200+ Trắc nghiệm Lý sinh (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Lý sinh có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Lý sinh đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Lý sinh (có đáp án)
Câu 1. Chọn câu Sai về các dạng năng lượng có thể tồn tại trong cơ thể sống
A. Trong cơ thể điện năng Có trong sự vận chuyển thành dòng của các ion qua màng tế bào.
B. Nhiệt năng tồn tại trong toàn bộ cơ thể, đảm bảo cho cơ thể có một nhiệt độ bên trong cần thiết cho các phản ứng chuyển hóa diễn ra bình thường.
C. Hóa năng có ở khắp cơ thể và tồn tại dưới nhiều hình thức: hóa năng của các chất tạo thành, hóa năng của các chất dự trữ, hóa năng của các chất đảm bảo các hoạt động chức năng, hóa năng của các hợp chất giàu năng lượng,...
D. Năng lượng hạt nhân không thể tồn tại trong cơ thể.
Câu 2. Cơ thể sinh vật thuộc hệ nhiệt động
A. Hệ mở
B. Hệ đóng
C. Hệ biệt lập
D. Hệ cô lập
Câu 3. Nhiệt động học là ngành khoa học nghiên cứu
A. Mức độ vận động của thế giới vật chất
B. Sự chuyển động không ngừng của các phân tử
C. Sự chuyển hóa nhiệt lượng sang các dạng năng lượng khác và ngược lại
D. Mức độ thay đổi của các tế bào khi bị ảnh hưởng của môi trường ngoài mở
Câu 4. Người ta chia hệ nhiệt động thành những loại nào sau đây:
A. Hệ đóng, hệ mở
B. Hệ biệt lập, hệ kín, hệ mở
C. Hệ cô lập, hệ mở
D. Hệ kín, hệ mở
Câu 5. Thế nào là hệ đóng?
A. Hệ không trao đổi năng lượng và vật chất với môi trường xung quanh
B. Hệ trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường xung quanh.
C. Hệ trao đổi vật chất mà không trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh.
D. Hệ trao đổi năng lượng mà không trao đổi vật chất với môi trường xung quanh.
Câu 6. 212°F (Fahrenheit) tương đương bao nhiêu độ C (Celsius)
A. 120°C
B. 110°C
C. 100°C
D. 212°C
Câu 7. Một bác sĩ dùng nhiệt kế thủy ngân có thang đo theo độ F (Fahrenheit) đo thân nhiệt của một bệnh nhân. Sau khi đo có kết quả là 101,3. Kết quả này tương đương
A. 37°C.
B. 37,5ºC
C. 38°C
D. 38,5°C
Câu 8. Chọn phát biểu sai. Theo nguyên lý 1 nhiệt động lực học thì
A. Nhiệt truyền cho hệ trong một quá trình có giá trị bằng độ biến thiên nội năng của hệ và Công do hệ sinh ra trong quá trình đó
B. Trong hệ cô lập, nếu không cung cấp nhiệt cho hệ, mà hệ muốn sinh công thì nội năng của hệ phải giảm
C. Nếu ký hiệu A, Q là công và nhiệt mà hệ nhận được, ký hiệu A', Q' là công và nhiệt là hệ sinh ra thì Q=deltaU + A'.
D. Trong hệ cô lập: A = Q= 0 -->deltaU = 0. Ta nói nội năng của hệ cô lập luôn bằng 0.
Câu 9. Chọn phát biểu sai
A. Nhiệt lượng sơ cấp xuất hiện do kết quả phân tán năng lượng nhiệt trong quá trình trao đổi vật chất bởi những phản ứng hóa sinh ( không thuận nghịch ).
B. Nhiệt lượng thứ cấp xuất hiện trong quá trình oxy hóa thức ăn được dự trữ trong các liên kết giàu năng lượng ( ATP ).
C. Nhiệt lượng tỏa ra khi đặt các liên kết giàu năng lượng dự trữ trong cơ thể để điều hòa các hoạt động chủ động của cơ thể được quy ước là nhiệt thứ cấp.
D. Đối với cơ thể sống lượng năng lượng dự trữ vào cơ thể luôn đạt 50 % tổng năng lượng có trong cơ thể
Câu 10. Chọn câu đúng
A. Đối với động vật máu nóng, khi nhiệt độ môi trường thấp hơn thân nhiệt, nhiệt sẽ toả ra môi trường, để cân bằng nhiệt thì cơ thể thì phải sinh nhiệt.
B. Phần năng lượng do cơ thể tỏa ra ở dạng nhiệt lượng thứ cấp sẽ chiếm phần lớn.
C. Theo nguyên lý I thì nhiệt sinh ra trong quá trình đồng hoá thức ăn bằng công mà cơ thể thực hiện và năng lượng dự trữ trong cơ thể
D. Theo nguyên lý I thì nhiệt sinh ra trong quá trình đồng hoá thức ăn bằng công mà cơ thể thực hiện và năng lượng bị mất cho môi trường
Câu 11. Nguyên lý I có nhược điểm
A. Chỉ cho biết khả năng sinh công
B. Không cho biết chiều diễn biến của quá trình biến đổi giữa nhiệt và công.
C. Chỉ cho biết quá trình truyền nhiệt
D. Không cho biết sự biến đổi nội năng trong hệ
Câu 12. Chọn phát biểu sai
A. Hệ luôn luôn có xu hướng chuyển từ trạng thái có ít cách phân phối sang trạng thái có nhiều cách phân phối
B. Đại lượng S = k.InW là entropi của hệ trong đó k là hằng số Boltzmann.
C. Gọi T nhiệt độ của hệ, &Q là nhiệt lượng mà hệ trao đổi trong một quá trình thì entropi S của hệ còn được định nghĩa là &Q/T
D. Entropi của hệ không phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối mà phụ thuộc vào quá trình thay đổi trạng thái.
Câu 13. Ý nghĩa của Entropi.
A. Cho ta biết khái niệm về mức độ hỗn loạn của 1 hệ nào đó, khi hệ nhận nhiệt chuyển động của các phân tử, nguyên tự tăng tương ứng với S tăng và ngược lại khi hệ tỏa nhiệt S giải.
B. Cho ta biết khái niệm về mức độ hỗn loạn của 1 hệ nào đó, khi hệ nhận nhiệt chuyển động của các phân tử, nguyên tử giảm tương ứng với S giảm và ngược lại khi hệ tỏa nhiệt S tăng
C. Hệ luôn luôn có xu hướng chuyển từ trạng thái có nhiều cách phân phối sang trạng thái có ít cách phân phối hợp.
D. Entropi cho biết trạng thái của một hệ
Câu 14. Chọn phát biểu sai khi phát biểu nguyên lý II nhiệt động học
A. Quá trình diễn biến trong hệ cô lập xảy ra theo chiều entropi của hệ không giảm
B. Nhiệt lượng không thể truyền tự động từ vật lạnh sang vật nóng hơn
C. Không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu loại 2 là động cơ hoạt động tuần hoàn biến đổi liên tục nhiệt lượng thành công mà chỉ tiếp xúc với một nguồn nhiệt duy nhất và môi trường xung quanh không chịu một sự thay đổi đồng thời nào.
D. Quá trình diễn biến trong hệ cô lập xảy ra theo chiều entropi của họ luôn tăng.
Câu 15. Chọn phát biểu sai theo nguyên lý II
A. Xác định chiều diễn biến của quá trình nhiệt
B. Cho thấy mọi quá trình biến đổi nhiệt lượng thành công ( trong động cơ nhiệt ) chỉ được một phần và luôn kèm theo hao phí một phần dưới dạng nhiệt lượng truyền cho các vật khác và môi trường
C. Nếu quá trình có tính bất thuận nghịch càng cao thì hiệu suất càng cao
D. Quá trình biến đổi nhiệt lượng thành công là bất thuận nghịch
Câu 16. Chọn phát biểu sai
A. Tại trạng thái dừng, entropi S của hệ có giá trị không đổi.
B. Theo nguyên lý II áp dụng cho cơ thể sống thì để duy trì sự sống cần phải trao đối vật chất và năng lượng với môi trường ngoài
C. Ở trạng thái dừng tốc độ tăng entropi trong cơ thể bằng tốc độ trao đổi entropi với môi trường xung quanh
D. Khi chuyển từ trạng thái dừng này đến trạng thái dùng khác entropi luôn giảm.
Câu 17. Chọn câu đúng
A. Trong chất khí, lực tương tác giữa các phân tử yếu nên phần tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.
B. Trong chất lỏng, lực tương tác giữa các phần tử mạnh hơn trong chất khí nén các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng, đồng thời vị trí cân bằng này có thể dịch chuyển.
C. Ở chất rắn do lực tương tác giữa các phần tử là khá mạnh nên phần tử chỉ đạo động quanh vị trí cân bằng mà thôi, vì thể chất rắn dể có hình dáng xác định.
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 18. Chọn câu đúng
A. Trạng thái rắn, lỏng, khi được quyết định bởi mật độ phân tử và lực tương tác giữa các phân tử với nhau.
B. Giữa các phần tử với nhau chỉ tồn tại lực hút
C. Giữa các phân tử với nhau chỉ tồn tại lực đây
D. Không thể chuyển từ thể rắn sang thể hơi
Câu 19. Chọn phát biểu sai
A. Dộng nặng trung bình của các phân tử khí không phụ thuộc vào bản chất của chất khí mà chi tỷ lệ với nhiệt độ tuyệt đối T của chất khí.
B. Nhiệt độ tuyệt đối của vật là số đo mức độ chuyển động hỗn loạn của các phân tử của vật
C. Khi nhiệt độ của vật càng cao thì chuyển động của các phân tử càng mạnh
D. Ta có thể thực hiện được độ không tuyệt đối
Câu 20. Khi nói về sức căng mặt ngoài. Chọn phát biểu không đúng
A. Thực nghiệm chứng tỏ sức căng mặt ngoài vuông góc với đường ranh giới và tiếp tuyến với mặt ngoài, về giá trị tỷ lệ với độ dài đường ranh giới mặt ngoài
B. Hiện tượng tạo thành lớp bọt khí trên mặt chất lỏng là do tác dụng của sức căng mặt ngoài.
C. Hiện tượng sự tạo thành giọt khi chất lỏng chảy qua một lỗ nhỏ là do tác dụng của sức căng mặt ngoài.
D. Sức căng mặt ngoài không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng
Câu 21. Năng lượng mặt ngoài của chất lỏng
A. Tỷ lệ thuận với hệ số căng mặt ngoài và diện tích mặt ngoài
B. Càng lớn khi diện tích mặt ngoài càng nhỏ
C. Tỷ lệ thuận với hệ số căng mặt ngoài và tỷ lệ nghịch với diện tích mặt ngoài
D. Không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng
Câu 22. Lực căng mặt ngoài tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng. có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn được xác định theo hệ thức:
A. f = σ.l (lực căng bề mặt chất lỏng)
B. f = σ/l
C. f = l/σ
D. f = 2πσ.l
σ là sigma
Câu 23. Lực căng mặt ngoài tác dụng lên một vòng kim loại có chu vi 50 mm được nhúng vào nước xà phòng là bao nhiêu ? Biết hệ số căng bề mặt ở sigma =0,04 N/m
A. I = 0,001 N.
B. f = 0,002 N.
C. f = 0,003 N.
D. f = 0,004 N.
Câu 24. Khi chất lỏng nằm cân bằng trong một bình chứa:
A. áp suất chất lỏng ở đáy luôn nhỏ hơn áp suất ở phía trên
B. áp suất chất lỏng ở đây luôn lớn hơn áp suất ở phía trên.
C. áp suất chất lỏng ở đây luôn bằng áp suất tác dụng lên trên
D. áp suất chất lỏng ở đây phụ thuộc vào hình dáng bình chứa
Câu 25. Nguyên nhân của hiện tượng dinh ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và chất rắn là:
A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn
B. Bề mặt tiếp xúc
C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng
D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng
Câu 26. Vật nào sau đây gây ra áp suất lớn nhất xuống sàn nằm ngang khi đặt nằm yên trên sàn ?
A. Hình hộp vuông trọng lượng 35 N, có cạnh dài 10cm
B. Hình hộp vuông trọng lượng 35 N, có cạnh dài 15cm.
C. Hình trụ trọng lượng 35 N, có bán kính đáy 10cm.
D. Hình trụ trọng lượng 35 N, có bán kính đáy 15cm
Câu 27. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng ?
A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí.
B. Chiếc đinh ghim nhờn mở nổi trên mặt nước.
C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
D. Giọt nước đọng trên lá sen
Câu 28. Nhúng một khung hình vuông có chiều dài mỗi cạnh là 10cm vào rượu rồi kéo lên. Tính lực tối thiểu kéo khung lện, nếu biết khối lượng của khung là 5g. Cho hệ số căng bề mặt của rượu là 24.10^-3 N/m và g=9,8 m/s2.
A. 0,0685N.
B. 0,0568N.
C. 0,0068N.
D. 0,0658 N
Câu 29. Một vòng dây kim loại có đường kính 8 cm được tìm nằm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10^-3 N. Hệ số cảng bề mặt của dầu trong chậu là giá trị nào sau đây ?
A. ó = 18,4.10^-3 N/m.
B. ó = 18,4.10^-5 N/m.
C. ó = 18,4.10^-4 N/m.
D. ó = 18,4.10^-6 N/m
Câu 30. Một ống mao dẫn có bán kính = 0,2 mm nhúng thặng đứng trong thủy ngân. Biết thủy ngân hoàn toàn không làm dính ướt thành ống và suất căng bề mặt của thủy ngân là 0,47 N / m. Độ hạ mực thủy ngân trong ống là:
A. h = 70.10^-3 m
B. h = 35.10^-3 m
C. h = 70.10^-4 m
D. h = 35.10^-4 m
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT