Giáo án bài Ôn tập truyện dân gian - Giáo án Ngữ văn lớp 6

Giáo án bài Ôn tập truyện dân gian

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu đặc điểm thể loại của các truyện dân gian đã học.

- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.

2. Kĩ năng

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.

- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.

- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi ôn tập truyện dân gian .

- Có ý thức biết hệ thống hóa kiến thức.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

- Kể lại truyện Treo biển và nêu ý nghĩa của truyện?

- Kể lại truyện Lợn cưới áo mới và nêu ý nghĩa của truyện?

3. Bài mới

Chương trình Ngữ văn 6 giới thiệu cho học sinh một số thể loại tiêu biểu của truyện cổ dân gian Việt Nam và thế giới .Học sinh đã được giới thiệu sơ lược dịnh nghĩa các thể loại ,dược học năm truyện truyền thuyết,năm truyện cổ tích, bốn truyện ngụ ngôn, hai truyện cười .

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hướng dẫn HS lập và điền sơ đồ

- Điền vào sơ đồ các thể loại truyện dân gia đã học?

- Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa về các thể loại: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười?

- Em hãy kể tên các truyện đã học trong từng thể loại?

Nhắc lại các đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại

- GV hướng dẫn HS lập bảng, liệt kê đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại: nhân vật, nội dung, ý nghĩa?

I- Hệ thống hoá định nghĩa thể loại và các truyện dân gian đã học

Giáo án bài Ôn tập truyện dân gian (mới, chuẩn nhất) | Giáo án Ngữ văn 6

II- Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại

Truyền thuyết Cổ tíchNgụ ngôn Truyện cười

- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.

- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật.

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiệnvà nhân vật lịch sử được kể.

- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.

- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật.

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiệnvà nhân vật lịch sử được kể.

- Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người.

- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.

- Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.

- Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống (hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên)

- Có yếu tố gây cười.

- Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội từ đó hướng người ta tới cái đẹp.

4. Củng cố, luyện tập

- Thế nào là truyền thuyết? Cổ tích? Ngụ ngôn? Truyện cười?

- Nhận xét giờ học.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài.

- Nêu cảm nghĩ về các nhân vật trong truyện đã học.

- Soạn tiếp bài theo yêu cầu SGK. Lập bảng ôn tập.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên