Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Với lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Quảng cáo

Khởi động (trang 23)

Câu hỏi trang 23 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Những hình ảnh dưới đây gợi cho em điều gì về đời sống của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải:

- Các hình ảnh trên cho em biết: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, bên cạnh đó còn có các chợ phiên bán các sản phẩm thủ công do người dân làm ra.

Khám phá (trang 24, 25)

1. Lễ hội truyền thống

Quảng cáo

Câu hỏi trang 24 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, 5, 6, em hãy:

- Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Cho biết các lễ hội này được tổ chức như thế nào và có ý nghĩa gì.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải:

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

Quảng cáo

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.

+ Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

2. Múa hát dân gian

Câu hỏi trang 25 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 7, 8, em hãy kể tên một số loại hình múa hát dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Quảng cáo

Lời giải:

- Một số loại hình ca múa hát dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

+ Hát Then;

+ Múa xoè Thái,...

3. Chợ phiên vùng cao

Câu hỏi trang 25 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 9, 10, em hãy cho biết:

- Chợ phiên vùng cao được tổ chức vào thời gian nào.

- Em ấn tượng nhất điều gì về chợ phiên vùng cao.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải:

- Chợ phiên vùng cao được tổ chức mỗi tuần một lần và bán các nông sản, sản phẩm thủ công do chính người dân làm ra.

- Điều em ấn tượng về chợ phiên vùng cao:

+ Những người đến chợ phiên đôi khi không chỉ mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn để gặp gỡ bạn bè, giao duyên, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc,...

+ Khi tham gia chợ phiên, nhiều người đã chọn cho mình bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, góp thêm nhiều màu sắc cho bức tranh phiên chợ vùng cao thêm sinh động, vui tươi.

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 26

Luyện tập (trang 26)

Luyện tập 1 trang 26 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Em hãy mô tả về một lễ hội văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ theo các gợi ý: tên lễ hội, thời gian, hoạt động chính, ý nghĩa.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Tên lễ hội: Lễ hội Gầu Tào

- Thời gian: tổ chức vào đầu năm mới.

- Hoạt động chính: tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: kéo co, đánh cù, múa khèn, múa ô, thổi sáo, thi hát đối giao duyên,…

- Ý nghĩa: cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu

Vận dụng (trang 26)

Vận dụng 1 trang 26 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu một nét văn hoá đặc trưng của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Chợ phiên là nét văn hóa độc đáo của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Thông thường, chợ phiên họp mỗi tuần một lần và bán các nông sản, sản phẩm thủ công do chính người dân làm ra.

- Những người đến chợ phiên đôi khi không chỉ mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn để gặp gỡ bạn bè, giao duyên, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc,... Vì vậy, khi tham gia chợ phiên, nhiều người đã chọn cho mình bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, góp thêm nhiều màu sắc cho bức tranh phiên chợ vùng cao thêm sinh động, vui tươi.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên