10 Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Với bộ 10 đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Tiếng Việt lớp 4 của các trường Tiểu học trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 4 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4.

10 Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cái răng khểnh” (trang 9) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Cánh diều)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Khi nghe bạn nhỏ giải thích người bố đã nói gì?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

“ÔNG LÃO ĂN MÀY” NHÂN HẬU

Người ta gọi ông là “Ông lão ăn mày” vì ông nghèo và không nhà cửa. Thực ra, ông chưa hề chìa tay xin ai thứ gì.

Có lẽ ông chưa ngoài 70 tuổi nhưng công việc khó nhọc, sự đói rét đã làm ông già hơn ngày tháng. Lưng ông hơi còng, tóc ông mới bạc quá nửa nhưng đôi má hóp, chân tay khô đét và đen sạm. Riêng đôi mắt vẫn còn tinh sáng. Ông thường ngồi đan rổ rá trước cửa nhà tôi. Chỗ ông ngồi đan, đố ai tìm thấy một nút lạt, một cọng tre, một sợi mây nhỏ.

Quảng cáo

Một hôm, trời đang ấm bỗng nổi rét. Vừa đến cửa trường, thấy học trò tụ tập bàn tán xôn xao, tôi hỏi họ và được biết: dưới mái hiên trường có người chết.

Tôi hồi hộp nghĩ: “Hay là ông lão…”. Đến nơi, tôi thấy ngay một chiếc chiếu cuốn tròn, gồ lên. Tôi hỏi một thầy giáo cùng trường:

– Có phải ông cụ vẫn đan rổ rá phải không?

– Phải đấy! Ông cụ khái tính đáo để! Tuy già yếu, nghèo đói, ông cụ vẫn tự kiếm ăn, không thèm đi xin.

Chiều hôm sau, lúc tan trường, tôi gặp một cậu bé trạc mười tuổi, gầy gò, mặc chiếc áo cũ rách, ngồi bưng mặt khóc ở đúng chỗ ông lão mất đêm kia.

Tôi ngạc nhiên, hỏi:

– Sao cháu ngồi khóc ở đây?

– Bố mẹ cháu chết cả. Cháu đi đánh giầy vẫn được ông cụ ở đây cho ăn, cho ngủ. Cháu bị lạc mấy hôm, bây giờ về không thấy ông đâu…

Cậu bé thổn thức mãi mới nói được mấy câu. Tôi muốn báo cho cậu biết ông cụ đã chết nhưng sự thương cảm làm tôi nghẹn lời.

(Theo Nguyễn Khắc Mẫn)

10 Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Quảng cáo

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng hai chi tiết cho thấy cậu bé đánh giày là một người sống có tình có nghĩa? (0,5 điểm)

A. Ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất; thổn thức mãi mới nói được mấy câu.

B. Thổn thức mãi mới nói được mấy câu; đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn.

C. Đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn; ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất.

D. Đi đánh giày bị lạc vẫn cố gắng tìm về khi nghe tin ông cụ mất.

Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các chi tiết cho thấy “Ông lão ăn mày” là người có lòng tự trọng và biết thương người? (0,5 điểm)

A. Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; tự làm việc để kiếm ăn, không đi xin người khác; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ.

B. Chưa hề chìa tay xin ai thứ gì; ngồi đan rổ rá để kiếm sống; sống cùng với cậu bé đánh giày dưới mái hiên trường.

C. Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ; chết trong tấm chiếu cuốn tròn ở dưới mái hiên.

D. Dù chết đói cũng không chìa tay xin ai thứ gì.

Câu 3. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện trên? (0,5 điểm)

A. Chết vinh còn hơn sống nhục.

B. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

C. Cây ngay không sợ chết đứng.

D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Quảng cáo

Câu 4. Em hãy tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói:

“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................

Câu 5. Em hãy tìm ra những sự vật được nhân hóa trong câu dưới đây và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào? (1 điểm)

Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

(Truyện Ngụ ngôn)

................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................

Câu 6. Em hãy tìm các danh từ có trong câu sau: (1 điểm)

Xóm Bờ Giậu quanh năm vắng vẻ bỗng có thêm người tới định cư: cô hoa cúc áo.

................................................................................................ ................................................................................................

Câu 7. Đặt câu: (1,5 điểm)

a) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên người.

................................................................................................ ................................................................................................

b) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên địa phương.

................................................................................................ ................................................................................................

c) Đặt câu có chứa danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.

................................................................................................ ................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

ĐIỀU DIỆU KÌ

(Trích)

Tớ bỗng phát hiện ra

Trong vườn hoa của mẹ 

Lung linh màu sắc thế

Từng bông hoa tươi xinh.

 

Cũng giống như chúng mình

Ai cũng đều đáng mến

Và khi giọng hòa quyện 

Dàn đồng ca vang lừng.

(Huỳnh Mai Liên)

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện “Cái răng khểnh”.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi: Khi nghe bạn nhỏ giải thích người bố đã nói: “Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với các bạn. Đáng lí con phải tự hào chứ. Mỗi người có một nét riêng. Hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.”

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

A. Ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất; thổn thức mãi mới nói được mấy câu.

Câu 2. (0,5 điểm)

A. Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; tự làm việc để kiếm ăn, không đi xin người khác; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ.

Câu 3. (0,5 điểm)

D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 4. (1 điểm)

- Lời nói trực tiếp là: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

Câu 5. (1 điểm)

- Những sự vật được nhân hóa: miệng, tai, mắt, chân, tay.

- Những sự vật trên được nhân hóa bằng cách: lấy những từ ngữ gọi người để gọi vật.

Câu 6. (1 điểm)

- Các danh từ: Xóm, Bờ Giậu, năm, người, cô, hoa cúc áo.

Câu 7. (1,5 điểm)

a) Chị gái của em tên là Mi.

b) Em rất thích sống ở thủ đô Hà Nội.

c) Lúc chiều, trời bỗng đổ cơn mưa lớn.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

 - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện “Cái răng khểnh”, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Giới thiệu về câu chuyện và nhân vật mà em muốn kể: nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện “Cái răng khểnh”.

Triển khai:

- Nêu khái quát về nhân vật đó: Bạn nhỏ có chiếc răng khểnh vì vậy luôn tự ti về ngoại hình của chính mình.

- Đặc điểm tính cách của nhân vật đó: (1) Trước đây, chiếc răng khểnh đó là điều khiến bạn nhỏ luôn tự ti về ngoại hình của chính mình. (2) Tuy nhiên, khi được tâm sự cùng bố, cậu bé đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình. Cậu bé hiểu được rằng, chiếc răng khểnh đó chính là nét riêng của cậu.

Kết thúc

- Bài học rút ra từ nhân vật đó: Cần tự tin vào bản thân, bên cạnh đó cũng cần tôn trọng, không nên chê bai, chế giễu ngoại hình của người khác.

Bài làm tham khảo

Đọc câu chuyện “Chiếc răng khểnh”, em rất thích nhân vật bạn nhỏ có chiếc răng khểnh. Trước đây, chiếc răng khểnh đó là điều khiến bạn nhỏ luôn tự ti về ngoại hình của chính mình. Vì xung quanh cậu chẳng có ai có răng khểnh cả. Đã vậy, bạn bè còn thường trêu rằng chiếc răng đó là sản phẩm của việc cậu bé lười đánh răng. Điều đó làm cậu bé hết sức buồn tủi. Tuy nhiên, khi được tâm sự cùng bố, cậu bé đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình. Cậu bé hiểu được rằng, chiếc răng khểnh đó chính là nét riêng của cậu, là bí mật nhỏ mà chỉ cậu mới có. Nó giúp cậu trở thành đặc biệt, trở thành duy nhất giữa rất nhiều cậu bé ngoài kia. Từ hôm đó, cậu bạn nhỏ không còn tự ti về nét riêng của bản thân mình nữa. Cậu còn đem bí mật ấy chia sẻ với cô giáo của mình. Như vậy là cậu đã có thêm một người cùng giữ bí mật nhỏ rồi. Chi tiết ấy cho thấy cậu bé đã hoàn toàn gạt bỏ được sự ti trước đây, chính thức hòa nhập với mọi người bằng nét riêng của mình. Cậu bé ấy khiến em hiểu ra cần phải tự tin vào bản thân, đồng thời cũng cần tôn trọng, không nên chê bai, chế giễu ngoại hình của người khác.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 4 Cánh diều có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên