100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 7 chọn lọc (sách mới) | Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo



Bộ 100 Đề thi Lịch Sử & Địa lí 7 năm học 2023 - 2024 sách mới Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử và Địa lí 7.

100 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 7 chọn lọc (sách mới) | Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo

Xem thử Đề Sử-Địa 7 KNTT Xem thử Đề Sử-Địa 7 CTST Xem thử Đề Sử-Địa 7 CD

Chỉ từ 200k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 - Cánh diều

Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 - Chân trời sáng tạo

Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 - Kết nối tri thức

Xem thử Đề Sử-Địa 7 KNTT Xem thử Đề Sử-Địa 7 CTST Xem thử Đề Sử-Địa 7 CD




Lưu trữ: Đề thi Địa Lí 7 (sách cũ)

Đề thi Giữa kì 1 Địa lí 7

Đề thi Học kì 1 Địa lí 7

Đề thi Giữa kì 2 Địa lí 7

Đề thi Học kì 2 Địa lí 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Môn: Địa Lí 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Sự bùng nổ dân số không diễn ra ở các châu lục nào dưới đây?

A. Châu Đại Dương.

B. Bắc Mĩ.

C. Châu Âu.

D. Nam Mĩ.

Câu 2: Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất thế giới?

A. Châu Phi.

B. Châu Đại Dương.

C. Châu Á.

D. Châu Âu.

Câu 3: Dân cư thưa thớt ở khu vực nào dưới đây?

A. Đông Nam Á.

B. Bắc Á.

C. Đông Nam Bra-xin.

D. Tây Âu và Trung Âu.

Câu 4: Đặc điểm bên ngoài nào dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc?

A. màu da.

B. môi.

C. bàn tay.

D. lông mày.

Câu 5: Khí hậu nhiệt đới có đặc trưng nào dưới đây?

A. nhiệt độ cao, thời tiết khô hanh quanh năm.

B. nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ.

C. nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn.

D. nóng ẩm quanh năm, lượng mưa và độ ẩm rất lớn.

Câu 6: Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào dưới đây?

A. Môi trường nhiệt đới.

B. Môi trường ôn đới.

C. Môi trường xích đạo ẩm.

D. Môi trường nhiệt đới gió mùa.

Câu 7: Ở các cao nguyên, thường phổ biến:

A. các đồn điền mía.

B. các đồn điền cao su, cà phê.

C. các đồn điền trồng cây dừa

D. các đồn điền trồng cây hằng năm.

Câu 8: Trong các đồn điền, người ta thường trồng các loại cây nào?

A. Cây lương thực.

B. Cây lấy gỗ sản xuất.

C. Cây hoa màu.

D. Cây công nghiệp dài ngày.

Câu 9: Vấn đề nào cần quan tâm hàng đầu về tài nguyên nước ở các nước đới nóng hiện nay?

A. khô hạn, thiếu nước sản xuất.

B. xâm nhập mặn.

C. thiếu nước sạch.

D. sự cố tràn dầu trên biển.

Câu 10: Châu lục nào được mệnh danh là châu lục nghèo đói nhất thế giới?

A. châu Mĩ.

B. châu Phi.

C. châu đại dương.

D. châu Á.

Phần tự luận

Câu 1(2 điểm). Mật độ dân số là gì? Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng và nhận xét?

Tên nước

Diện tích (km2)

Dân số (triệu người)

Việt Nam

329314

78,7

Trung Quốc

9597000

1273,3

In-đô-nê-xi-a

1919000

206,1

Câu 2(3 điểm). Trình bày ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1:

Sự bùng nổ dân số đang diễn ra ở các châu lục châu Á, châu Phi và Nam Mĩ.

Chọn: A.

Câu 2:

Châu Âu là châu lục có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhấ trong các châu lục. Có nhiều nước ở châu Âu còn có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm.

Chọn: D.

Câu 3:

Dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Bắc Á (phía Bắc Liên Bang Nga), nguyên nhân là do khu vực này hầu như có tuyết bào phải quanh năm, khí hậu khắc nghiệt.

Chọn: B.

