Soạn bài Cái kính - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Cái kính ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Cái kính - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

- Xem lại khái niệm truyện cười ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản truyện cười, các em cần chú ý:

+ Đó là truyện cười dân gian hay truyện cười hiện đại? Truyện kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?,…

+ Đặc điểm của truyện cười được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (cốt truyện, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng, kết thúc bất ngờ,…)?

- Đọc trước truyện Cái kính, tìm hiểu thông tin về nhà văn A-dít Nê-xin.

- Hãy tìm, ghi lại một vài ý kiến về mục đích, đặc điểm, vai trò và tác dụng của truyện cười (dân gian hay hiện đại).

- Hãy nhớ lại và chuẩn bị kể cho bạn nghe về một hiện tượng hoặc tình huống hài hước mà em đã gặp trong cuộc sống.

Trả lời:

- Văn bản là truyện cười hiện đại. Truyện “Cái kính” kể lại câu chuyện một người bị “bệnh” tưởng, mắt bình thường nhưng vì ám ảnh mắt mình bị bệnh nên đi khám bác sĩ. Mỗi bắc sĩ phán một kiểu khác nhau, ngược nhau cho đến khi anh bị ngã, kính rơi ra, bị vỡ thì lúc đó anh mới nhìn mọi thứ rõ ràng.

- Đặc điểm của truyện cười được thể hiện trong văn bản ở những phương diện:

+ Cốt truyện: kể về những lần đi khám và cắt mắt kính của nhân vật “tôi”, và khi mắt anh có thể nhìn thấy rõ ràng cũng là lúc mắt kính bị vỡ.

Quảng cáo

+ Nhân vật: nhân vật “tôi”, các bác sĩ ở bệnh viện tư, bệnh viện nhà nước, từ Mỹ, Đức về khám.

+ Hành động thông qua mỗi lần đi khám và cắt mắt kính của nhân vật “tôi”.

+ Lời thoại: hóm hỉnh, hài hước.

+ Thủ pháp trào phúng: sau những lần đi khám mắt để cắt kính, hết bị buồn nôn, đau mắt, không thể sinh hoạt bình thường,…cho đến khi anh bị ngã, kính rơi ra thì lúc đó anh mới nhìn mọi thứ rõ ràng. Và khi về kể với vợ của mình, anh mới biết chiếc kính của mình rơi ra từ lúc đó.

+ Kết thúc bất ngờ: anh bị ngã, kính rơi vỡ nhưng anh lại nhìn rõ mọi thứ hơn cả khi đeo kính.

- Thông tin về nhà văn A-dít Nê-xin: là một nhà văn nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1915 và mất ngày 6 tháng 7 năm 1995. Ông sinh ra tại Heybeliada, Istanbul – là thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kì.

+ Người ta biết đến ông không chỉ là một nhà hoạt động chính trị với những phát ngôn “chấn động” về tín ngưỡng, tôn giáo, mà hơn hết chính là khối lượng lớn các sáng tác của ông.

+ Ông đạt được rất nhiều thành tựu ở các quốc nha như Thổ Nhĩ Kì, Liên Bang Xố Viết, Ý, Bulgaria. Những tác phẩm của ông còn được lan truyền rộng rãi và dịch ra hơn 30 thứ tiếng khác nhau. Nửa đời sau, ông là một trong số ít các nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ sống hoàn toàn bằng thu nhập từ các sáng tác của mình.

+ Sự nghiệp văn chương: sáng tác đa dạng các thể loại, tiêu biểu là tiểu thuyết và truyện cười.

Quảng cáo

- Một vài ý kiến về mục đích, đặc điểm, vai trò và tác dụng của truyện cười (dân gian hay hiện đại):

+ Mục đích: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh, những tình huống trớ trêu.

+ Đặc điểm: ngắn gọn, nặng về lí trí, có kết cấu chặt chẽ và kết thúc đột ngột, bất ngờ.

+ Vai trò: đem lại tiếng cười giải trí thư giãn, đồng thời ẩn chứa trong đó là những bài học ý nghĩa về cuộc sống.

+ Tác dụng: giải trí và giáo dục con người.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Truyện “Cái kính” kể lại câu chuyện một người bị “bệnh” tưởng, mắt bình thường nhưng vì ám ảnh mắt mình bị bệnh nên đi khám bác sĩ. Mỗi bắc sĩ phán một kiểu khác nhau, ngược nhau cho đến khi anh bị ngã, kính rơi ra, bị vỡ thì lúc đó anh mới nhìn mọi thứ rõ ràng.

Soạn bài Cái kính | Ngắn nhất Soạn văn 8 Cánh diều

*Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Vì sao nhân vật “tôi” muốn đeo kính?

Trả lời:

- Nhân vật “tôi” muốn đeo kình vì muốn bản thân giống người tri thức.

Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Lần đầu khám, bác sĩ nói mắt của nhân vật “tôi” bị bệnh gì và hậu quả của việc đeo kính thế nào?

Trả lời:

- Lần đầu khám, bác sĩ nói mắt của nhân vật “tôi” bị cận thị, 1,75 đi-ốp và phải đeo kính. Hậu quả là anh ta thấy mặt mảy sa sầm, buồn nôn.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Kính mới khác kính cũ như thế nào?

Trả lời:

- Đeo kính mới, nhân vật “tôi” không còn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn. Thay vào đó, anh ta bị chảy nước mắt, lúc nào mắt cũng đỏ hoe, thương xót.

Câu 4 (trang 93 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chiếc kính thứ ba gây ra hậu quả gì?

Trả lời:

- Hậu quả: nhìn mọi vật bị sai lệch hình ảnh, lúc to lúc nhỏ, không thể sinh hoạt bình thường được.

Câu 5 (trang 93 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chiếc kính thứ tư có hạn chế gì?

Trả lời:

- Hạn chế: nhìn mọi vật đều thành hai.

Câu 6 (trang 94 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Cuối cùng, các bác sĩ có xác định được bệnh mắt của nhân vật “tôi” không?

Trả lời:

- Cuối cùng, các bác sĩ không xác định được bệnh mắt của nhân vật “tôi”.

Câu 7 (trang 94 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Điều gì đã xảy ra với nhân vật “tôi”?

Trả lời:

- Nhân vật “tôi” đi trên cầu, bước hụt và ngã lăn quay xuống đất, làm văng chiếc kính văng ra xa. Sau khi nhờ người tìm kính, anh ta đeo kính vào và mọi thứ bỗng trở nên sáng, rõ ràng.

Câu 8 (trang 94 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Kết thúc truyện có gì bất ngờ?

Trả lời:

- Chiếc kính bị vỡ rơi mất mắt kính.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy tóm tắt nội dung của truyện Cái kính. Nội dung của truyện liên quan như thế nào đến tên tập sách Những người thích đùa của Nê-xin?

Trả lời:

- Tóm tắt nội dung: Truyện “Cái kính” kể lại câu chuyện một người bị “bệnh” tưởng, mắt bình thường nhưng vì ám ảnh mắt mình bị bệnh nên đi khám bác sĩ. Mỗi bắc sĩ phán một kiểu khác nhau, ngược nhau cho đến khi anh bị ngã, kính rơi ra, bị vỡ thì lúc đó anh mới nhìn mọi thứ rõ ràng.

- Nội dung truyện “Cái kính” như là một câu chuyện đùa, phê phán một cách nhẹ nhàng những người hay mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính mình,… Qua đó cũng phê phán một số thầy thuốc, bác sĩ chuyên môn kém, hay phán bệnh bừa bãi. Nội dung ấy phù hợp với cái tên chung của tập sách là Những người thích đùa.

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu hậu quả của mỗi lần nhân vật “tôi” thay kính mới.

Trả lời:

- Lần thứ nhất: bị buồn nôn và chóng mặt.

- Lần thứ hai: nước mắt chảy, đỏ hoe.

- Lần thứ ba: nhìn thấy vật gì cũng xa dần, không thể sinh hoạt bình thường được.

- Lần thứ tư: nhìn mọi thứ từ một hóa thành hai.

- Lần thứ năm: không phân biệt được sáng tối.

- Lần thứ sáu: nhìn xa thấy gần.

- Những lần tiếp theo: nhìn cái gì cũng ra màu xanh, mọi thứ lẫn lộn hết.

Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em có nhận xét gì về các bác sĩ khám mắt và nhân vật “tôi” trong truyện cười này? Điều gì là sự thật và điều gì đã được phóng đại?

Trả lời:

- Các bác sĩ chuyên môn kém, khám bệnh sơ sài, hay phán bệnh bừa bãi, mỗi người một kiểu.

- Sự thật: có một số người thường mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh mình do ảnh hưởng từ dư luận ben ngoài, tự làm khổ chính mình. Và có một số thầy thuốc chuyên môn kém.

- Điều được phóng đại: Nhân vật “tôi” đi khám mắt nhiều lần, mỗi lần đi khám lại phát hiện ra một loại bệnh về mắt. Cuối cùng, ngã vỡ kính mới biết mình không bị bệnh gì cả.

Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy phân tích một số đặc điểm của truyện cười được thể hiện ở văn bản Cái kính.

Trả lời:

- Truyện ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật: Truyện kể về những lần đi khám và cắt mắt kính của nhân vật “tôi”, và khi mắt anh có thể nhìn thấy rõ ràng cũng là lúc mắt kính bị vỡ.

- Truyện như là một câu chuyện đùa, phê phán những người hay mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính mình, và sự thiếu trách nhiệm của một số y, bác sĩ.

- Truyện đưa ra các chi tiết gây cười theo trình tự logic, tạo nên những tình huống bất ngờ kết hợp sử dụng biện pháp trào phúng khiến câu chuyện về nhân vật “tôi” trở nên hấp dẫn, hài hước.

Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, truyện Cái kính nêu lên và châm biến, phê phán điều gì? Điều đó có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Trả lời:

- Phê phán những người hay mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính mình, và sự thiếu trách nhiệm của một số y, bác sĩ.

- Thông điệp, tư tưởng của truyện vẫn luôn mới mẻ và cần thiết với cuộc sống con người ngày nay.

Câu 6 (trang 95 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Từ điển tiếng Việt giải nghĩa từ bệnh tưởng là “trạng thái tinh thần lo lắng do bị ám ảnh là mình đã mắc một bệnh nào đó, kì thật không phải”. Theo em, nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em, nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng vì tình trạng mắt đang bình thường, không có vấn đề gì nhưng vẫn muốn đeo kính để khiến mình trông tri thức hơn. Sau những lần đi cắt kính và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hằng ngày, anh ta vẫn nghĩ mắt mình có vấn đề chứ nhất quyết không chịu bỏ kính ra.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên