Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 108 Tập 1 - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 108 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 108 Tập 1 - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Nghị luận xã hội và các kiểu văn bản nghị luận xã hội

- Nghị luận xã hội là kiểu văn bản trong đó tác giả đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề xã hội và dùng các lí lẽ, bằng chứng để luận bàn, làm sáng tỏ và thuyết phục người đọc về ý kiến đã nêu lên.

- Các kiểu văn bản nghị luận xã hội:

+ Nghị luận xã hội thời trung đại: Ở Việt Nam, thời trung đại, văn bản nghị luận được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, được thể hiện bằng các thể loại như chiếu, cáo, hịch,...

• Chiếu, cáo thường được vua, chúa dùng để ban bố trước dân chúng về những công việc và sự kiện có tính chất quốc gia; hịch được vua, chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh các phong trào viết ra để kêu gọi, thuyết phục dân chúng và những người dưới quyền cùng thực hiện những sự việc trọng đại.

• Nghị luận xã hội thời trung đại thường được viết bằng văn biền ngẫu (biển là ngựa đi sóng đòi; ngẫu là từng cặp), từ ngữ được sử dụng trang trọng, uyên bác, giàu tính ước lệ, tượng trưng, có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố lập luận và cảm xúc của người viết. Trong văn biền ngẫu, các câu đối nhau theo từng cặp về âm (thanh bằng, thanh trắc) và từ loại (danh từ với danh từ, động từ với động từ,...) tạo nên nhịp điệu và ý nghĩa của bài văn. Ví dụ: Câu 4 chữ đối với câu 4 chữ “ruột đau như cắt, // nước mắt đầm đìa”; câu 6 chữ đối với câu 6 chữ “sinh ra phải thời loạn lạc, // lớn lên gặp buổi gian nan”….

Quảng cáo

+ Nghị luận xã hội thời hiện đại: Khác với nghị luận xã hội trung đại, nghị luận xã hội hiện đại được viết bằng văn xuôi quốc ngữ, câu vần tự do. Về nội dung, bên cạnh những vấn đề có tính chất quốc gia, quốc tế, các văn bản nghị luận xã hội hiện đại còn bàn bạc nhiều vấn đề của cuộc sống đời thường. Tác giả nghị luận xã hội hiện đại có thể là những nhân vật có uy tín, có vị trí trong xã hội hoặc có thể là một người bình thường.

2. Một số thành tố của văn bản nghị luận

- Luận đề là quan điểm (tư tưởng) bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc trong phần mở đầu của văn bản.

- Luận điểm nhằm triển khai làm rõ luận đề. Số lượng luận điểm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nội dung của vấn đề được triển khai trong bài nghị luận. Các luận điểm lại được làm sáng tỏ bởi các lí lẽ và bằng chứng.

- Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết là những phát biểu, nhận định mang quan điểm riêng của tác giả nên chúng có thể đúng hoặc chưa đúng.

- Bằng chứng khách quan là những sự vật, số liệu có thật, có thể kiểm nghiêm được trong thực tế đời sống.

Các ý kiến, đánh giá chủ quan cùa người viết chỉ có thể được làm sáng tỏ và chứng minh tính đúng đắn thông qua các lí lẽ và bằng chứng khách quan. Nếu không có các lí lẽ và bằng chứng khách quan thì các luận điểm của người viết sẽ thiếu chính xác và không thể thuyết phục người đọc.

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên