Top 10 Đề thi Học kì 2 GDCD 9 năm 2025 (có đáp án)
Trọn bộ 10 đề thi GDCD 9 Học kì 2 theo cấu trúc mới sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Cuối kì 2 GDCD 9.
Top 10 Đề thi Học kì 2 GDCD 9 năm 2025 (có đáp án)
Xem thử Đề thi CK2 GDCD 9 KNTT Xem thử Đề thi CK2 GDCD 9 CTST Xem thử Đề thi CK2 GDCD 9 CD
Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi GDCD 9 Học kì 2 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thử Đề thi CK2 GDCD 9 KNTT Xem thử Đề thi CK2 GDCD 9 CTST Xem thử Đề thi CK2 GDCD 9 CD
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
năm 2025
Môn: GDCD 9
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1: Sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến là nội dung của:
A. Xác định nhu cầu chính đáng.
B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm.
C. Sử dụng sản phẩm an toàn.
D. Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.
Câu 2 : Biểu hiện của tiêu dùng thông minh là gì?
A. Thấy thích thì mua.
B. Luôn chi tiêu có kế hoạch.
C. Ưu tiên cho nhu cầu của gia đình.
D. Ưu tiên cho nhu cầu cá nhân.
Câu 3 : Điền vào chỗ chấm: “Cuộc sống ngày càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải ... hơn trong các tiêu dùng.”
A. nhạy bén
B. thông minh
C. lanh lợi
D. chớp nhoáng
Câu 4 :Ý nào sau đây thể hiện người tiêu dùng thông minh?
A. Mua được sản phẩm rẻ và số lượng nhiều.
B. Mua được hàng chất lượng cao, nhập ngoại.
C. Mua được sản phẩm có chất lượng.
D. Thể hiện người giàu có, biết cách chi tiêu.
Câu 5 : Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về khái niệm tiêu dùng thông minh?
A. Mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm.
B. Lựa chọn các sản phẩm chất lượng tốt.
C. Lựa chọn sản phẩm phù hợp với cá nhân.
D. Chỉ mua những sản phẩm giá rẻ, chất lượng thấp.
Câu 6 : Nhân vật nào dưới đây chi tiêu không hợp lí?
A. Chị T tăng gia sản xuất để có thêm thu nhập mối tháng.
B. Bạn V cộng tác với báo Hoa học trò để tăng thu nhập.
C. X dùng số tiền tiết kiệm để mua sách vở và đồ dùng học tập.
D. Anh T dùng 2/3 tháng lương để mua đôi giày hàng hiệu.
Câu 7 : Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Trong dịp Tết, bạn M nhận được 1.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà biếu bà nội, mua bộ sách học tiếng Anh, mua một chiếc áo bạn rất thích, trích một phần cho quỹ từ thiện,... Chiều nay, đang ở khu vui chơi với ba người bạn thân, biết M có tiền, các bạn muốn M dùng 600.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn.
Câu hỏi: Nếu là M, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Lảng tránh sang chuyện khác, coi như chưa nghe thấy.
B. Ngay lập tức đồng ý để không làm mất lòng các bạn.
C. Từ chối, lập tức bỏ về nhà, không giải thích gì thêm.
D. Từ chối, giải thích rõ kế hoạch chi tiêu với các bạn.
Câu 8 : Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Chú của bạn B sinh sống và làm việc tại Mỹ. Dịp này về Việt Nam thăm nhà, chú đã cho B một khoản tiền (1 triệu đồng). B dự định dùng số tiền này để đăng kí một khóa học đàn ghi-ta. Sáng chủ nhật, khi tới nhà bạn V chơi, B đã vui vẻ kể lại với V việc mình được chú cho tiền. Thấy vậy, V liền gợi ý: “Cậu có nhiều tiền vậy, hay chúng mình cùng tới rạp xem phim “Vua sư tử” đi”
Câu hỏi: Nếu là B, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Ngay lập tức đồng ý để không làm mất lòng bạn.
B. Lảng tránh sang chuyện khác, coi như chưa nghe thấy.
C. Từ chối, giải thích rõ kế hoạch chi tiêu với các bạn.
D. Từ chối, lập tức bỏ về nhà, không giải thích gì thêm.
Câu 9: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm
A. quan hệ sở hữu tài sản.
B. quyền sở hữu công nghiệp.
C. các quy tắc quản lí của Nhà nước.
D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Câu 10: Vi phạm kỉ luật là hành vị vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ
A. hôn nhân và gia đình
B. nhân thân phi tài sản.
C. chuyển dịch tài sản
D. lao động, công vụ nhà nước.
Câu 11: Hành vi trải pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đên các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm
A. vi phạm kỉ luật.
B. vi phạm pháp luật.
C. vi phạm nội quy.
D. vi phạm điều lệ.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí?
A. Giúp ngăn ngừa, giáo dục, cải tạo đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
B. Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng quy định pháp luật.
C. Củng cố niềm tin của người dân vào tính nghiêm minh của pháp luật.
D. Thúc đẩy các chủ thể tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 13: Hành vi nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. Sản xuất buôn bán hàng giả có giá trị tương đương hàng thật 32 triệu đồng.
B. Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận.
C. Công chức nhà nước thường đi làm trễ giờ.
D. Vi phạm quy định về an toàn giao thông
Câu 14: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P là vi phạm gì?
A. Vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật hình sự.
B. Không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì chưa đủ tuổi.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh.
Câu 15: Các sản phẩm: giống vật nuôi, giống cây trồng mất thuế bao nhiêu phần trăm?
A. 5%.
B. 7%.
C. 9%.
D. Không mất thuế.
Câu 16: Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
A. Từ 1 – 2 năm.
B. Từ 2 – 3 năm.
C. Từ 2 – 5 năm.
D. Từ 2 – 7 năm.
Câu 17: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là?
A. Kinh doanh.
B. Lao động.
C. Sản xuất.
D. Buôn bán.
Câu 18: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc nào sau đây?
A. Chi trả lương cho công chức.
B. Tích luỹ cá nhân.
B. Làm đường xá, cầu cống.
D. Xây dựng trường học công.
Câu 19: Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền tự do kinh doanh?
A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.
C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật
D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
Câu 20: Cửa hàng tạp hoá cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì?
A. Góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
D. Nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (2 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Minh được mẹ cho 500.000 đồng để mua quà sinh nhật cho em trai. Khi đến cửa hàng, Minh phân vân giữa việc mua một món đồ chơi có thương hiệu rõ ràng, có phiếu bảo hành, và một món đồ giống hệt nhưng rẻ hơn, không rõ nguồn gốc.
a. Tiêu dùng thông minh là tiêu dùng tiết kiệm và đúng mục đích.
b. Mua sản phẩm không rõ nguồn gốc vẫn được xem là tiêu dùng thông minh nếu giá rẻ.
c. Minh nên ưu tiên sản phẩm có bảo hành vì đó là một cách đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
d. Tiêu dùng thông minh không chỉ dựa vào giá cả mà còn dựa vào chất lượng, nguồn gốc và sự an toàn.
Câu 22. Bình, học sinh lớp 11, thường xuyên đi xe máy khi chưa đủ tuổi và không có giấy phép lái xe. Một lần, em gây tai nạn khiến người khác bị thương nhẹ.
Hãy đọc các nhận định dưới đây và đánh dấu Đúng (Đ) hoặc Sai (S):
a. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực pháp lý thực hiện.
b. Bình đi xe khi chưa đủ tuổi là vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.
c. Dù chưa đủ 18 tuổi, Bình vẫn có thể chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
d. Việc xử lý vi phạm pháp luật như của Bình thể hiện tính nghiêm minh và răn đe của pháp luật.
Phần III. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 23. Em hãy nêu khái niệm của tiêu dùng thông minh và cho biết việc tiêu dùng thông minh sẽ mang lại những lợi ích nào?
Câu 24. Em hãy đóng vai là người tiêu dùng thông minh để đưa ra lời khuyên cho người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh trong mỗi tình huống sau:
a. Trên mạng xã hội có một quảng cáo về sản phẩm dinh dưỡng có nhiều tác dụng, giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác trên thị trường nhưng không rõ thông tin của nhà sản xuất. Tuy nhiên, chị N vẫn dự định mua sản phẩm này.
b. M đã chọn được một chiếc đồng hồ đeo tay ưng ý, phù hợp. Khi gọi điện hỏi mua, cửa hàng yêu cầu M cung cấp thông tin cá nhân và chuyển khoản thanh toán trước.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
năm 2025
Môn: GDCD 9
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1 : Điền vào chỗ chấm: “Cuộc sống ngày càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải ... hơn trong các tiêu dùng.”
A. nhạy bén
B. thông minh
C. lanh lợi
D. chớp nhoáng
Câu 2 : Biểu hiện của tiêu dùng thông minh là gì?
A. Thấy thích thì mua.
B. Luôn chi tiêu có kế hoạch.
C. Ưu tiên cho nhu cầu của gia đình.
D. Ưu tiên cho nhu cầu cá nhân.
Câu 3 : Có bao nhiêu cách để tiêu dùng thông minh?
A. Hai cách
B. Ba cách
C. Bốn cách
D. Năm cách
Câu 4 : Ý nào dưới đây là cách sử dụng sản phẩm an toàn?
A. Sử dụng theo lời khuyên của những bài viết trên mạng xã hội.
B. Làm theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.
C. Sử dụng theo kinh nghiệm của bản thân.
D. Hàng đã quá hạn sử dụng nhưng không có biểu hiện hư hỏng vẫn dùng được.
Câu 5 : Tại sao phải xác định nhu cầu chính đáng?
A. Mua được đồ dùng cần thiết phù hợp nhu cầu.
B. Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
C. Sử dụng đúng cách sản phẩm.
D. Chọn lọc thông tin chính xác.
Câu 6 : Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh?
A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.
Câu 7 : H rất thích ăn các món ăn chế biến từ hải sản. Một hôm, H và G đi chợ thấy có người bán hộp thịt cua, ghẹ rẻ hơn hẳn mua hàng tươi sống nên H quyết định mua dù không rõ nguồn gốc. Nếu em là G, em sẽ làm gì?
A. Ủng hộ H mua để tiết kiệm tiền.
B. Để cho H mua nhưng mình sẽ không ăn.
C. Gọi cho mẹ H để báo rằng H mua đồ ăn không rõ nguồn gốc.
D. Ngăn H mua vì thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Câu 8 : Một người bạn thân của T gửi thông tin về loại điện thoại mới ra và được giảm giá 30%. Trong khi đó, T cũng rất thích nhưng lại đang dành tiền mua máy tính mới để học. Theo em, T nên làm thế nào?
A. Đồng ý mua điện thoại mới vì được giảm giá nhiều.
B. Hỏi mua trả góp điện thoại để dành tiền mua máy tính.
C. Từ chối bạn vì đó không phải đồ dùng cần thiết nhất ngay lúc này của mình.
D. Vay tiền bạn để có thểmuacả điện thoại và máy tính.
Câu 9 : Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quan hệ công vụ và nhân thân.
B. các quy tắc quản lí nhà nước.
C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Câu 10: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm:
A. Phạt tiền người vi phạm.
B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. Lập lại trật tự xã hội.
D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 11: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tô chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là
A. trách nhiệm pháp lí.
B. vi phạm pháp luật.
C. trách nhiệm gia đình.
D. vi phạm đạo đức.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. Đi xe máy chở 3 người.
B. Đánh người gây thương tích 12%.
C. Công chức vi phạm thời giờ làm việc.
D. Đi xe vào đường một chiều.
Câu 13: Trường hợp nào dưới đây không phải là vi phạm pháp luật?
A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.
B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.
C. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.
D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.
Câu 14: Anh T điều khiển xe mô tô đi vào đường ngược chiều và đâm vào bà H đang đi xe đạp theo chiều ngược lại làm bà H ngã, xe đạp bị hỏng. Anh T sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào về việc làm của mình?
A. Trách nhiệm hình sự
B. Trách nhiệm dân sự
B. Không phải chịu trách nhiệm
D. Trách nhiệm hành chính
Câu 15: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?
A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.
B. Sản xuất hàng gia dụng.
C. Mở dịch vụ vận tải.
D. Bán đồ ăn nhanh.
Câu 16: Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh?
A. Sản xuất.
B. Dịch vụ.
C. Trao đổi hàng hoá.
D. Từ thiện.
Câu 17: Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm
A. làm từ thiện.
B. giải trí.
C. sở hữu tài sản.
D. thu lợi nhuận.
Câu 18: Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp ?
A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ
B. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp
C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh
D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu
Câu 19: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
B. Buôn bán hàng giả, trồn thuế để tăng lợi nhuận.
C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Câu 20: Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm?
A. Từ 1 – 5 năm.
B. Từ 2 – 3 năm.
C. Từ 2 – 4 năm.
D. Từ 2 – 7 năm.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (2 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Lựa chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau:
a. Lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân là một cách tiêu dùng thông minh.
b. Xây dựng kế hoạch chi tiêu giúp người tiêu dùng tiết kiệm và mua sắm hợp lý hơn.
c. A luôn lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
d. B không tìm hiểu thông tin sản phẩm trước khi mua vì nghĩ mọi sản phẩm đều như nhau.
Câu 22. Lựa chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau:
a. Người kinh doanh có quyền tự do kinh doanh trong mọi ngành, nghề mà họ yêu thích, không phụ thuộc vào quy định của pháp luật.
b. A đăng ký kinh doanh nhưng không tuân thủ các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
c. B kinh doanh trong ngành nghề pháp luật không cấm và đăng ký thuế đầy đủ.
d. C không kê khai thuế vì cho rằng hoạt động kinh doanh của mình quy mô nhỏ.
Phần III. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 23. Em hiểu trách nhiệm pháp lí là gì? Hãy nêu cụ thể nội dung của loại trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự?
Câu 24: Em hãy nhận xét hành vi của mỗi chủ thể trong các tình huống sau và tư vấn cho các chủ thể để phòng tránh các hành vi vi phạm pháp luật.
a) Hai bạn H và C (15 tuổi) chơi thân với nhau từ nhỏ. Một lần, H vô tình biết C đang có ý định tụ tập cùng nhóm bạn xấu gây gổ đánh nhau. H lo lắng nếu C đánh nhau sẽ bị công an bắt nên can ngăn nhưng bị C gạt đi vì cho rằng mình còn nhỏ nên có đánh nhau cũng không bị xử phạt.
b) Bạn Y đang tưới nước cho cây cảnh ở trước cổng thì A (15 tuổi) - bạn cùng thôn đạp xe qua rủ đi giao hàng cùng. A lấy từ chiếc ba lô của mình một gói đồ được bọc kín trong túi bóng màu đen và vui mừng khoe với Y rằng mình sẽ được bà D trả 200.000 đồng tiền công nếu qua xã bên giao gói đồ này hộ bà. Y cảm thấy băn khoăn trong gói đồ đó chứa gì, nhưng A cũng không biết và chỉ muốn nhanh chóng giao xong đồ để được nhận tiền công.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
năm 2025
Môn: GDCD 9
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1 : Đâu là khái niệm của tiêu dùng thông minh?
A. Là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả.
B. Là thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân.
C. Là thói quen tiêu dùng của số ít người dân trên toàn quốc.
D. Là các cách thức mà người tiêu dùng chọn lựa các đồ dùng cho bản thân.
Câu 2 : Sử dụng sản phẩm an toàn có nghĩa là gì?
A. Sử dụng tiền để mua sản phẩm đắt tiền.
B. Sử dụng kế hoạch chi tiêu và mua đồ dùng thiết yếu.
C. Sử dụng đúng cách, đảm bảo chất lượng, an toàn sức khỏe.
D. Sử dụng đồ ngoại quốc có chất lượng cao.
Câu 3 : Lợi ích của tiêu dùng thông minh là gì?
A. Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.
B. Tốn ít tiền mà vẫn mua được nhiều thứ.
C. Làm cho của cải không ngừng tăng lên.
D. Luôn luôn tiết kiệm được tiền.
Câu 4 :Tiêu dùng thông minh không có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
B. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.
C. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
D. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Câu 5 : Vì sao văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động?
A. Vì người Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa.
B. Vì văn hóa tiêu dùng của người Việt được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới.
C. Vì người đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là yếu tố dịch chuyển, thay đổi.
D. Vì người Việt thường có các thay đổi nhanh chóng trước các trào lưu mới.
Câu 6 : Là học sinh, chúng ta không nên làm gì để có thói quen tiêu dùng thông minh?
A. Tuân thủ cách tiêu dùng thông minh.
B. Mua những đồ dùng mình thích.
C. Khích lệ người thân tiêu dùng thông minh.
D. Rèn luyện thói quen tiêu dùng thông minh.
Câu 7 : Chị H thường mua các đồ ăn uống có xuất xứ hữu cơ được để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Theo em, việc làm của chị H mang lại các lợi ích gì?
A. Tạo ra được sự tăng trưởng trong kinh tế.
B. Tạo ra được thói quen tiêu dùng lành mạnh, giữ gìn được sức khỏe của cả nhà.
C. Thói quen của chị H giúp tiết kiệm tiền cho gia đình.
D. Theo xu hướng của mạng xã hội, không bị lỗi thời.
Câu 8 : Ông bà ở quê lên chơi mang cho rất nhiều rau, trứng, cá. Vận dụng cách tiêu dùng thông minh, em làm gì để sử dụng các sản phẩm này để đảm bảo an toàn, hiệu quả?
A. Đem ra chợ bán để có tiền mua đồ ăn khác.
B. Nấu ăn hết trong một lần để không lãng phí đồ ăn.
C. Rủ bạn đến ăn cho hết thực phẩm, còn đâu đem đi đồ.
D. Lên kế hoạch sử dụng các đồ ăn trong khoảng thời gian ngắn để tránh lãng phí.
Câu 9: tội phạm” là người có hành vi vi phạm
A. pháp luật dân sự
B. pháp luật hành chính
C. pháp luật hình sự
D. kỉ luật
Câu 10: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 11: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật
A. hình sự
B. hành chính
C. dân sự
D. kỉ luật
Câu 12: Hành vi nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. Sản xuất buôn bán hàng giả có giá trị tương đương hàng thật 32 triệu đồng.
B. Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận.
C. Công chức nhà nước thường đi làm trễ giờ.
D. Vi phạm quy định về an toàn giao thông.
Câu 13: Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh với những hành vi
A. Tìm kiếm việc làm tăng thu nhập.
B. Bảo tồn di sản văn hóa.
C. Xây dựng chính sách phát triển kinh tế.
D. Vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Câu 14: Một người thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe. Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là:
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
D. Trách nhiệmhình sự và trách nhiệm dân sự.
Câu 15: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung được gọi là?
A. Tiền.
B. Sản vật.
C. Sản phẩm.
D. Thuế.
Câu 16: Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn
A. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
C. kinh doanh mà không cần đóng thuế.
D. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Câu 17: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ?
A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Câu 18: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
B. Buôn bán hàng giả, trồn thuế để tăng lợi nhuận.
C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Câu 19: Người kinh doanh có nghĩa vụ
A. nộp thuế theo luật định.
B. sản xuất, buôn bán hàng giả.
C. kinh danh mặt hàng Nhà nước cấm.
D. kê khai thiếu trung thực để trốn thuế.
Câu 20: Cửa hàng X bán hàng tạp hóa với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, tuy nhiên vào dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tăng cao nên cửa hàng X đã bán thêm mặt hàng loa, đài. Được biết mặt hàng này không có tên trong các mặt hàng đăng kí kinh doanh của cửa hàng nhưng cửa hàng X vẫn lấy về bán. Cửa hàng X vi phạm quyền nào?
A. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
B. Quyền bảo đảm điện thoại, điện tín.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (2 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Lựa chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau:
a. Tiêu dùng thông minh làm tốn thời gian khi phải kiểm tra sản phẩm trước khi mua.
b. Tiêu dùng thông minh giúp người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi của mình.
c. Anh C có thói quen chỉ mua sắm những sản phẩm của nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
d. Khi mua rau, củ, quả, bạn Q thấy sản phẩm nào rẻ nhất thì mua.
Câu 22. Lựa chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau:
a. Người nộp thuế không cần chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ thuế.\
b. B cố tình khai sai số liệu thuế để giảm bớt số tiền thuế phải nộp.
c. C không đăng ký mã số thuế nhưng vẫn kinh doanh vì cho rằng điều này không bắt buộc.
d. D chủ động huy động vốn và mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Phần III. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 23 (1 điểm). Em hãy nêu khái niệm và quyền của quyền tự do kinh doanh.
Câu 24 (2 điểm). Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
Tình huống: Nhà bà A ở mặt phố, bà muốn mở một đại lí dược phẩm. Bà đã đến sở Kế hoạch và Đầu tư để đăng kí kinh doanh. Hồ sơ đăng kí kinh doanh của bà A đã bị từ chối với lí do bà không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về dược. bà A cho rằng việc sở Kế hoạch và Đầu tư không cấp giấy phép kinh doanh cho bà A là vi phạm quyền tự do kinh doanh của công dân. Bà B – bạn của bà A đã khuyên bà A đi thuê bằng dược sĩ để có đủ điều kiện được phép kinh doanh.
- Theo em, nhận định của bà A có đúng không? Tại sao?
- Em có đồng ý với bà B hay không? Tại sao?
Xem thử Đề thi CK2 GDCD 9 KNTT Xem thử Đề thi CK2 GDCD 9 CTST Xem thử Đề thi CK2 GDCD 9 CD
Lưu trữ: Đề thi GDCD 9 Cuối kì 2 (sách cũ)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm 2025 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)