Câu 4:

Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là màu da: Môn-gô-lô-it (da vàng), Nê-grô-it (da đen), Ơ-rô-pê-ô-it (da trắng).

Chọn: A.

Câu 5:

Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9), càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài.

Chọn: C.

Câu 6:

Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường môi trường nhiệt đới.

Chọn: A.

Câu 7:

Các đồn điền cao su, cà phê của nước ta phố biến ở dạng địa hình cao nguyên. Ở Việt Nam, cà phê và cao su được trồng nhiều ở các cao nguyên của vùng Tây Nguyên.

Chọn: B.

Câu 8:

Trong các đồn điền, người ta thường trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, điều, ca cao,…

Chọn: D.

Câu 9:

Ở đới nóng, vấn đề cần quan tâm hiện nay về tài nguyên nước là thiếu nước sạch cho đời sống. Hơn 700 triệu người dân đới nóng không được dùng nước sạch, khoảng 80% số người mắc bệnh do thiếu nước sạch.

Chọn: C.

Câu 10:

Châu Phi là châu lục nghèo đói nhất thế giới.

Chọn: B.

Phần tự luận

Câu 1:

- Mật độ dân số là số cư dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ (đơn vị: người/km2). (0,5 điểm)

- Cách tính: Mật độ dân số = dân sô/diện tích (đơn vị: người/km2). (1 điểm)

Với công thức trên, ta tính được mật độ dân số các nước:

+ Việt Nam: 239 người/km2.

+ Trung Quốc: 13 người/km2.

+ In-đô-nê-xi-a: 107 người/km2.

- Nhận xét: Việt Nam có diện tích và dân số ít hơn Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a, nhưng lại có mật độ dân số cao hơn. (0,5 điểm)

Câu 2:

- Thuận lợi:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao trên 20°C và nắng quanh năm làm cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm. (0,5 điểm)

+ Nhiệt ẩm dồi dào tạo điều kiện cho sinh vật sinh trưởng thuận lợi, thực hiện được các biện pháp tăng vụ, gối vụ, xen canh, thâm canh. (0,5 điểm)

+ Sự phân mùa khí hậu làm cho sản phẩm nông nghiệp đa dạng. (0,5 điểm)

- Khó khăn:

+ Nhiệt ẩm dồi dào nên có nhiều dịch bệnh phá hoại mùa màng và vật nuôi. (0,5 điểm)

+ Lượng mưa tập trung vào một mùa dẫn đến lũ lụt, một mùa ít mưa dẫn đến khô hạn, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. (0,5 điểm)

+ Lượng mưa lớn trong điều kiện rừng cây bị phá trụi ở miền núi làm đất đai bị xói mòn. Khô hạn trong mùa khô làm mở rộng hoang mạc hóa đất đai. (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Môn: Địa Lí 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Những khu vực tập trung đông dân cư trên thế giới là:

A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.

B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.

D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là:

A. Công nghiệp và dịch vụ.

B. Nông – lâm – ngư nghiệp.

C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư nghiệp.

D. Dịch vụ và nông – lâm ngư nghiệp.

Câu 3. Ở môi trường xích đạo ẩm có cảnh quan tiêu biểu nào?

A. xa van, cây bụi lá cứng.                            B. rừng lá kim, rừng lá rộng.

C. rừng rậm xanh quanh năm.                        D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao.

Câu 4. Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là:

A. phân hóa theo mùa

B. sông ngòi nhiều nước quanh năm.

C. sông ngòi ít nước quanh năm.

D. chế độ nước sông thất thường.

Câu 5. Thảm thực vật không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa là:

A. rừng cây rụng lá vào mùa khô.

B. đồng cỏ cao nhiệt đới.

C. rừng ngập mặn.

D. rừng rậm xanh quanh năm.

Câu 6. Một hình thức làm lúa ở đồi núi rất độc đáo là:

A. Đốt rừng làm lúa.

B. Lấp bằng thung lũng trồng lúa.

C. Làm ruộng bậc thang.

D. Bơm nước trồng lúa.

Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt là do:

A. công nghệ khai thác khoáng sản lạc hậu.

B. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu.

C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

D. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.

Câu 8. Tại sao dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh?

A. gia tăng dân số tự nhiên ở đô thị lớn.

B. nông dân di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm.

C. chính sách di dân của nhà nước.

D. kinh tế phát triển nên thu hút nhiều lao động trình độ cao.

Câu 9. Các nông sản ở đới ôn hòa biến đổi theo:

A. Vĩ độ            B. Kinh độ            C. Nhiệt độ            D. Lượng mưa.

Câu 10. Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo:

A. Độ cao.            B. Mùa.            C. Chất đất.            D. Vùng.

Phần tự luận

Câu 1 (2 điểm). Trình bày những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết ở Đới ôn Hòa?

Câu 2 (3 điểm).

a) Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?

b) Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?

Đáp án và Thang điểm

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm – mỗi câu tương ứng với 0,5 điểm)

Câu 1. Những khu vực tập trung đông dân cư trên thế giới là Nam Á, Đông Á và Đông Bắc Hoa Kì.

Chọn: D.

Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.

Chọn: A.

Câu 3. Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là rừng rậm xanh quanh năm.

Chọn: C.

Câu 4. Sông ngòi miền núi có chế độ nước theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

Chọn: A.

Câu 5. Môi trường nhiệt đới gió mùa có thảm thực vật đa dạng, gồm có rừng cây rụng lá vào mùa khô, rừng ngập mặn ven biển, đồng cỏ cao nhiệt đới.

Chọn: D.

Câu 6. Ở các vùng núi cao, để hạn chế tình trạng xói mòn và sạt lở đất người dân đã làm ruộng bậc thang để canh tác lúa nước.

Chọn: C.

Câu 7. Tài nguyên và khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt, nguyên nhân chủ yếu do người tăng cường khai thác và xuất khẩu các loại nguyên liệu, nhiên liệu thô.

Chọn: B.

Câu 8. Dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh chủ yếu do nông dân di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm.

Chọn: B.

Câu 9. Các nông sản ở đới ôn hòa biến đổi theo vĩ độ (từ Bắc xuống Nam).

Chọn: A.

Câu 10. Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo độ cao.

Chọn: A.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh: Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, thiếu chỗ ở, thất nghiệp,...   (0,5 điểm)

- Hướng giải quyết: Quy hoạch đô thị theo hướng "phi tập trung" với 3 biện pháp cơ bản:

    + Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.  (0,5 điểm)

    + Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới (từ phía bắc xuống phía nam và phía tây Hoa Kì, từ phía đông sang phía tây ở Trung Quốc,...).  (0,5 điểm)

    + Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn để giảm áp lực dân số cho các đô thị.  (0,5 điểm)

Câu 2.

a) Vì môi trường đới lạnh tương tự như môi trường hoang mạc, thể hiện ở các điểm:

- Rất khô hạn: Lượng mưa dưới 500mm.   (0,5 điểm)

- Khí hậu rất khắc nghiệt: Biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn.   (0,5 điểm)

- Có rất ít người sinh sống, động thực vật nghèo nàn.   (0,5 điểm)

b) Giới thực vật và động vật, đặc biệt là động vật đặc biệt hơn ở các đới khác là về cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt.

- Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh:

    + Chống lạnh chủ động: Có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau.  (0,5 điểm)

    + Chống lạnh thụ động: Ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.  (0,5 điểm)

- Thực vật: Khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.  (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Môn: Địa Lí 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Chủ nhân của châu Mĩ là người thuộc chủng tộc nào?

A. Nê-grô-ít

B. Môn-gô-lô-ít

C. Ơ-rô-pê-ô-ít

D. Ôt-xtra-lo-it

Câu 2: Hệ thống núi Cooc-đi-ê theo hướng nào dưới đây?

A. Đông – Tây.

B. Tây Bắc – Đông Nam.

C. Bắc – Nam.

D. Đông Bắc – Tây Nam.

Câu 3: Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở:

A. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương.

B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương.

C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.

D. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.

Câu 4: Đâu không phải hạn chế của nền nông nghiệp của khu vực Bắc Mỹ?

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Nền nông nghiệp tiến tiến

C. Giá thành cao.

D. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.

Câu 5: Ngành công nghiệp phát triển mạnh ở vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là:

A. Dệt và thực phẩm.

B. Khai thác than, sắt, dầu mỏ.

C. Luyện kim và cơ khí.

D. Điện tử và hàng không vũ trụ.

Câu 6: Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là:

A. Hướng phân bố núi.

B. Tính chất trẻ của núi.

C. Chiều rộng và độ cao của núi.

D. Thứ tự sắp xếp địa hình.

Câu 7: Các đồng bằng Nam Mĩ xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc lần lượt là:

A. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn

B. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.

C. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.

D. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta

Câu 8: Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở:

A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni.

B. Quần đảo Ảng-ti.

C. Eo đất phía tây Trung Mĩ.

D. Miền núi An-đét.

Câu 9: Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về:

A. Sản lượng lúa gạo

B. Doanh thu du lịch

C. Công nghiệp hóa

D. Đô thị hóa

Câu 10: Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ?

A. Các hộ nông dân.

B. Các đại điền chủ.

C. Các hợp tác xã.

D. Các công ti tư bản nước ngoài.

Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm). Trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ?

Câu 2 (2 điểm). Địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ có thuận lợi gì cho việc phát triển nền kinh tế?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1:

Trước khi Côm-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh điêng và người Ê-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it.

Chọn: B.

Câu 2:

Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng Bắc – Nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào sâu trong nội địa.

Chọn: C.

Câu 3:

Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.

Chọn: D.

Câu 4:

Nền nông nghiệp Bắc Mĩ còn nhiều hạn chế. Đó là giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, nhiều phân hóa học và thuốc hóa học, ô nhiễm môi trường,…

Chọn: B.

Câu 5:

Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thể của ngành sản xuất máy móc tự động, điện tử, vi điện tử và hàng không vũ trụ nằm ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.

Chọn: D.

Câu 6:

Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là chiều rộng và độ cao của núi. Hệ thống núi Cooc-di-e có chiều rộng lớn hơn nhưng lại có độ cao thấp hơn dãy An-đét.

Chọn: C.

Câu 7:

Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn là đồng bằng Pam-pa, La-pla-ta và cuối cùng ở phía Bắc là đồng bằng A-ma-dôn.

Chọn: B.

Câu 8:

Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni, do lượng mưa hằng năm rất thấp nên bán hoang mạc ôn đới phát triển.

Chọn: A.

Câu 9:

Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa. Tỉ lệ dân thành thị chiếm khoảng 75% dân số.

Chọn: D.

Câu 10:

Các đại điền chủ là thành phần chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ.

Chọn: B.

Phần tự luận

Câu 1:

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên. (1 điểm)

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. (1 điểm)

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. (1 điểm)

Câu 2:

Địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ có thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế:

- Địa hình đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi. (1 điểm)

- Nhiều khoáng sản thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp khái thác, công nghiệp chế biến. (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Môn: Địa Lí 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Châu lục gồm:

A. Lục địa và các đại dương.

B. Lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh

C. Biển, đại dương

D. Đất liền và các đảo, quần đảo

Câu 2. Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới là do:

A. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió.

B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực nội chí tuyến.

C. Có nhiều hoang mạc rộng bậc nhất thế giới.

D. Có nhiều dạng địa hình đa dạng.

Câu 3. Châu Phi không có cây lâu năm chủ yếu nào?

A. Chè            B. Ca cao            C. Cà phê            D. Cao su

Câu 4. Dân cư Nam Phi chủ yếu thuộc chủng tộc:

A. Ơ-rô-pê-ô-ít, Nê-gro-it và người lai.

B. Ốt-xtra-lô-it, Môn-gô-lô-it và người lai.

C. Nê-gro-it, Ốt-xtra-lô-it và người lai.

D. Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-ít và người lai.

Câu 5. Người da đen châu Phi nhập cư vào châu Mĩ như thế nào?

A. Đi thăm quan du lịch và định cư

B. Bị đưa sang làm nô lệ

C. Sang buôn bán

D. Sang xâm chiếm thuộc địa

Câu 6. Ở Bắc Mĩ chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở:

A. Đồng bằng Bắc Mĩ.

B. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì;

C. Ven vịnh Mê-hi-cô

D. Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì

Câu 7. NAFTA không có thành viên nào?

A. Ca-na-đa            B. Hoa Kì            C. Mê-hi-cô             D. Bra-xin

Câu 8. Diện tích của châu Nam Cực là:

A. 10 triệu km2.            B. 12 triệu km2.            C. 14,1 triệu km2.            D. 15 triệu km2.

Câu 9. Bộ tộc nào là người bản địa của Trung và Nam Mĩ?

A. Người Anh-điêng.

B. Người In-ca.

C. Người A-xơ-tếch.

D. Người Mai-a.

Câu 10. Giec-man là nhóm ngôn ngữ thuộc khu vực nào trên thế giới?

A. Châu Phi            B. Châu Á            C. Châu Âu            D. Châu Mĩ

Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm). Tại sao nói "Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng"?

Câu 2 (2 điểm). Giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì?

Đáp án và Thang điểm

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu 1. Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.

Chọn: B.

Câu 2. Nguyên nhân khiến châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới chủ yếu là do đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và Nam.

Chọn: B.

Câu 3. Ở châu Phi có các cây công nghiệp lâu năm là ca cao, cà phê, cọ dầu, chè, bông.

Chọn: D.

Câu 4. Dân cư Nam Phi chủ yếu là người da đen (Nê-gro-it), người da trắng (Ơ-rô-pê-ô-ít) và người lai.

Chọn: A.

Câu 5. Trong quá trình xâm chiến châu Mĩ, người da trắng đã tàn sát người Anh-điêng và cưỡng bức người da đen từ châu Phi sang làm nô lê, khai phá đất hoang, lập các đồn điền trồng bông, cao su, mía, cà phê,…

Chọn: B.

Câu 6. Chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì và được chuyển về phía đông để vỗ béo trước khi đưa vào lò mổ.

Chọn: D.

Câu 7. NAFTA là viết tắt của Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ gồm có 3 nước thành viên, đó là Ca-na-da, Hoa Kì và Mê-hi-cô.

Chọn: D.

Câu 8. Diện tích của châu Nam Cực là 14,1 triệu km2.

Chọn: C.

Câu 9. Người Anh-điêng là bộ tộc người bản địa của Trung và Nam Mĩ.

Chọn: A.

Câu 10. Các dân tộc châu Âu thuộc nhóm ngôn ngữ Giec-man, La tinh và Xla-vơ.

Chọn: C.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm).

- Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn: Địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người đã có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa. Con người còn vươn tới tầng bình lưu của khí quyển, xuống tới thềm lục địa của các đại dương, lên sao Hỏa, lên Mặt Trăng,...   (1 điểm)

- Thế giới chúng ta đang sống rất đa dạng:

    + Về hành chính: Trên thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về chế độ chính trị - xã hội.  (0,5 điểm)

    + Trong từng vùng lãnh thổ, có nhiều dân tộc khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tiếng nói, văn hóa.  (0,5 điểm)

- Trong các môi trường thiên nhiên, con người có nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ khác nhau, đi cùng với các hình thức tổ chức sản xuất này là các nền văn hóa khác nhau, các trình độ văn minh khác nhau, các quan niệm sống và mức sống khác nhau. Sự tồn tại bên nhau, đan xen vào nhau, trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa trong một thời đại thông tin càng làm tăng thêm tính đa dạng của thế giới.  (1 điểm)

Câu 2 (2 điểm).

Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu, vì:

- Phía tây kinh tuyến 100°T là hệ thông Coóc-đi-e, có các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn.  (1 điểm)

- Phía đông kinh tuyến 100°T là miền đồng bằng trung tâm và miền núi già và sơn nguyên thấp. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.  (1 điểm)

....................................

....................................

....................................

Trên đây là phần tóm tắt một số đề thi trong các bộ đề thi Địa Lí 7 năm học 2023 - 2024 Học kì 1 và Học kì 2, để xem đầy đủ mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi ở trên!

Lưu trữ: Bộ đề thi Địa Lí 7 cũ

Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tuyển tập Đề thi Địa Lí lớp 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 7 và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên