200+ Trắc nghiệm Hóa đại cương (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Hóa đại cương có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Hóa đại cương đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Hóa đại cương (có đáp án)
Chương 1: Cấu tạo nguyên tử
Câu 1. Khối lượng nguyên tử của đồng vị H gồm:
A. Khối lượng của 1 proton + 1 notron
B. khối lượng của electron
C. khối lượng của electron + 1 nơtron
D. khối lượng của 1 proton
Câu 2. Chọn câu sai:
A. Nguyên tử được tạo thành từ các hạt cơ bản là neutron, proton và electron.
B. Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử.
C. Hạt nhân của nguyên tử không thay đổi trong các phản ứng hóa học thông thường (trừ phản ứng hạt nhân).
D. Quang phổ nguyên tử là quang phổ liên tục.
Câu 3. Trong các phát biểu cho sau đây, các phát biểu đúng là:
1) Các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân Z và có số khối A khác nhau được gọi là các đồng vị.
2) Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị của một nguyên tố có số nơtron khác nhau.
3) Nguyên tử lượng của một nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn là trung bình cộng của nguyên tử lượng của các đồng vị theo tỷ lệ tồn tại trong tự nhiên.
4) Trừ đồng vị có nhiều nhất của một nguyên tố X, các đồng vị khác đều là những đồng vị phóng xạ.
5) Các đồng vị của cùng một nguyên tố thì giống nhau về tất cả các tính chất lý, hóa học.
A. 1,5
B. 1,2,3
C. 1,2
D. 1,4,5
Câu 4. Chọn phát biểu sai về kiểu nguyên tử Bohr áp dụng cho nguyên tử Hidro hoặc các ion giống Hidro (ion chỉ có 1 electron)
A. Khi chuyển động trên quỹ đạo Bohr, năng lượng của electron không thay đổi.
B. Bức xạ phát ra khi electron chuyển từ mức năng lượng Ea xuống mức năng lượng Ec có bước sóng bằng:
C. Electron khối lượng m, chuyển động với tốc độ v trên quỹ đạo Bohr bán kính r, có độ lớn của momen động lượng: mvr =
D. Electron chỉ thu vào hay phát ra bức xạ khi chuyển từ quỹ đạo bền này sang quỹ đạo bền khác.
Câu 5. Chọn câu đúng:
Độ dài sóng của bức xạ do nguyên tử hidro phát ra tuân theo hệ thức:
Nếu n1 = 1, n2 = 4 bức xạ này ứng với sự chuyển electron:
A. Từ quỹ đạo 1 lên quỹ đạo 4, bức xạ thuộc dãy Lyman.
B. Từ quỹ đạo 1 lên quỹ đạo 4, bức xạ thuộc dãy Balmer.
C. Từ quỹ đạo 4 xuống quỹ đạo 1, bức xạ thuộc dãy Lyman.
D. Từ quỹ đạo 4 xuống quỹ đạo 1, bức xạ thộc dãy Balmer.
Câu 6. Thuyết cơ học lượng tử không chấp nhận điều nào trong các điều sau đây :
1) Có thể đồng thời xác định chính xác vị trí và tốc độ của electron.
2) Electron vừa có tính chất sóng vừa có tính chất hạt.
3) Electron luôn chuyển động trên một qũy đạo xác định trong nguyên tử
4) Không có công thức nào có thể mô tả trạng thái của electron trong nguyên tử
A. 1,3
B. 1,3,4
C. 1,2,4
D. 1,2,3
Câu 7. Chọn chú giải đúng của phương trình sóng Schrudinger:
1) E là năng lượng toàn phần và V là thế năng của hạt vi mô phụ thuộc vào tọa độ x, y, z.
2) Đây là phương trình sóng mô tả sự chuyển động của hạt vi
3) Ψ là hàm sóng đối với các biến x, y, z mô tả sự chuyển động của hạt vi mô ở điểm có toạ độ x, y và z phụ thuộc vào thời gian.
A. 2, 3
B. 1, 3
C. 1, 2
D. 1
Câu 8. Chọn câu đúng:
Dấu của hàm sóng được biểu diễn trên hình dạng của các AO như sau:
A. AO s có thể mang dấu (+) hay dấu (-).
B. AO p có dấu ở hai vùng không gian giống nhau (cùng mang dấu (+) hoặc cùng mang dấu (-).
C. AO s chỉ mang dấu (+).
D. AO p chỉ có dấu (+) ở cả hai vùng không gian.
Câu 9. Chọn câu đúng:
Ocbitan nguyên tử là:
A. Vùng không gian bất kỳ chứa 90% xác suất có mặt của electron.
B. Hàm sóng mô tả trạng thái của electron trong nguyên tử được xác định bởi 3 số lượng tử n, l, m1.
C. Quỹ đạo chuyển động của electron trong nguyên tử.
D. Hàm sóng mô tả trạng thái của electron trong nguyên tử được xác định bởi 4 số lượng tử n, l, m1 và ms.
Câu 10. Chọn phát biểu đúng:
1) Các orbital nguyên tử s có tính đối xứng cầu.
2) Các orbital nguyên tử pi có mặt phẳng phản đối xứng đi qua tâm và vuông góc với trục tọa độ i tương ứng.
3) Các orbital nguyên tử pi có mật độ xác suất gặp electron là cực đại dọc theo trục tọa độ i tương ứng.
4) Các orbital nguyên tử d nhận tâm O của hệ tọa độ làm tâm đối xứng.
A. 1, 2, 4
B. 1, 3. 4
C. 2, 4
D. 1, 2, 3, 4
Câu 11.Chọn trường hợp đúng:
Chọn tất cả các tập hợp có thể tồn tại trong các tập hợp các số lượng tử sau:
1) n = 3, l = 3, m1= -3
2) n = 3, l = 2, m1= +2
3) n = 3, l = 1, m1= +2
4) n = 3, l = 0, m1= 0
A. 2, 4
B. 2, 3
C. 1, 4
D. 1, 3, 4
Câu 12. Chọn phát biểu sai:
A. Số lượng tử chính n có thể nhận giá trị nguyên dương (1, 2, 3 ..), xác định năng lượng electron, kích thước ocbitan nguyên tử; n càng lớn thì năng lượng của electron càng cao, kích thước ocbitan nguyên tử càng lớn. Trong nguyên tử đa electron, những electron có cùng giá trị n lập nên một lớp electron và chúng có cùng giá trị năng lượng.
B. Số lượng tử phụ l có thể nhận giá trị từ 0 đến n-1 Số lượng tử phụ l xác định tên và hình dạng của đám mây electron. Trong nguyên tử đa electron, những electron có cùng giá trị n và l lập nên một phân lớp electron và chúng có năng lượng như nhau.
C. Số lượng tử từ m1 có thể nhận giá trị từ – l đến + l. Số lượng tử từ đặc trưng cho sự định hướng của các ocbitan nguyên tử trong từ trường.
D. Số lượng tử từ spin đặc trưng cho thuộc tính riêng của electron và chỉ có hai giá trị - ½ và + 1/2
Câu 13. Chọn câu sai:
1) Năng lượng của orbitan 2px khác của orbitan 2pz vì chúng có định hướng khác nhau.
2) Năng lượng của orbitan 1s của oxy bằng năng lượng của orbitan 1s của flo.
3) Năng lượng của các phân lớp trong một lớp lượng tử có giá trị l khác nhau thì khác nhau.
4) Năng lượng của các orbitan trong một phân lớp có giá trị m1 khác nhau thì khác nhau.
A. 1, 4
B. 1, 2, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 2
Câu 14. Chọn câu sai:
A. Các electron lớp bên trong có tác dụng chắn mạnh đối với các electron lớp bên ngoài.
B. Các electron trong cùng một lớp chắn nhau yếu hơn so với khác lớp.
C. Các electron trong cùng một lớp, theo chiều tăng gía trị l sẽ có tác dụng chắn giảm dần.
D. Các electron lớp bên ngoài hoàn toàn không có tác dụng chắn đối với các electron lớp bên trong.
Câu 15. Chọn phát biểu đúng:
1) Hiệu ứng xâm nhập càng nhỏ khi các số lượng tử n và 1 của electron càng nhỏ.
2) Một phân lớp bão hòa hay bán bão hòa có tác dụng chắn yếu các lớp bên ngoài.
3) Hai electron thuộc cùng một ô lượng tử chắn nhau rất yếu nhưng lại đẩy nhau rất mạnh.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 1, 2, 3
Câu 16. Chọn trường hợp đúng:
Tên các ocbitan ứng với n = 5, l = 2; n= 4, l = 3; n =3, l = 0 lần lượt là:
A. 5p, 4d, 3s
B. 5d, 4f, 3s
C. 5s, 4d, 3p
D. 5d, 4p, 3s
Câu 17. Thuyết cơ học lượng tử áp dụng cho nguyên tử nhiều electron không chấp nhận điều nào trong 4 điều sau đây (chọn câu sai):
A. Ở trạng thái cơ bản, các electron chiếm các mức năng lượng sao cho tổng năng lượng của chúng là nhỏ nhất.
B. Các electron trong cùng một nguyên tử không thể có 4 số lượng tử giống nhau.
C. Năng lượng của ocbitan chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính.
D. Trong mỗi phân lớp, các electron sắp xếp sao cho số electron độc thân là tối đa.
Câu 18. Electron cuối của nguyên tử S (Z = 16) có bộ các số lượng tử sau (quy ước electron điền vào các ocbitan theo thứ tự m1 từ + l đến – l)
A. n = 3, l = 2, m1 = - 2, ms = +1/2
B. n = 3, l = 2, m1 = + 2, ms = -1/2
C. n = 3, l = 1, m1 = - 1, ms = +1/2
D. n = 3, l = 1, m1 = + 1, ms = -1/2
Câu 19. Cấu hình electron hóa trị của ion Co3+ (Z = 27 ) ở trạng thái bình thường là:
A. 3d6 (không có electron độc thân)
B. 3d44s2 (có electron độc thân)
C. 3d6 (có electron độc thân)
D. 3d44s2 (không có electron độc thân)
Câu 20. Chọn trường hợp đúng:
Trong các cấu hình electron sau, những cấu hình nào tuân theo các nguyên tắc ngoại trừ và vững bền của Pauli:
1) 1s22s22p6
2) 1s22s22p5
3) 1s22s22p43s23p1
4) 1s22s22p63s23p63d10
5) 1s22s22p63s23p63d144s2
A. 2
B. 1, 2, 3
C. 3, 4, 5
D. 2, 5
Câu 21. Chọn trường hợp đúng:
Cho biết số electron tối đa và số lượng tử chính n của các lớp lượng tử O và Q:
A. lớp O: 2 e, n = 1; lớp Q: 32 e, n = 4
B. lớp O: 18 e, n = 3; lớp Q: 50 e, n = 5
C. lớp O: 32 e, n = 4; lớp Q: 72 e, n = 6
D. lớp O: 50 e, n = 5; lớp Q: 98 e, n = 7
Câu 22. Chọn trường hợp đúng:
Số orbital tối đa có thể có tương ứng với ký hiệu sau: 5p, 3d, 4d, n = 5, n = 4.
A. 3, 5, 5, 11, 9
B. 3, 1, 5, 25, 16
C. 1, 1, 1, 50, 32
D. 3, 1, 5, 11, 9
Câu 23. Chọn trường hợp đúng:
Các nguyên tử ở trạng thái cơ bản có cấu hình electron hóa trị nguyên tử như sau có số electron độc thân lần lượt là
1) 4f75d16s2
2) 5f6d17s2
3) 3d54s1
4) 4f6s2
A. 1) 4; 2) 5; 3) 6; 4) 5
B. 1) 8; 2) 4; 3) 6; 4) 6
C. 1) 4; 2) 5; 3) 2; 4) 5
D. 1) 8; 2) 5; 3) 6; 4) 6
Câu 24. Ocbitan 1s của nguyên tử H có dạng hình cầu, nghĩa là:
A. Xác suất gặp electron 1s của H giống nhau theo mọi hướng trong không gian.
B. Khoảng cách của electron 1s đến nhân H luôn luôn không đổi.
C. electron 1s chỉ di chuyển tại vùng không gian bên trong hình cầu ấy.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 25. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
1) Trong cùng một nguyên tử, ocbitan np có kích thước lớn hơn ocbitan (n-1)p.
2) Trong cùng một nguyên tử, năng lượng của electron trên AO ns lớn hơn năng lượng của electron trên AO (n-1)s.
3) Xác suất gặp electron của một AO 4f ở mọi hướng là như nhau.
4) Năng lượng của electron trên AO 3dzx lớn hơn năng lượng của electron trên AO 3dxy
A. 1, 2
B. 1, 2, 3
C. 2, 3
D. 1, 4
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT