.

C. HO-C6H3(CH2OH)2.

D. C6H3(OH)3.

Câu 14. Trong những cặp chất sau đây, cặp chất nào thuộc loại hợp chất carbonyl?

A. CH3OH, C2H5OH.

B. C6H5OH, C6H5CH2OH.

C. CH3CHO, CH3OCH3.

D. CH3CHO, CH3COCH3.

Câu 15. Công thức cấu tạo thu gọn của formic aldehyde là

A. OHC-CHO.

B. CH3-CHO.

C. HCHO.

D. CH2=CH-CHO.

Câu 16. Khử CH3COCH3 bằng LiAlH4 thu được sản phẩm là

A. ethanal.

B. acetone.

C. propan-1-ol.

D. propan-2-ol.

Câu 17. Công thức phân tử của formic acid là

A. CH2O2.

B. C2H6O2.

C. C2H4O2.

D. CH4O.

Câu 18. Vị chua của giấm là do chứa

A. acetic acid.

B. salicylic acid.

C. oxalic acid.

D. citric acid.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)

Câu 1. Cho công thức cấu tạo sau:

Đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

a) Hợp chất trên có công thức phân tử là: C5H10.

b) Hợp chất trên có đồng phân hình học do có liên kết đôi.

c) Tên gọi của hợp chất này là: 2 – methylbut – 2 – ene.

d) Ở điều kiện thường, hợp chất này ở thể lỏng.

Câu 2. Hợp chất X chứa vòng benzene có công thức phân tử là C8H8O2. Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH theo sơ đồ phản ứng sau: X + 2NaOH → Y +2H2O.

Cho các phát biểu sau:

a) X có 5 liên kết pi trong phân tử.

b) Y là alcohol đa chức.

c) Trong phân tử Y có 6 nguyên tử hydrogen.

d) X có khả năng làm mất màu dung dịch bromine.

Câu 3. Biểu đồ dưới đây biểu diễn nhiệt độ sôi (°C) của một số loại dẫn xuất halogen:

Đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

a) Trong điều kiện thường (25 °C, 1 bar) CH3F ở thể khí.

b) Với các dẫn xuất cùng loại halogen, nhiệt độ sôi tăng dần từ gốc methyl đến pentyl.

c) Với các dẫn xuất halogen cùng gốc alkyl, nhiệt độ sôi tăng từ dẫn xuất fluorine đến dẫn xuất iodine.

d) Trong dẫn xuất halogen, tương tác van der Waals càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

Câu 4. Aspirin được sử dụng để hạ sốt và giảm đau nhẹ đến trung bình do tình trạng đau nhức cơ, răng, cảm lạnh đau đầu và sưng tấy do viêm khớp.

Aspirin có công thức cấu tạo như sau:

Đề cương ôn tập Học kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

a. Aspirin là hợp chất đa chức.

b. Aspirin có 1 nhóm – OH alcohol.

c. Oxygen chiếm khoảng 35,6% khối lượng aspirin.

d. Công thức phân tử của asprin là C9H8O4.

PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Giấm ăn được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm, có chứa acetic acid với hàm lượng 4 – 8% về thể tích. Một chai giấm ăn thể tích 500 mL có hàm lượng acetic acid là 5%, thể tích acetic acid có trong chai giấm ăn đó là bao nhiêu?

Câu 2. Tiến hành chuẩn độ acetic acid bằng dung dịch sodium hydroxide 0,15 M. Sau khi thực hiện thí nghiệm chuẩn độ này 3 lần, thu được bảng dưới đây:

Số lần

Thể tích acetic acid (mL)

Thể tích dung dịch NaOH cần dùng (mL)

1

6,0

20,0

2

6,0

19,9

3

6,0

20,0

Nồng độ mol của acetic acid là bao nhiêu?

Câu 3. Khi đun nóng hỗn hợp alcohol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ether thu được tối đa là bao nhiêu?

Câu 4. Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2-chloro-3-methyl butane là gì?

Câu 5. Vì sao các hợp chất carbonyl mạch ngắn như formandehyde, acetandehyde, acetone lại tan tốt trong nước?

Câu 6. Gas, nhiên liệu phổ biến hiện nay có thành phần chính là propane và butane. Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg một loại gas là khoảng 50 400 kJ. Biết để làm nóng 1 kg nước lên 1 độ thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4 200 J. Để đun sôi 30 kg nước từ nhiệt độ 20oC cần cung cấp bao nhiêu kJ nhiệt?

B. TỰ LUẬN

Bài 1. Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng bạc bằng cách lấy 50 mL dung dịch CH3CHO 1M phản ứng với thuốc thử Tollens dư. Sau khi kết thúc phản ứng, bình phản ứng có một lớp bạc sáng bóng bám vào thành bình. Loại bỏ hóa chất trong bình rồi tráng bằng nước cất, sấy khô, khối lượng bình tăng m gam so với ban đầu. Tính m biết hiệu suất tráng bạc là 75% vào chỉ 60% lượng bạc tạo thành bám vào thành bình, phần còn lại ở dạng kết tủa bột màu đen.

Bài 2: Tính lượng glucose cần lên men để sản xuất 100 L cồn y tế 70o, biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%, khối lượng riêng của ethanol là 0,789 g/mL.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Hóa học 11 Chân trời sáng tạo có lời giải hay khác:

Để học tốt lớp 11 các môn học sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học