10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Với bộ 10 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Tiếng Việt lớp 4 của các trường Tiểu học trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 4 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4.

10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Người thu gió” (trang 57) Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Cánh diều)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao nhiều trường đại học của Mỹ khuyến khích sinh viên đọc cuốn sách viết về Uy-li-am?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

BA CON BÚP BÊ ĐẦU TIÊN

Ngày đó, gia đình tôi còn rất nghèo. Ba làm thợ mộc, mẹ làm ở vườn ươm, nuôi anh trai tôi đi học và tôi – một con bé lên năm tuổi.

Anh em tôi không có nhiều đồ chơi: vài mẩu đồ gỗ ba cho để xếp hình, mấy lọn tơ rối làm tóc giả để chơi biểu diễn thời trang mẹ xin ở xưởng. Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên, có cả những con búp bê. Lúc nào tôi cũng mong ước có được một con búp bê như thế. Một hôm cha tôi bảo:

Quảng cáo

– Hôm nay là ngày Nô-en, trước khi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô-en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật.

Sáng hôm sau, tôi hét toáng lên sung sướng khi thấy trong chiếc tất tôi treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê: một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. Có một mẩu giấy nhỏ rơi ra từ em búp bê trai và anh tôi đã đọc cho tôi nghe những lời như sau:

“Bé Giang thân mến!

Dù cháu chỉ xin ông một con búp bê nhưng vì cháu là một em bé ngoan nên ông đã cho cháu một gia đình búp bê. Hãy luôn ngoan và hiếu thảo cháu nhé!

Ông già Nô-en”

Mười lăm năm sau, tôi đã lớn khôn, đã trưởng thành. Anh tôi cho tôi biết sự thật về sự ra đời của những con búp bê.

Thì ra chẳng có một ông già Nô-en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba ông già Nô-en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi. Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ cần mẫn chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi…

Quảng cáo

 Những ông già Nô-en của con ơi, con thương mọi người nhiều lắm!

(Theo Nguyễn Thị Trà Giang)

10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Câu 1. Bạn nhỏ đã nhận được gì? (0,5 điểm)

A. Một con búp bê thật xinh.

B. Một gia đình búp bê.

C. Một chiếc tất chứa đầy đồ chơi đẹp.

D. Hai con búp bê.

Câu 2. Ai đã gửi món quà cho bạn nhỏ? (0,5 điểm)

A. Bố mẹ.

B. Bố, mẹ và anh trai.

C. Ông già Nô-en.

D. Những ông già Nô-en.

Quảng cáo

Câu 3. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (0,5 điểm)

A. Muốn được quà Nô-en hãy cầu nguyện xin ông gia Nô-en.

B. Muốn được quà Nô-en hãy là một người con ngoan hiếu thảo.

C. Thật là hạnh phúc khi được sống trong sự quan tâm, yêu thương của mọi người trong gia đình.

D. Hãy đặt chiếc tất ở đầu giường để nhận được quà từ ông già Nô-en.

Câu 4. Em hãy gạch chân dưới các động từ trong câu sau: (1 điểm)

Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, hoa hồng và thanh kiếm bèn nhờ ông phân xử.

Câu 5. Em hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn sau: (1 điểm)

Chim én chao lượn từng đàn. Đây đó, trên cánh đồng đã xuất hiện những chú cò trắng phau phau nổi bật trên nền lúa xuân đang thì con gái. Tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca làm cho đất trời thêm sinh khí. Cánh đồng làng mùa xuân thật đẹp!

................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................

Câu 6. Gạch chân vào chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây: (1 điểm)

Vì đam mê thám hiểm, Y-éc-xanh sớm rời khỏi nước Pháp. Nhờ có ông, vùng đất cao nguyên Lâm Đồng đã được khám phá.

Câu 7. Tìm danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên, con vật, cây cối trong đoạn thơ sau: (1,5 điểm)

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ

Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

(Anh Thơ)

Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

Danh từ chỉ con vật

Danh từ chỉ cây cối

 

 

 

 

 

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

VẼ MÀU

(Trích)

Màu đỏ cánh hoa hồng

Nhuộm bừng cho đôi má

Còn màu xanh chiếc lá

Làm mát những rặng cây.

 

Bình minh treo trên mây

Thả nắng vàng xuống đất

Gió mang theo hương ngát

Cho ong giỏ mật đầy.

Bảo Ngọc

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật cậu bé Chôm trong câu chuyện “Những hạt thóc giống”.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.

- Trả lời câu hỏi: Nhiều trường đại học của Mỹ khuyến khích sinh viên đọc cuốn sách viết về Uy-li-am vì: các trường đại học của Mỹ muốn sinh viên thấy được tinh thần sáng tạo, ham học hỏi, tự tìm tòi của Uy-li-am ngay cả khi không được đi học đầy đủ. Cần thiết các sinh viên phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành chương trình học tốt hơn ở trường học.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

B. Một gia đình búp bê.

Câu 2. (0,5 điểm)

B. Bố, mẹ và anh trai.

Câu 3. (0,5 điểm)

C. Thật là hạnh phúc khi được sống trong sự quan tâm, yêu thương của mọi người trong gia đình.

Câu 4. (1 điểm)  

Bỗng lúc đó một nhà thông thái đi tới, hoa hồng và thanh kiếm bèn nhờ ông phân xử.

Câu 5. (1 điểm)

Câu chủ đề: “Cánh đồng làng mùa xuân thật đẹp!”

Câu 6. (1 điểm)

Vì đam mê thám hiểm, Y-éc-xanh sớm rời khỏi nước Pháp. Nhờ có ông, vùng đất cao nguyên Lâm Đồng đã được khám phá.

Câu 7. (1,5 điểm)

Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

Danh từ chỉ con vật

Danh từ chỉ cây cối

gió, mưa

 

Đàn sáo, bướm, trâu, bò,

cỏ

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

 - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, kể về câu chuyện mà em thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện và nhân vật mà em muốn kể: Cậu bé Chôm trong câu chuyện “Những hạt thóc giống”.

Triển khai:

- Đặc điểm tích cách của nhân vật đó: (1) “Cậu bé Chôm trong câu chuyện “Những hạt thóc giống” là một nhân vật đáng được khâm phục. (2) Chôm là một cậu bé mồ côi, nghèo khổ nhưng lại có phẩm chất tốt đẹp: trung thực, dũng cảm.

- Thể hiện qua chi tiết: (1) Khi nhận được thóc giống từ nhà vua, Chôm đã chăm sóc cẩn thận nhưng thóc vẫn không nảy mầm. (2) Đứng trước vị vua uy quyền, Chôm không hề sợ hãi, cậu đã đưa ra một quyết định dũng cảm: “Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.”. (3) Hành động ấy khiến cho không chỉ người dân và vua cũng vô cùng kinh ngạc.

Kết thúc

- Bài học rút ra từ nhân vật đó.

Bài làm tham khảo

Cậu bé Chôm trong câu chuyện “Những hạt thóc giống” là một nhân vật đáng được khâm phục. Chôm là một cậu bé mồ côi, nghèo khổ nhưng lại có phẩm chất tốt đẹp: trung thực, dũng cảm. Khi nhận được thóc giống từ nhà vua, Chôm đã chăm sóc cẩn thận nhưng thóc vẫn không nảy mầm. Chôm biết rằng nếu không có thóc nộp thì sẽ bị phạt. Đứng trước vị vua uy quyền, Chôm không hề sợ hãi, cậu đã đưa ra một quyết định dũng cảm: “Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.”. Hành động ấy khiến cho không chỉ người dân và vua cũng vô cùng kinh ngạc. Nhờ sự trung thực của mình mà Chôm đã được nhà vua truyền ngôi cho. Câu chuyện về cậu bé Chôm là một bài học quý giá cho em về đức tính trung thực.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 4 Cánh diều có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên