Soạn bài Tôi có một giấc mơ - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Tôi có một giấc mơ trang 125, 126, 127, 128 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tôi có một giấc mơ - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1) Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 125 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản.

- Khi đọc văn bản nghị luận, các em cần chú ý

+ Mục đích của người viết là gì?

+ Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng được thể hiện như thế nào”

+ Vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, tự sự trong văn bản.

- Đọc các thông tin sau và đoán xem tác giả đã “mơ” về điều gì. Vì sao tác giả lại “mơ” điều đó?

Mắc-tin Lu-thơ Kinh (Martin Luther King) là nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, đoạt Giải Nô-ben (Nobel) Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào chống phân biệt chủng tộc. Mác-tin Lu-the Kinh được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một người kiến tạo hoa binh, nhà hùng biện nổi tiếng. Ngày 28-8-1963. Mác-tin Lu-thơ Kinh đọc bài diễn văn nổi tiếng I Have a Dream (Tôi có một giấc mơ) tại Đài Tưởng niệm Lin-côn (Lincoln) ở Oa-sinh-tơn (Washington. D. C.), trước khoảng 250 000 người. Đây là một trong những bài diễn văn được yêu thích nhất và trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

- Đọc toàn bộ văn bản và ghi lại những cảm nhận hoặc ấn tượng đầu tiên của em.

Trả lời:

- Tác giả đã “mơ” về quyền bình đẳng dành cho người da đen, về tình bằng hữu giữa người da đen và da trắng, về tự do và công bằng trên nước Mỹ vì thời điểm đó, nạn phân biệt chủng tộc đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

- Ấn tượng đầu tiên sau khi đọc văn bản:

Quảng cáo

+ Vấn đề phân biệt chủng tộc và đòi quyền bình đẳng của con người luôn là vấn đề thời sự.

+ Tác giả đã đưa ra luận điểm và lí lẽ, dẫn chứng vô cùng logic, thuyết phục.

+ Giọng văn hùng hồn, kiên quyết đầy mạnh mẽ, thuyết phục.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản là một bài diễn văn đầy thuyết phục, lay động triệu trái tim về tầm quan trọng của việc người da đen đứng lên đấu tranh cho quyền sống của mình. Ước mơ của tác giả cũng đã nói thay ước mơ của những người da đen trên nước Mỹ.

Soạn bài Tôi có một giấc mơ | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1. (trang 126 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hãy tìm hiểu Tuyên ngôn Giải phóng con người mà tác giả nhắc đến.

Trả lời:

- Năm 1861, Abraham Lincoln - tổng thống thứ 16 của Hoa Kì đã công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và vận động thông qua Tu chính án thứ Mười ba nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ.

- Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ gồm 2 văn lệnh hành pháp đã thuyết phục Liên bang xóa bỏ chế độ nô lệ.

Câu 2. (trang 126  sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Kinh muốn thuyết phục những người tham gia tuần hành không làm điều gì?

Trả lời:

Kinh muốn thuyết phục những người tham gia tuần hành:

+ Không được phép gây ra những hành động sai trái.

+ Không được phép cố gắng làm dịu cơn khát tự do của mình bằng cách uống nước từ chiếc cốc của sự đắng cay và lòng thù hận.

Quảng cáo

+ Không cho phép sự kháng nghị sáng tạo của họ thoái hóa thành hành động bạo lực thô bạo.

+ Không để tinh thần chiến đấu dẫn họ đến hành động ngờ vực tất cả những người da trắng.

Câu 3. (trang 127 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hãy chú ý tới những từ, cụm từ, cấu trúc câu được lặp lại trong đoạn này và suy nghĩ về tác dụng của chúng.

Trả lời:

Từ, cụm từ, cấu trúc câu được lặp lại: Chúng ta không bao giờ thỏa mãn.

=> Tác dụng: Tạo ra điệp khúc, khẳng định nững điều chúng ta không được thỏa mãn để tiếp tục đấu tranh chống lại bất công, vươn tới sự bình đẳng, tự do.

Câu 4. (trang 127 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Sau mỗi điệp khúc "Tôi có một giấc mơ" là một ước mong nào của tác giả?

Trả lời:

Sau mỗi điệp khúc "Tôi có một giấc mơ" là một ước mong về một một cuộc sống mà ở đó mọi người đều bình đẳng, không có nạn phân biệt chủng tộc.

Câu 5. (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý cách diễn đạt giàu hình ảnh trong phần 3.

Trả lời:

Cách diễn đạt giàu hình ảnh trong phần 3:

- Hình ảnh ẩn dụ “hòn đá hi vọng”, “ngọn núi tuyệt vọng”

- Điệp ngữ “Với niềm tin này”

=> Tạo âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ, thuyết phục mọi người cùng đứng lên đấu tranh vì sự bình đẳng, tự do của chính mình.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Quảng cáo

Câu 1. (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Luận đề của bài viết Tôi có một giấc mơ là gì? Luận đề ấy đã được triển khai qua các phần thế nào?

Trả lời:

- Luận đề của bài viết Tôi có một giấc mơ là lời kêu gọi đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

- Luận đề ấy đã được triển khai qua 3 phần:

+ Phần 1: Thực trạng cuộc sống người da đen (bị đối xử bất công,…).

+ Phần 2: Cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của những người da đen.

+ Phần 3: Giấc mơ của người da đen ở Mỹ.

Câu 2. (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Ở phần (1), Mác-tin Lu-thơ Kinh đã thuyết phục mọi người về sự tham gia của mình trong hoạt động tuần hành bằng cách nào?

Trả lời:

Ở phần (1), Kinh đã thuyết phục mọi người về sự tham gia của mình trong hoạt động tuần hành bằng cách đưa ra vấn đề Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ vào một trăm năm trước đó nhưng người da đen vẫn chưa được tự do.

=> Người da đen đang bị đối xử bất công, vô lí ngay trên chính quê hương mình.

Câu 3. (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Trong phần 2, để làm rõ luận điểm “chúng ta không thoả mãn…” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào? Vì sao người viết không đưa ra những dẫn chứng cụ thể?

Trả lời:

- Trong phần (2), để làm rõ luận điểm “chúng ta không thoả mãn.” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra rất nhiều lí lẽ:

+ Người da đen vẫn là nạn nhân của sự sợ hãi trong im lặng trước hành vi tàn bạo của cảnh sát.

+ Người da đen chỉ có thể chuyển từ ngôi nhà ổ chuột nhỏ hơn sang ngôi nhà ổ chuột lớn hơn.

+ Vẫn còn người da đen ở Mi-xi-xi-pi (Mississippi) không được đi bầu cử,...

- Tác giả không đưa ra dẫn chứng cụ thể vì lí lẽ mà tác giả nêu ra rất cụ thể; lí lẽ đã thấy bóng dáng của những dẫn chứng thực tế, vả lại những điều đó cũng phổ biến, ai cũng thấy nên có lẽ không cần nêu cụ thể một cá nhân nào, địa điểm, sự kiện nào.

Câu 4. (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng nhiều lần trong văn bản? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này trong việc thể hiện mục đích, thái độ của người diễn thuyết.

Trả lời:

- Biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc câu. Ví dụ: Một trăm năm sau; Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi..., Tôi có một giấc mơ,...

- Tác dụng:

+ Tạo ra điệp khúc, khẳng định mục đích nhấn mạnh, thái độ quyết liệt, tình cảm mạnh mẽ của tác giả về những vấn đề muốn thể hiện (thực tế bất công của nạn phân biệt chủng tộc; khát vọng hòa bình, công lí).

+ Tạo âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng, tăng tính thuyết phục trong diễn thuyết cho người nói trước đông đảo người nghe.

Câu 5. (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chọn một trong hai luận điểm sau và dùng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ:

- “Giấc mơ” của Kinh đến nay đã trở thành hiện thực. 

- “Giấc mơ” của Kinh đến nay chưa trở thành hiện thực.

Trả lời:

* Luận điểm: ““Giấc mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh đến nay chưa trở thành hiện thực.”

- Lí lẽ:

+ Những người Châu Phi đầu tiên bị bắt làm nô lệ và đưa đến Mỹ 400 năm về trước, họ đã cam chịu làm nô lệ trong suốt 250 năm trước khi cuộc Nội Chiến kết thúc chế độ này vào năm 1865.

+ Ngay cả khi đã tiến bộ qua học vấn và nỗ lực cá nhân, người Mỹ Da Đen thường xuyên vẫn phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực từ người Mỹ Da Trắng.

+ Bạo lực dựa trên phân biệt chủng tộc đã lan rộng và bao gồm cả những hành động khủng bố như đánh bom nhà thờ, tấn công người Da Đen khi họ dọn vào các khu vực Da Trắng,...

- Dẫn chứng:

+ Vào năm 1921, một cộng đồng Da Đen thành đạt ở Tulsa, Oklahoma bị đốt thiêu rụi bởi người da trắng được cảnh sát địa phương trang bị vũ khí, và 300 người bị giết chết.

+ Emmett Till, một thiếu niên 14 tuổi đã bị một nhóm đàn ông Da Trắng giết chết sau khi họ đặt ra cáo buộc là Till  đã huýt sáo trêu chọc một người phụ nữ Da Trắng.

Câu 6. (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Với tiêu đề “Giấc mơ của tôi”, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) hoặc vẽ một bức tranh thể hiện mong muốn về sự chấm dứt một tình trạng xấu/ tiêu cực nào đó đang xảy ra với quê hương, đất nước mình hoặc với nhân loại.

Trả lời:

Loài người sinh ra và tồn tại trên Trái Đất, được bao bọc và bảo vệ bởi Mẹ thiên nhiên. Nhưng xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu thỏa mãn con người càng tăng, chúng ta đang ỷ vào sức mạnh sẵn có của thiên nhiên để gây ra biết bao thương tổn cho môi trường. Và có một sự thật là, chiến tranh hay đói nghèo chẳng là gì trước sự “nổi giận” của tự nhiên mang tên thảm họa biến đổi khí hậu và dịch bệnh. Trước những tai ương do chính con người tạo ra khi phá hủy hệ sinh thái tự nhiên đó, con người thật nhỏ bé và yếu ớt. Chính vì vậy, giấc mơ của tôi là được sống trong một thế giới xanh, được tận hưởng bầu không khí trong lành, không khói bụi, được nhìn ngắm những thảo nguyên bất tận nơi những đàn ngựa, đàn hươu nai thỏa sức vẫy vùng. Điều đó sẽ dễ dàng hơn nếu như mỗi chúng ta có ý thức trong việc giữ gìn môi trường sống, không cần xa vời, chỉ cần ngay xung quanh chúng ta là đủ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên