3 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 12 Cánh diều (có đáp án, cấu trúc mới)

Với bộ 3 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 12 Cánh diều năm 2025 theo cấu trúc mới có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Lịch Sử 12 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 Lịch Sử 12.

3 Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 12 Cánh diều (có đáp án, cấu trúc mới)

Xem thử

Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 12 Cánh diều theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

năm 2025

Môn: Lịch Sử 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (3,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Năm 1975, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch nào sau đây?

A. Hồ Chí Minh.

B. Ấp Bắc.

C. Vạn Tường.

D. Đường 9-Nam Lào.

Câu 2. Một trong những hành động thực thi chủ quyền của Chính phủ Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là

A. đưa lực lượng ra thực thi chủ quyền.

B. xây dựng các sân bay quốc tế lớn.

C. đã xây dựng nhiều căn cứ quân sự.

D. cho Mỹ thuê lại các bến cảng ở đảo.

Quảng cáo

Câu 3. Địa bàn nào sau đây của Việt Nam là mục tiêu tấn công quy môn lớn của lực lượng Khơ-me đỏ (năm 1978)?

A. Tây Ninh.

B. Hà Giang.

C. Cao Bằng.

D. Thái Nguyên.

Câu 4. Nguyên chủ quan quyết định thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới năm 1979 là

A. quân đội Trung Quốc còn yếu.

B. truyền thống dân tộc, yêu nước.

C. sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế.

D. đoàn kết ba nước Đông Dương.

Câu 5. Trọng tâm của đường lối Đổi mới mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra năm 1986 là

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hóa.

D. tư tưởng.

Quảng cáo

Câu 6. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định nội dung nào sau đây là quốc sách hàng đầu?

A. Khoa học, giáo dục.

B. Giáo dục và đào tạo.

C. An ninh, quốc phòng.

D. Kinh tế và chính trị.

Câu 7. Một trong những tổ chức Việt Nam đã gia nhập từ sau năm 1986 đến nay là

A. SEV.

B. NATO.

C. ASEAN.

D. SEATO.

Câu 8. Một trong những tổ chức cách mạng được Nguyễn Ái Quốc thành lập trong thời gian hoạt động ở nước ngoài là

A. hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925).

B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn (1929).

C. mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh (1941).

D. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (1944).

Quảng cáo

Câu 9. Vì sao đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc phải tiến hành triệu tập hội nghị để hợp nhất các tổ chức cộng sản?

A. Cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ chia rẽ.

B. Sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Quốc tế cộng sản.

C. Yêu cầu thiết tha của nhân dân ba nước Đông Dương.

D. Các tổ chức cộng sản đã yêu cầu tiến hành hợp nhất.

Câu 10. Năm 1941, địa điểm nào sau đây được Nguyễn Ái Quốc lựa chọn làm căn cứ địa đầu tiên của cách mạng Việt Nam?

A. Cao Bằng.

B. Lạng Sơn.

C. Phú Thọ.

D. Yên Bái.

Câu 11. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là

A. gửi Bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai (6/1919).

B. đọc Luận cương của Lê-nin in trên báo Nhân Đạo (7/1920).

C. bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (12/1920).

D. sáng lập ra hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1921).

Câu 12. Nguyễn Ai Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong sự kiện nào?

A. Tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921).

B. Tham dự và gửi yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).

C. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (1924).

D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (4,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 16. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 13. Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. Với hơn một triệu quân bao gồm quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu, đế quốc Mỹ đã mở hai cuộc phản công chiến lược qua hai mùa khô nhằm mục tiêu chủ yếu tìm diệt quân chủ lực của ta, hòng đánh bại cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam. Tuy nhiên, đến giữa cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai do bị thua to trong Chiến dịch Gianxơn Xity và bị thất bại trên chiến trường Trị - Thiên, Mỹ đã phải chuyển sang thực hiện chiến lược hai gọng kìm nhằm “vừa tìm diệt, vừa bình định”, để đề phòng quân Bắc Việt đánh lớn ngay trong mùa mưa năm 1967. Thực tế cho thấy sự bị động phòng ngự về chiến lược và thụt lùi về chiến lược của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam”.

(Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Trung ương cục, tháng 5 năm 1967, Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 28, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004)

a) Đoạn tư liệu trên phản ánh những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt.

b) Mỹ đã huy động một lực lượng lớn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn để giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Nam.

c) Việc Mỹ đưa quân viễn chinh đến tham chiến trực tiếp tại miền Nam đã mở ra thời kì “Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam.

d) Mặc dù đang ở nấc thang cao nhất của cuộc chiến nhưng diễn biến chiến trường cho thấy sự bế tắc của quân đội Mỹ và tay sai.

Câu 14.  Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã không gây xáo trộn về xã hội, đổ vỡ về chính trị như các cuộc cải tổ, cải cách ở các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô trước đây. Con đường phát triển hợp quy luật đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Nét nổi bật của Việt Nam là từ một nước trì trệ, nghèo nàn và tăng trưởng thấp, tích lũy phần lớn nhờ vào vay mượn bên ngoài, đến năm 2000, đã trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, từng bước xác lập được vai trò và vị thế của mình trong hội nhập khu vực và quốc tế”.

(Nguyễn Ngọc Mão (chủ biên), Lịch sử Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000, Tập 15, Nxb Khoa học Xã hội, tr.421)

a) Nhờ tiến hành đổi mới đất nước, Việt Nam đã trở thành một nước phát triển và có đóng góp lớn trong khu vực Đông Nam Á.

b) Việt Nam đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

c) Trong quá trình đổi mới, Việt Nam chú trọng xây dựng nền kinh tế thị trường tự do, loại bỏ sự can thiệp, điều tiết của nhà nước.

d) Việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi về định hướng phát triển và chế độ chính trị - xã hội ở Việt Nam.

Câu 15. Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Họ [những thanh niên trong phong trào Đông Du] đến Nhật Bản với một tinh thần thực sự cầu thị nhằm học hỏi những kinh nghiệm quý giá về sự thành công của Nhật Bản duy tân để trở về đánh Pháp, khôi phục Việt Nam, giành lại độc lập cho nước nhà. Với sự giúp đỡ của nhân dân Nhật Bản, những thanh niên ưu tú Việt Nam lần lượt được thu xếp vào học tại các trường quân sự, chính trị, khoa học, kỹ thuật, văn hoá ở Nhật Bản”.

(Hoàng Văn Hiển, Tiếp cận Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam - Một cách nhìn, Nxb Chính trị Quốc gia, 2009, tr.52)

a) Năm 1905, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cùng nhiều sĩ phu yêu nước khác đã tổ chức phong trào Đông Du.

b) Việc tổ chức phong trào Đông Du cho thấy: Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách.

c) Phong trào Đông Du đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người Nhật tiến bộ.

d) Thông qua các hoạt động thực tiễn của phong trào Đông Du, Phan Bội Châu đã xác lập được mối quan hệ gắn bó giữa Việt Nam với chính quyền Nhật Bản.

Câu 16. Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Với các giải pháp linh hoạt, lúc thì chủ trương "Hoa - Việt thân thiện”, hoà với Tưởng để hạn chế hành động chống phá cách mạng Việt Nam của chúng và để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp; lúc thì hoà hoãn với Pháp để đẩy quân Tưởng về nước, thực hiện chủ trương “hoà để tiến”. Đây là những mẫu mực về sự mềm dẻo trong sách lược và nghệ thuật lợi dụng mâu thuẫn giữa các thế lực thủ địch, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế hiểm nghèo".

(Đinh Xuân Lý (2013), Đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (1945 - 2012), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.33)

a) Việt Nam đã thực hiện chủ trương hoà để tiến với Trung Hoa Dân quốc để đuổi chúng về nước.

b) Nội dung đoạn tư liệu trên phản ánh chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám.

c) Pháp là kẻ thù nguy hiểm nhất đối với Việt Nam. Vì vậy, để đối phó với thực dân Pháp, Việt Nam luôn kiên trì theo đuổi giải pháp xung đột quân sự.

d) Theo đoạn tư liệu, Việt Nam phải sử dụng linh hoạt các giải pháp ngoại giao để đấu tranh với từng kẻ thù trong từng thời điểm để bảo vệ độc lập dân tộc.

PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

a) Nêu những bài học kinh nghiệm của công cuộc Đối mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

b) Lựa chọn và phân tích một bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) mà anh/ chị tâm đắc nhất.

Câu 2 (1,0 điểm):

a) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh "sống mãi" trong lòng nhân dân Việt Nam?

b) Liên hệ thực tế và nêu tối thiểu 02 hình thức thể hiện sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (3,0 điểm)

Từ câu 1 đến câu 12: mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

A

A

B

A

B

C

A

A

A

B

A

1.2. Trắc nghiệm đúng – sai (4,0 điểm)

Từ câu 13 đến câu 16: mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

 

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Câu 12

Sai

Sai

Đúng

Đúng

Câu 14

Sai

Đúng

Sai

Sai

Câu 15

Sai

Sai

Đúng

Sai

Câu 16

Sai

Đúng

Sai

Đúng

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

 

Nội dung

Điểm

1

a) Nêu những bài học kinh nghiệm của công cuộc Đối mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

b) Lựa chọn và phân tích một bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) mà anh/ chị tâm đắc nhất.

2,0

♦ Yêu cầu a) Bài học kinh nghiệm:

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.

- Kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

1,0

♦ Yêu cầu b) Lựa chọn và phân tích

- HS trình bày quan điểm cá nhân.

- Lưu ý:

+ HS nêu được bài học kinh nghiệm mà bản thân tâm đắc nhất => được 0.25 điểm.

+ HS phân tích được (ngắn gọn) các luận điểm => được 0.5 điểm.

+ HS nêu được ví dụ minh họa cho việc vận dụng bài học kinh nghiệm đó => được 0.25 điểm.

1,0

2

a) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh "sống mãi" trong lòng nhân dân Việt Nam?

b) Liên hệ thực tế và nêu tối thiểu 02 hình thức thể hiện sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

1,0

♦ Yêu cầu a) Chủ tịch Hồ Chí Minh "sống mãi" trong lòng dân tộc Việt Nam, vì:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ người dân Việt Nam học tập và noi theo, đồng thời để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những giá trị về tư tưởng, văn hoá.

0,5

♦ Yêu cầu b) Một số hình thức thể hiện sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Xây dựng công trình tưởng niệm, như: bảo tàng, nhà lưu niệm, khu di tích,…

- Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học, nghệ thuật. Ví dụ: bài thơ Người đi tìm hình của nước (tác giả: Chế Lan Viên),…

* Lưu ý:

- HS có thể đưa ra những phương án trả lời khác, nhưng cần đảm bảo tính chính xác.

- GV linh hoạt trong quá trình chấm bài.

0,5

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Lịch Sử 12 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Lịch Sử 12 Cánh diều có đáp án hay khác:

Để học tốt lớp 12 các môn học sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học