Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Kết nối tri thức Bài 21: Các giác quan của cơ thể

Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Kết nối tri thức Bài 21: Các giác quan của cơ thể

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 Kết nối tri thức phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học:

+ Nêu được tên, chức năng của các giác quan.

+ Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao cần phải bảo vệ các giác quan.

+ Thực hiện được việc làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đường.

2. Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo

3. Phẩm chất chủ yếu:

- Nhân ái: Cảm thông, chia sẻ với người khuyết tật giác quan, hỗ trợ họ nếu có thể.

- Trách nhiệm: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các giác quan.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV:

Quảng cáo

+ Hình phóng to trong SGK (nếu), các hình sưu tầm, đoạn phim về cách chăm sóc và bảo vệ mắt, tai, mũi, lưỡi, da.

+ Thẻ chữ để chơi trò chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động khởi động: HS hát bài hát “Năm giác quan”

a. Mục tiêu:

+ Tạo hứng thú và vui vẻ cho HS

b. Tiến trình tổ chức hoạt động

- GV cho HS hát theo lời nhạc trên màn hình bài hát Năm giác quan. HS vừa hát vừa nhún nhảy theo giai điệu của bài hát.

- Gv hỏi bài hát nói mẹ cho con những gì? Kể ra?

- Gv dẫn dắt giới thiệu bài: “Các giác quan cơ thể”.

c. Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS thông qua bài hát.

* Dự kiến tiêu chí đánh giá:

+ Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời câu hỏi của từng học sinh.

Quảng cáo

2. Hoạt động khám phá vấn đề:

- Mục tiêu: HS biết được tên, xác định được vị trí và chức năng của 5 giác quan.

- Tiến trình tổ chức hoạt động

+ GV cho HS quan sát các hình vẽ minh họa hoạt động cảnh Hoa đến nhà Minh chơi.

+ GV hỏi tên, vị trí, chức năng và vai trò của các giác quan thông qua việc tự phân tích nội dung các hình.

+ GV kết luận: Hoa và Minh sử dụng các giác quan (sử dụng mắt để nhìn thấy hoa hồng màu đỏ và đẹp, mũi để ngửi thấy mùi thơm của hoa, lưỡi để cảm nhận vị ngọt của dưa hấu, tai để nghe tiếng chim hót và da tay giúp cảm nhận lông mèo mượt mà) để nhận biết mọi vật xung quanh.

+ GV nhấn mạnh với HS: toàn bộ bề mặt da trên cơ thể là một giác quan có chức năng xúc giác giúp cơ thể cảm nhận được vật xù xì/ thô ráp hay mượt mà, mềm hay cứng, nóng hay lạnh,… khi tiếp xúc chứ không phải chỉ là ngón tay hay bàn tay như nhiều người lầm tưởng.

- Dự kiến sản phẩm: (Tùy theo học sinh trả lời)

- Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được:

+ Hợp tác chia sẻ

+ Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các HS

3. Hoạt động thực hành:

- Mục tiêu: HS xác định đúng vị trí, nhắc lại được đầy đủ 5 giác quan.

- Tiến trình tổ chức hoạt động:

+ GV nhấn mạnh lại cho HS nhớ giác quan dùng để cảm nhận độ cứng, mềm, nhiệt độ,… là da chứ không phải đầu ngón tay.

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS

Quảng cáo

- Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được:

+ Hợp tác chia sẻ

4. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu: HS cần nói được tên các giác quan cùng chức năng của chúng, GV tổng hợp lại vai trò quan trọng của các giác quan là dùng để nhận biết thế giới xung quanh (kích thước, hình dạng, màu sắc, mùi vị, âm thanh, độ cứng mềm, nhiệt độ,…).

- Tiến trình tổ chức hoạt động

+ GV cho HS quan sát hình vẽ minh họa 5 nhóm đồ vật, nhiệm vụ của HS là:

Nêu được tên giác quan phù hợp dùng để nhận biết nhóm đồ vật tương ứng.

Sử dụng các hình vẽ khác để diễn tả về chức năng của các giác quan.

- Dự kiến sản phẩm: HS nêu được tên các giác quan phù hợp đồ vật.

- Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được:

+ Tinh thần thái độ hợp tác nhiệm vụ

+ Đánh giá sản phẩm thông qua nhóm thực hiện.

5. Đánh giá

- HS xác định được vị trí, nêu được tên và chức năng của 5 giác quan của cơ thể, có ý thức bảo vệ chúng.

6. Hướng dẫn về nhà

- Yêu cầu HS chuẩn bị kể về các việc làm hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ các giác quan.

* Tổng kết tiết học:

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học   

- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau

TIẾT 2,3

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học:

+ Nêu được tên, chức năng của các giác quan.

+ Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao cần phải bảo vệ các giác quan.

+ Thực hiện được việc làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đường.

2. Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo

3. Phẩm chất chủ yếu:

- Nhân ái: Cảm thông, chia sẻ với người khuyết tật giác quan, hỗ trợ họ nếu có thể.

- Trách nhiệm: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các giác quan.

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV:

+ Hình phóng to trong SGK (nếu), các hình sưu tầm, đoạn phim về cách chăm sóc và bảo vệ mắt, tai, mũi, lưỡi, da.

+ Thẻ chữ để chơi trò chơi.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tự nhiên và xã hội lớp 1 chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học