Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm cực hay



Bài viết Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm.

Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm cực hay

Bài giảng: Bài tập trọng tâm về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

A. Phương pháp & Ví dụ

Lý thuyết và Phương pháp giải

    Để làm tốt dạng bài tập này cần nằm vững tính chất hóa học của đơn chất, hợp chất của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và sự chuyển hóa giữa chúng. Đặc biệt lưu ý đến các tính chất đặc biệt như tính lưỡng tính của nhôm, trình tự phản ứng của các chất. Cần xác định loại phản ứng, có sự thay đổi số oxi hóa hay không để lựa chọn chất cần phản ứng cho thích hợp.

Ví dụ minh họa

Bài 1: Chọn X, Y, Z, T, E- theo đúng trật tự tương ứng trong sơ đồ sau:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Hãy viết các phản ứng theo sơ đồ trên.

Lời giải:

    Phản ứng

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H_2

    AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2+ 3NaCl + 2H2O

    NaAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3

    2Al(OH)3→ Al2O3 + 3H2O

    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

    H2O + NaAlO2 + HCl → Al(OH)3 + NaCl

    2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

Bài 2: Ion Na+ có tồn tại hay không, nếu ta thực hiện các phản ứng hóa học sau:

    a. NaOH tác dụng với dung dịch HCl.

    b. NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2.

    c. Phân hủy NaHCO3 bằng nhiệt.

    d. Điện phân NaOH nóng chảy.

    e. Điện phân NaCl nóng chảy.

Lời giải:

    a. Có, vì: NaOH + HCl → NaCl + H2O

    b. Có, vì: 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2

    c. Có, vì: 2NaHCO3→ Na2CO3 + H2O + CO2

    d. Không, vì: 4NaOH → 4Na + 2H2O + O2

    e. Không, vì: 2NaCl → 2Na + 2Cl2

Bài 3: Viết phương trình hóa học biểu diễn những chuyển đổi hóa học sau:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Lời giải:

    (1) 4Al + 3O2 → 2AlCl3 + 3H2

    (2) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    (3) AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

    (4) 2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(Al(OH)4)2

    (5) 2Al(OH)3→ Al2O3 + 3H2O

    (6) Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na(Al(OH)4)

    (7) Na(Al(OH)4) + CO2 → NaHCO3 + Al(OH)3

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Viết phương trình phản ứng để giải thích hiện tượng xảy ra khi:

    a. Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3.

    b. Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd AlCl3.

    c. Cho từ dd Al2(SO4)3 vào dd NaOH và ngược lại.

Lời giải:

Đáp án:

    a) Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3.

    Xuất hiện kết tủa keo trắng Al(OH)3

    AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

    b) Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd AlCl3.

    Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó kết tủa tan ra dung dịch trở lại trong suốt.

    3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NaCl

    Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

    c) Cho từ dd Al2(SO4)3 vào dd NaOH và ngược lại.

    Nếu cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH xuất hiện kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan ngay.

    Ngược lại cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu sẽ có kết tủa keo trắng Al(OH)3, sau đó khi dư NaOH thì kết tủa tan ra.

    Al2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Al(OH)3

    Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Bài 2: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Công thức của X, Y, Z lần lượt là:

    A. Cl2, AgNO3, MgCO3.

    B. Cl2, HNO3, CO2.

    C. HCl, HNO3, NaNO3.

    D. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3.

Lời giải:

Đáp án: D

    - Đáp án A: Cl2, AgNO3, MgCO3: không xảy ra.

    - Đáp án B: Cl2. HNO3, CO2: không xảy ra.

    - Đáp án C: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

    CaCl2 + HNO3: không xảy ra

    - Đáp án D: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

    CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgCl

    Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3↓ + 2NH4NO3

Bài 3: Hòa tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư) thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là:

    A. K2CO3         B. Fe(OH)3         C. Al(OH)3         D. BaCO3

Lời giải:

Đáp án:C

    Phương trình phản ứng:

    K2O + H2O → 2KOH

    BaO + 2H2O → Ba(OH)2

    Al2O3 + 2OH- → 2AlO-2 + H2O

    Chất rắn Y: Fe3O4, dung dịch X chứa ion AlO-2.

    AlO-2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + HCO-3

Bài 4: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển đổi sau:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Lời giải:

Đáp án:

    (1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    (2) AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

    (3) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

    (4) NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3

    (5) 2Al(OH)3tº, xt→ Al2O3 + 3H2O

    (6) 2Al2O3đpnc→ 4Al + 3O2

Bài 5: Tùy thuộc nồng độ của dung dịch HNO3, kim loại nhôm có thể khử HNO3 thành NO2, NO, N2 hoặc NH4NO3. Hãy viết phương trình hóa học của những phản ứng trên.

Lời giải:

Đáp án:

    Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

    Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

    10Al + 36HNO3 → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

    8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

Bài 6: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:

    A. CaO + CO2 → CaCO3

    B. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

    C. CaCl2 + MgCO3 → CaCO3 + MgCl2

    D. CaO + H2O → Ca(OH)2

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 7: Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín:

    (1) H2(k) + CuO(r) ; (2) C (r) + KClO3; (3) Fe (r) + O2(r)

    (4) Mg(r) + SO2(k); (5) Cl2(k) + O2(k); (6) K2O (r) + CO2(k)

    Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là:

    A. 4         B. 2         C. 3         D. 5

Lời giải:

Đáp án: D

    (1) H2 + CuO → H2O + Cu

    (2) 3C + 2KClO3 → 3 CO2 + 2KCl

    (3) 3Fe + 2O2 → Fe3O4

    (4) 2Mg + SO2 → 2MgO + S

    (6) K2O + CO2 → K2CO3

Bài 8: Phản ứng vừa tạo kết tủa vừa có khi bay ra là:

    A. FeSO4 + HNO3

    B. KOH + Ca(HCO3)2

    C. MgS + H2O

    D. BaO + NaHSO4

Lời giải:

Đáp án: C

    A. 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO ↑ + 2H2O

    B. 2KOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O

    C. MgS + 2H2O → Mg(OH)2 ↓ + H2S↑

    D. BaO + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + H2O

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch sodium aluminate.

(2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

(3) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl loãng vào dung dịch sodium aluminate.

Những thí nghiệm có hiện tượng giống nhau là

A. (1) và (2).

B. (1) và (3).

C. (2) và (3).

D. (1), (2) và (3).

Câu 2: Hiện tượng quan sát được khi dẫn từ từ khí CO2 (đến dư) vào bình đựng nước vôi trong là

A. nước vôi từ trong dần dần hóa đục.

B. nuớc vôi trong trở nên đục dần, sau đó từ đục dần dần hóa trong.

C. nước vôi hóa đục rồi trở lại trong, sau đó từ trong lại hóa đục.

D. lúc đầu nước vôi trong, sau đó mới hóa đục.

Câu 3: Cho các phản ứng:

1. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl.

2. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O.

3. CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O.

4. CaCO3 + 2KCl → CaCl2 + K2CO3.

Phản ứng xảy ra là

A. 1, 2, 3, 4.

B. 2, 3, 4.

C. 1, 3, 4.

D. 1, 2, 3.

Câu 4: Số phương trình phản ứng xảy ra khi trộn các chất sau đây với nhau từng đôi một là bao nhiêu?

Dung dịch Ca(HCO3)2, dung dịch NaOH, dung dịch (NH4)2CO3, dung dịch KHSO4, dung dịch BaCl2.

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 5: Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) (NH4)2SO4 + BaCl2;

(2) CuSO4 + Ba(NO3);

(3) Na2SO4 + BaCl2;

(4) H2SO4 + BaSO3;

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2;

(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2.

Các phản ứng đều cho cùng một phương trình ion rút gọn là

A. (1), (2), (3), (6).

C. (2), (3), (4), (6).

B. (1), (3), (5), (6).

D. (3), (4), (5), (6).

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


kim-loai-kiem-kim-loai-kiem-tho-nhom.jsp


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên