Soạn bài Một người Hà Nội - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Một người Hà Nội trang 11, 12, 13, 14, 15, 16 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Một người Hà Nội - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 11 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):  

- Đọc trước truyện Một người Hà Nội, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Khải và bối cảnh diễn ra các sự kiện trong truyện.

- Suy nghĩ về vai trò của mỗi cá nhân trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

- Tìm thêm về tính cách người Hà Nội qua báo chí, thơ văn....

Trả lời:

* Tác giả Nguyễn Khải:

- Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ra ở Hà Nội, quê ở Nam Định.

- Là nhà văn trưởng thành trong quân ngũ.

- Tác phẩm chính: Mùa lạc, Một người Hà Nội, Thượng Đế thì cười,...

- Phong cách: có khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm kí nhân vật, giọng văn trầm lắng, chiêm nghiệm.

* Bối cảnh truyện:

Quảng cáo

- Năm 1990, khi đất nước nhiều biến động, các giá trị truyền thống bị phai mờ.

* Vai trò của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc

- Tìm hiểu và ghi nhớ hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tổ chức hoạt động tuyên truyền và giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặt trách nhiệm cá nhân và tích cực phát triển văn hóa dân tộc trong cuộc sống hàng ngày.

=> Mỗi cá nhân có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ những nét truyền thống văn hóa lâu đời và tiếp tục phát triển để tạo nên sự giao thoa, đa dạng cho cuộc sống, gắn kết cộng đồng.

* Tính cách người Hà Nội

+ Thanh lịch, nho nhã.

+ Không màu mè, phô trương.

+ Không quá lời khi nói.

+ Không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn.

+ Trong công việc, người Hà Nội có tinh thần trách nhiệm.

+ Khiêm tốn, khoan nhượng, không phô trương.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản sự trân trọng và mong muốn tha thiết được lưu giữ vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội trước những biến đổi dữ dội của thời đại mới trong công cuộc hội nhập văn hóa thế giới

Quảng cáo

Soạn bài Một người Hà Nội | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1. (trang 11 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Tình cảm của nhân vật “tôi” đối với Hà Nội vừa giải phóng ra sao?

Trả lời:

Tình cảm của nhân vật “tôi” đối với Hà Nội vừa giải phóng: cực kì khoan khoái.

Câu 2. (trang 11 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.

Trả lời:

Sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật: “Một lần...đến làm ăn chứ?”

=> Sự kết hợp hài hòa, nhịp nhàng của người kể chuyện và lời nhân vật vừa dẫn dắt câu chuyện, vừa bộc lộ ý nghĩ nhân vật.

Câu 3. (trang 12 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Với thời cuộc, nhân vật cô Hiền có thái độ như thế nào?

Trả lời:

Quảng cáo

Với thời cuộc, nhân vật cô Hiền có thái độ khôn ngoan, thức thời, biết ứng xử trước thời cuộc.

Câu 4. (trang 13 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý những chi tiết cho thấy rõ tính cách, suy nghĩ, tính toán và quyết định việc gia đình của nhân vật cô Hiền.

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy rõ tính cách, suy nghĩ, tính toán và quyết định việc gia đình của nhân vật cô Hiền:

- Cửa hàng cô chỉ bán hoa giấy, chỉ một mình cô làm.

- Cô bán một căn nhà ở Hàng Bún cho người bạn ở kháng chiến về.

- Khi chồng muốn mua máy in để kinh doanh, cô tính toán và thuyết phục chồng từ bỏ ý định.

=> Cô Hiền là người thức thời, linh động trước thời cuộc.

Câu 5. (trang 14 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm của nhân vật cô Hiền được thể hiện ra sao?

Trả lời:

Lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm của nhân vật cô Hiền được thể hiện:

- Cô “bằng lòng trong đau đớn” khi con trai đầu nhập ngũ vì muốn con sống có tự trọng.

- Khi con trai thứ hai xin đi tòng quân, cô “không khuyến khích cũng không ngăn cản” vì không muốn con “tìm đường sống để các bạn phải chết.”

=> Cô Hiền là người có lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm với đất nước rất cao.

Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nội thất và vật dụng trong nhà cô Hiền có gì đáng chú ý?

Trả lời:

Nội thất và vật dụng trong nhà cô Hiền toát lên vẻ truyền thống cổ kính, tao nhã đậm chất thanh lịch Hà Nội:

- Nơi tiếp khách của cô sau tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không hề thay đổi.

- Một bộ sa lông gụ “cái khánh”, cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp nhưng không khảm, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một cái lọ men Thúy Hồng, một cái lư đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây, và mấy thứ bình lọ màu men thì thường nhưng có dáng lạ, chả rõ từ đời nào.

Câu 7. (trang 15 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hình ảnh cái bát thủy tiên men đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ gợi ra một thú chơi tao nhã vào dịp Tết của người Hà Nội - chơi hoa thủy tiên.

Câu 8. (trang 15 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Những sự việc nào khiến nhân vật “tôi” buồn phiền?

Trả lời:

Cách ứng xử, nói năng của một số người làm xấu đi vẻ đẹp truyền thống của người Hà Nội:

- Đạp xe trên đường bị ông bạn trẻ “đạp xe như gió thúc mạnh vào đít xe”, không hề xin lỗi và còn nói bậy, mất lịch sự.

- Đến thăm bạn nhưng quên đường, hỏi thăm đường thì nhận về sự thờ ơ, phán xét, thiếu lễ độ.

Câu 9. (trang 16 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý hình ảnh cây si cổ thụ.

Trả lời:

Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh khẳng định sức sống, khả năng hồi sinh của những giá trị văn hóa lâu đời, cao quý.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1. (trang 16 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nhân vật trung tâm của truyện là ai? Hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện.

Trả lời:

- Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền - một người Hà Nội.

- Sơ đồ:

Soạn bài Một người Hà Nội | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

Hàng ngang: quan hệ trong gia đình.

Hàng dọc: quan hệ họ hàng, người quen.

Câu 2. (trang 16 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Xác định phẩm chất, tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội. Dựa vào những chi tiết nào để có thể xác định như thế? Vì sao nhân vật này được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội? 

Trả lời:

* Phẩm chất, tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội: sắc sảo, khôn ngoan, thực tế, quyết đoán, thanh lịch đậm chất người Hà Nội.

* Những chi tiết xác định được điều đó:

- Xuất thân: Cô Hiền là cô gái thông minh, xinh đẹp, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện.

- Tính cách và phẩm chất:

+ Cô cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua bao thăng trầm nhưng vẫn giữ vẹn nguyên cốt cách người Hà Nội thanh lịch, chân thành, thẳng thắn.

+ Trong hôn nhân:  Gần 30 tuổi cô chọn lập gia đình với ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ. Sinh con đến năm 40 tuổi là dừng hẳn vì cô muốn chăm lo chu đáo cho con đến tuổi trưởng thành để tự lập.

+ Việc dạy con: Cô tỉ mỉ dạy con từ cái nhỏ nhất như cách ăn uống, nói năng, khuôn phép lịch sử, tế nhị, giữ gìn phẩm chất của người Hà Nội. Để con tự quyết định việc tòng quân để con sống hiên ngang, có lòng tự trọng.

+ Qua mỗi giai đoạn lịch sử đất nước, cô đều biết thức thời, khôn ngoan trong cách ứng xử với tình hình đất nước.

+ Nếp nghĩ: Thẳng thắn, thực tế, không ganh đua thời thượng, vừa thích ứng với cái mới, vừa giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình.

+ Là người quyết đoán và biết suy nghĩ: Làm mọi việc đều có sự tính toán trước. đã tính thì chắc chắn sẽ làm.

+ Là một người hết lòng yêu thương gia đình.

+ Là một người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm, luôn giữ gìn những nét đẹp của người Hà Nội.

→ Cô Hiền được coi là “hạt bụi vàng” của Hà Nội vì cô là người có phẩm chất tốt đẹp, là một công dân gương mẫu, luôn ý thức mình là người Hà Nội - thủ đô của đất nước, luôn giữ gìn và phát huy những tinh hoa và nét đẹp đó.

Câu 3. (trang 16 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Cách nhìn, quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Cách nhìn, quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện:

- Khi Hà Nội giải phóng, ông thấy khoan khoái và tự hào, vui mừng bởi đó là nơi ông trân quý, ông yêu quý Hà Nội và con người, nếp sống Hà Nội.

- Ông trân trọng và cảm phục phong cách, lối sống, suy nghĩ và bản lĩnh văn hóa của cô Hiền.

- Thất vọng, không hài lòng trước những biến đổi tiêu cực, không có trách nhiệm và làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của lối sống người Hà Nội hiện nay.

=> Nhân vật “tôi” là giỏi quan sát và đưa ra cảm nhận sắc sảo, ông là người chứng kiến và đi qua những thăng trầm của lịch sử, từng trải và chiêm nghiệm, thấm thía và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống.

Câu 4. (trang 16 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):  Trong truyện Một người Hà Nội, lời nhân vật được cá thể hoá sâu sắc và phối hợp hài hòa với lời người kể chuyện. Ý kiến của em về nhận định trên.

Trả lời:

Em đồng ý với nhận định trên vì trong truyện, lời nhân vật là lời người kể chuyện luôn được sắp xếp hợp lí, liên kết nhịp nhàng với nhau để vừa dẫn dắt câu chuyện vừa thể hiện được tính cách, suy nghĩ nhân vật trong từng tình huống cụ thể.

Câu 5. (trang 16 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):  Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa và tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề của truyện?

Trả lời:

- Ý nghĩa của hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh:

+ Thể hiện sự khắc nghiệt và cũng là quy luật của tự nhiên.

+ Thể hiện niềm tin vào sự hồi sinh và sống mãi của các truyền thống văn hóa.

=> Cây si cổ thụ là biểu tượng ẩn dụ cho vẻ đẹp Hà Nội. Đó là một vẻ đẹp truyền thống lâu đời, lặng lẽ thấm nhuần vào tâm thức con người. Vẻ đẹp ấy có thể bị tàn phá, mai một nhưng luôn bền bỉ, âm thầm hồi sinh và được nuôi dưỡng trường kì lịch sử, cốt cách tinh hoa đất nước.

- Tác dụng đối với việc thể hiện chủ đề truyện: giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn điều mà tác giả muốn hướng đến.

Câu 6. (trang 16 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):  Từ truyện Một người Hà Nội, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc?

Trả lời:

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa phẩm chất cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc:

- Phẩm chất cá nhân và việc nhận thức, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc luôn có mối quan hệ mật thiết, bền chặt, tương hỗ lẫn nhau:

+ Phẩm chất cá nhân thể hiện màu sắc độc lập của mỗi người. Trong xã hội hiện đại, công cuộc hội nhập và giao thoa văn hóa càng được mở rộng, bản sắc văn hóa có nguy cơ bị mai một, quên lãng. Vì vậy, chúng ta rất cần những cá nhân hiểu và trân trọng tinh thần văn hóa dân tộc. Chúng ta cần trân trọng văn hóa truyền thống, yêu thích tinh hoa bản sắc đất nước thì việc nhận thức, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên