Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Với lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Quảng cáo

Khởi động (trang 89)

Câu hỏi trang 89 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát các hình 1, 2, 3 và em hãy cho biết nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lời giải:

- Nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên là: cồng chiêng.

Khám phá (trang 89, 90)

1. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Câu hỏi trang 89 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy cho biết:

- Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là những dân tộc nào.

- Vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.

Quảng cáo

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lời giải:

- Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là các dân tộc: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ,...

- Vai trò của cồng chiêng:

+ Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên. Cồng chiêng thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ mừng lúa mới,...

+ Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

2. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Câu hỏi trang 90 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc thông tin và quan sát hình 6, em hãy mô tả những nét chính của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

Quảng cáo

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lời giải:

- Mô tả lễ hội cồng chiêng:

+ Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

+ Lễ hội Cồng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,...

+ Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

Quảng cáo

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 91

Luyện tập (trang 91)

Luyện tập 1 trang 91 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Vì sao nói Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên?

Lời giải:

- Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên, vì:

+ Cồng chiêng thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ mừng lúa mới,...

+ Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

Vận dụng (trang 91)

Vận dụng 1 trang 91 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Qua những kiến thức đã học, em hãy nêu cảm nghĩ của bản thân về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Lễ hội cồng chiêng là một trong những lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên. Việc tổ chức và duy trì lễ hội cồng chiêng đã góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên