200+ Trắc nghiệm Luật kinh tế quốc tế (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Luật kinh tế quốc tế có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Luật kinh tế quốc tế đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Luật kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu 1. Pháp luật Kinh tế Quốc tế của WTO được hiểu là gì?
A. Tổng thế các nguyên tắc, quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của các thành viên WTO.
B. Tổng thế các nguyên tắc, quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và quyền phái sinh và các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của các thành viên WTO.
C. Tổng thế các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại quyền sở hữu trí tuệ giữa WTO và các nước khác.
D. Tổng thế các nguyên tắc, quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thương mại giữa các thành viên của WTO.
Câu 2. Luật Kinh tế Quốc tế của WTO bao gồm các nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc Đối xử Quốc gia; Nguyên tắc thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán; Nguyên tắc dễ dự đoán; Nguyên tắc tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng; Nguyên tắc dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi.
B. Nguyên tắc không phân biệt đối xử; Nguyên tắc thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán; Nguyên tắc bình đẳng, hợp tác cùng có lợi; Nguyên tắc tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng; Nguyên tắc dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi.
C. Nguyên tắc không phân biệt đối xử; Nguyên tắc thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán; Nguyên tắc dễ dự đoán; Nguyên tắc tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng; Nguyên tắc dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi.
D. Nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết; Nguyên tắc thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán; Nguyên tắc dễ dự đoán; Nguyên tắc tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng; Nguyên tắc dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi.
Câu 3. Luật Kinh tế Quốc tế của WTO gồm có các nguồn pháp luật nào?
A. Luật quốc gia và điều ước quốc tế
B. Luật quốc gia và tập quán quốc tế
C. Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
D. Điều ước quốc tế
Câu 4. Luật Kinh tế quốc tế của WTO có các chủ thể nào?
A. Các quốc gia và các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương.
B. Các quốc gia và tổ chức phi chính phủ
C. Các quốc gia
D. Các quốc gia và các dân tộc đang đấu tranh dành quyền độc lập
Câu 5. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có nhiệm vụ gì?
A. Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có); Tạo diễn đàn để các thành viên trình bày các chính sách thương mại của mình, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại; Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
B. Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có); Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại; Hòa giải các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
C. Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có); Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại; Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
D. Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có); Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại; Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; Kết nạp thêm các thành viên mới.
Câu 6. WTO có cơ cấu tổ chức như thế nào?
A. Hội nghị Bộ trưởng; Đại Hội đồng; Các Ủy ban; Ban Thư ký
B. Hội nghị Bộ trưởng; Đại Hội đồng; Các Hội đồng; Ban Thư ký
C. Hội nghị Bộ trưởng; Đại Hội đồng; Các Hội đồng; Cơ quan giải quyết tranh chấp
D. Hội nghị Bộ trưởng; Hội nghị cấp cao; Các Hội đồng; Ban Thư ký
Câu 7. WTO có các hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa nào?
A. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994; Hiệp định Nông nghiệp; Hiệp định về Áp dụng các Biện pháp Kiểm dịch Động thực vật; Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại
B. Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMs); Hiệp định về Chống bán phá giá (Điều VI của GATT 1994); Hiệp định về Giám định hàng hóa trước khi gửi hàng (PSI)
C. Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ; Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu; Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng; Hiệp định về các Biện pháp tự vệ; Hiệp định thuận lợi hóa thương mại
D. Cả 3 phương án trả lời nêu trên
Câu 8. WTO có các nguyên tắc chuyên biệt nào về thương mại hàng hóa quốc tế?
A. Nguyên tắc không phân biệt đối xử, gồm: Quy tắc tối huệ quốc (MFN) và Quy tắc đối xử quốc gia (NT)
B. Nguyên tắc bảo hộ thông qua thuế quan
C. Nguyên tắc minh bạch
D. Cả 3 phương án trả lời trên
Câu 9. Việt Nam có các cam kết cơ bản nảo với WTO về thương mại hàng hóa?
A. Ràng buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu của mình; Chỉ dùng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ; Tại cửa khẩu, ngoài thuế nhập khẩu, không sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách.
B. Ràng buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu của mình; Chỉ dùng các luật thuế làm công cụ để bảo hộ; Tại cửa khẩu, ngoài thuế nhập khẩu, không sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách.
C. Ràng buộc mức trần cho một số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu của mình; Chỉ dùng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ; Tại cửa khẩu, ngoài thuế nhập khẩu, không sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách.
D. Ràng buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu của mình; Có thể dùng thuế nhập khẩu hoặc phí hải quan làm công cụ để bảo hộ; Tại cửa khẩu, ngoài thuế nhập khẩu, không sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách.
Câu 10. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, hàng hóa được hiểu là gì?
A. Sản phẩm các thành viên WTO quy định và đăng ký với Ủy ban thương mại Hàng hóa WTO
B. Sản phẩm được liệt kê và mô tả trong Bộ văn kiện gia nhập WTO của từng thành viên WTO
C. Sản phẩm được liệt kê và mô tả trong Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới (Công ước HS)
D. Sản phẩm được liệt kê và mô tả trong biểu thuế quan của từng thành viên WTO (danh mục HS quốc gia)
Câu 11. Công ước của Tổ chức Hải quan thế giới về Hệ thống hài hòa về mã hóa và mô tả hàng hóa (Công ước HS) quy định những nội dung cơ bản gì?
A. Gồm 2 phần: Phần chính quy định quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi nghĩa vụ của các bên tham gia Công ước, cách thức duy trì và cập nhập Công ước, cách thức giải quyết tranh chấp; Phụ lục cho phép các thành viên được quyền ban hành danh mục HS của quốc gia mình.
B. Gồm 2 phần: Phần chính quy định quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi nghĩa vụ của các bên tham gia Công ước, cách thức duy trì và cập nhập Công ước, cách thức giải quyết tranh chấp; Phụ lục liệt kê các loại hàng hóa mà quốc gia thành viên WCO được phép thương mại.
C. Gồm 2 phần: Phần chính quy định các loại hàng hóa thành viên WCO có quyền xuất khẩu hoặc nhập khẩu; Phụ lục quy định quy tắc tổng quát giải thích hệ thống hài hòa. Chú giải phần, chương, nhóm. Mã số nhóm, phân nhóm hàng hóa.
D. Gồm 2 phần: Phần chính quy định quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi nghĩa vụ của các bên tham gia Công ước, cách thức duy trì và cập nhập Công ước, cách thức giải quyết tranh chấp; Phụ lục quy định quy tắc tổng quát giải thích hệ thống hài hòa. Chú giải phần, chương, nhóm. Mã số nhóm, phân nhóm hàng hóa.
Câu 12. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, hàng hóa tương tự được hiểu là gì?
A. Hàng hóa tương tự là hàng hoá có hình thức gần giống nhau hoặc giống nhau về chức năng, công dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác.
B. Hàng hóa tương tự là hàng hoá giống hệt nhau hoặc giống nhau về chức năng, công dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác.
C. Hàng hóa tương tự là hàng hoá có thể thay thế cho nhau hoặc giống nhau về chức năng, công dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác.
D. Hàng hóa tương tự là hàng hoá giống hệt nhau hoặc giống nhau về tên gọi, công dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác.
Câu 13. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là gì?
A. Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động thương mại giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau
B. Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động thương mại theo đó bên giao hàng có quyền nhận tiền, bên giao tiền có quyền nhận hàng
C. Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động thương mại giữa các pháp nhân thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa.
D. Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động thương mại giữa nước này với nước khác nhằm mục đích lợi nhuận
Câu 14. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là gì?
A. Sự thỏa thuận giữa các thương nhân theo đó bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
B. Sự thỏa thuận giữa các thương nhân thông qua hợp đồng theo đó quyền của bên này là nghĩa vụ của bên khác và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
C. Sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, theo đó bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng, nhận hàng và quyền sở hữu.
D. Sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau theo đó bên bán cung cấp hàng và nhận tiền, bên mua nhận hàng và trả tiền. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được công chứng.
Câu 15. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, thuế quan được hiểu là gì?
A. Là khoản thu của ngân sách nhà nước, đánh vào hàng hóa khi hàng hóa dịch chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hai quan khác. Thuế quan còn được gọi là thuế xuât khẩu, thuế nhập khẩu.
B. Là khoản thu của ngân sách nhà nước, đánh vào hàng hóa khi hàng hóa dịch chuyển từ nước nọ sang nước kia. Thuế quan còn được gọi là thuế xuât khẩu, thuế nhập khẩu.
C. Là khoản thu của ngân sách nhà nước, đánh vào hàng hóa, dịch vụ khi hàng hóa, dịch vụ dịch chuyển từ nước nọ sang nước kia. Thuế quan còn được gọi là thuế xuât khẩu, thuế nhập khẩu.
D. Là khoản thu của ngân sách nhà nước, đánh vào hàng hóa khi hàng hóa dịch chuyển từ nước nọ sang nước kia. Thuế quan còn được gọi là thuế xuât khẩu, thuế nhập khẩu và phí hải quan.
Câu 16. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Các thành viên của WTO có quyền ban hành biểu thuế quan của quốc gia mình để đánh thuế vào hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu của quốc gia khác.
B. Mục đích của thuế quan nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ mậu dịch.
C. Chỉ thành viên của WTO thuộc nhóm nước phát triển mới phải cam kết mức thuế trần và không được nâng thuế nhập khẩu cao hơn mức ràng buộc đó.
D. WTO thừa nhận thuế quan và phí hải quan là công cụ hợp pháp duy nhất bảo hộ các ngành sản xuất trong nước.
Câu 17. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, có các loại thuế quan nào được áp dụng phổ biến?
A. Thuế theo giá trị, tính trên đơn giá hàng (Ad valorem tariff)
B. Thuế quan theo trọng lượng, số lượng hàng hóa (Specific tariff)
C. Thuế quan hỗn hợp, vừa tính trên giá trị đơn hàng, vừa tính theo trọng lượng, số lượng hàng hóa (Combination tariff)
D. Cả 3 phương án trả lời trên.
Câu 18. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, biện pháp phi thuế quan được hiểu là gì?
A. Là các biện pháp của nước nhập khẩu nhằm cản trở sự thuận lợi của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không phải là thuế quan. Ví dụ: giấy phép xuất khẩu, áp thuế chống bán phá giá, xuất xứ hàng hóa…
B. Là các biện pháp của nước nhập khẩu nhằm cản trở sự luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu mà không phải là thuế quan. Ví dụ: áp thuế chống bán phá giá, xuất xứ hàng hóa…
C. Là các biện pháp của nước nhập khẩu nhằm cản trở sự thuận lợi của hàng hóa nhập khẩu mà không phải là thuế quan. Ví dụ: áp thuế chống bán phá giá, xuất xứ hàng hóa…
D. Là các biện pháp của nước nhập khẩu nhằm cản trở sự thuận lợi của hàng hóa, dịch vụ, các khoản đầu tư từ nước khác.
Câu 19. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, hàng rào phi thuế quan được hiểu là gì?
A. Là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ nhằm bảo hộ trong nước.
B. Là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng
C. Là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mặc dù thành viên WTO đó khằng định có cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng
D. Là những biện pháp hành chính mang tính cản trở tạm thời đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng
Câu 20. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, thế nào là bán phá giá?
A. Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
B. Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá trị xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
C. Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như chi phí xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
D. Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn 7% mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
Câu 21. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. WTO cấm các thành viên không được bán phá giá.
B. WTO chỉ quy định về bán phá giá hàng hóa, không quy định về bán phá giá dịch vụ
C. Mức thuế chống bán phá giá được phép bằng hoặc cao hơn biên độ bán phá giá
D. Chỉ đánh thuế chống bán phá giá khi xác định biên độ phá giá từ 9% trở lên
Câu 22. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) có phạm vi điều chỉnh như thế nào?
A. Hiệp định SPS quy định các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các rào cản thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.
B. Hiệp định SPS quy định các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa trong thương mại quốc tế như bao bì, ký mã hiệu, thông số kỹ thuật v.v… nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.
C. Hiệp định SPS quy định các nguyên tắc và điều kiện mà các quốc gia trên thế giới phải tuân thủ khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.
D. Hiệp định SPS quy định các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các biện pháp kiểm dịch động-thực vật có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.
Câu 23. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) có phạm vi điều chỉnh như thế nào?
A. Hiệp định TBT quy định các nguyên tắc và điều kiện mà nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa trong thương mại nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật và bảo vệ môi trường.
B. Hiệp định TBT quy định các nguyên tắc và điều kiện mà nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường đối với hàng hóa trong thương mại nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật và bảo vệ môi trường.
C. Hiệp định TBT quy định các nguyên tắc và điều kiện mà các quốc gia phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật và bảo vệ môi trường.
D. Hiệp định TBT quy định các điều kiện mà nước xuất khẩu phải tuân thủ khi lưu thông hàng hóa trong thương mại quốc tế nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất, bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật và bảo vệ môi trường của nước nhập khẩu.
Câu 24. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, Hiệp định chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM) có phạm vi điều chỉnh như thế nào?
A. Hiệp định TBT quy định các nguyên tắc và điều kiện mà nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các biện hỗ trợ doanh nghiệp trong nước cũng như các quy định về những hành động mà nước thành viên WTO có thể sử dụng để đối phó lại tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu.
B. Hiệp định TBT quy định các nguyên tắc và điều kiện mà nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các biện pháp trợ cấp cũng như các quy định về những hành động mà nước thành viên WTO có thể sử dụng để đối phó lại ảnh hưởng của các biện pháp trợ cấp đối với hàng nhập khẩu.
C. Hiệp định TBT quy định các nguyên tắc và điều kiện mà nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các đối phó với hàng nhập khẩu từ các thành viên khác khi lượng hàng nhập khẩu đó tăng đột biến trong một thời gian ngắn.
D. Hiệp định TBT quy định các nguyên tắc và điều kiện mà nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các biện pháp trợ cấp cũng như các quy định về thủ tục mà nước thành viên WTO có thể sử dụng để kiện lên WTO.
Câu 25. Luật Kinh tế Quốc tế của WTO có các nội dung pháp lý nào nhằm bảo vệ môi trường?
A. Công nhận các thành viên WTO được đề ra các tiêu chuẩn nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, - động thực vật dù và được miễn không phải tuân theo các quy định của Hiệp định GATT và Hiệp định GATs
B. Các chương trình môi trường không phải cắt giảm trợ cấp và cho phép trợ cấp đến 20% để các doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường mới
C. Có thể từ chối cấp bằng sáng chế đe doạ đến đời sống, sức khoẻ con người, động - thực vật hoặc phá hoại môi trường
D. Cả 3 phương án trả lời nêu trên.
Câu 26. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, thương mại dịch vụ quốc tế có các nguyên tắc chuyên biệt nào?
A. Nguyên tắc tối huệ quốc; Đãi ngộ quốc gia và các cam kết mở cửa thị trường; Bình đẳng cùng có lợi; Công nhận lẫn nhau; Độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ.
B. Nguyên tắc tối huệ quốc; Đãi ngộ quốc gia và các cam kết mở cửa thị trường; Minh bạch hóa hệ thống chính sách; Có đi có lại; Độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ.
C. Nguyên tắc tối huệ quốc; Đãi ngộ quốc gia và các cam kết mở cửa thị trường; Minh bạch hóa hệ thống chính sách; Công nhận lẫn nhau; Độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ.
D. Nguyên tắc tối huệ quốc; Đãi ngộ quốc gia và các cam kết mở cửa thị trường; Minh bạch hóa hệ thống chính sách; Công nhận lẫn nhau; Ưu tiên các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Câu 27. WTO có các hiệp định nào về thương mại dịch vụ quốc tế?
A. “Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới” được ký ngày 15/4/1994, trong đó có Phụ lục 1B với tên gọi “Hiệp định chung về thương mại dịch vụ” (GATS) là văn bản pháp lý điều chỉnh về thương mại dịch vụ quốc tế của WTO.
B. “Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới” được ký ngày 15/4/1994, trong đó có Phụ lục 1C với tên gọi “Hiệp định về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO” là văn bản pháp lý điều chỉnh về thương mại dịch vụ quốc tế của WTO.
C. “Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới” được ký ngày 15/4/1994, trong đó có Phụ lục 3 với tên gọi “Hiệp định về cơ chế rà soát chính sách thương mại” là văn bản pháp lý điều chỉnh về thương mại dịch vụ quốc tế của WTO.
D. “Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới” được ký ngày 15/4/1994, trong đó có Phụ lục 4 với tên gọi “Các hiệp định thương mại nhiều bên” là văn bản pháp lý điều chỉnh về thương mại dịch vụ quốc tế của WTO.
Câu 28. WTO có các hiệp định nào về thương mại hàng hóa quốc tế?
A. “Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới” được ký ngày 15/4/1994, trong đó có Phụ lục 3 với tên gọi “Hiệp định về cơ chế rà soát chính sách thương mại” là văn bản pháp lý điều chỉnh về thương mại hàng hóa quốc tế của WTO.
B. “Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới” được ký ngày 15/4/1994, trong đó có Phụ lục 4 với tên gọi “Các hiệp định thương mại nhiều bên” là văn bản pháp lý điều chỉnh về thương mại hàng hóa quốc tế của WTO.
C. “Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới” được ký ngày 15/4/1994, trong đó có Phụ lục 1A với tên gọi “Các hiệp định Đa biên về Thương mại hang hóa” là văn bản pháp lý điều chỉnh về thương mại hàng hóa quốc tế của WTO.
D. “Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới” được ký ngày 15/4/1994, trong đó có Phụ lục 1C với tên gọi “Hiệp định về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO” là văn bản pháp lý điều chỉnh về thương mại hàng hóa quốc tế của WTO.
Câu 29. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, dịch vụ thương mại được hiểu là gì?
A. Bao gồm bất kỳ sản phẩm nào được các thành viên WTO cam kết dựa trên phụ lục của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)
B. Bao gồm bất kỳ sản phẩm nào được liệt kê vào, được mô tả và mã hóa trong Danh mục PCPC của Liên hợp quốc
C. Bao gồm mọi cam kết của các thành viên WTO về việc mở cửa thị trường, không phụ thuộc vào Danh mục PCPC của Liên hợp quốc
D. Bao gồm bất kỳ quy định về mở cửa thị trường nào của các quốc gia nhưng không được trái với nguyên tắc của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)
Câu 30. Theo Luật Kinh tế Quốc tế của WTO, thương mại dịch vụ được hiểu là gì?
A. Việc cung ứng dịch vụ theo các phương thức: Cung cấp qua biên giới; Tiêu dùng nước ngoài; Hiện diện thương mại; Hiện diện thể nhân.
B. Việc cung ứng dịch vụ theo các phương thức: Cung cấp qua biên giới; Xuất nhập khẩu; Hiện diện thương mại; Hiện diện thể nhân.
C. Việc cung ứng dịch vụ theo các phương thức: Cung cấp qua biên giới; Tiêu dùng nước ngoài; Đầu tư ra nước ngoài; Hiện diện thể nhân.
D. Việc cung ứng dịch vụ theo các phương thức: Cung cấp qua biên giới; Tiêu dùng nước ngoài; Hiện diện thương mại; Thành lập công ty.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT