200+ Trắc nghiệm Tâm lí học phát triển (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Tâm lí học phát triển có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Tâm lí học phát triển đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Tâm lí học phát triển (có đáp án)
Câu 1. Đâu không phải là phản xạ tự vệ ở trẻ sơ sinh?
A. Phản xạ hô hấp
B. Phản xạ tìm và ti mẹ
C. Phản xạ Babinski
D. Phản xạ đồng tử mắt
Câu 2. Thực nghiệm "Still face" (Khuôn mặt sắt đá) của Tronick nhằm chứng minh điều gì?
A. Khả năng bắt chước cảm xúc của người đối diện của trẻ
B. Khả năng nhận thức về cảm xúc của người khác của trẻ
C. Tầm quan trọng của việc trẻ gắn bó với mẹ trong việc phát triển các quá trình nhận thức sớm ở trẻ
D. Tầm quan trọng của sự giao lưu cảm xúc giữa cha mẹ và trẻ
Câu 3. Sự tập trung thị giác của trẻ sơ sinh xuất hiện vào thời gian nào?
A. Tuần thứ 2 và thứ 3
B. Tuần thứ 7 và thứ 8
C. Tuần thứ 3 và thứ 5
D. Ngay khi sinh
Câu 4. Những phản xạ có điều kiện đầu tiên xuất hiện vào thời gian nào?
A. Cuối tháng thứ ba
B. Cuối tháng thứ hai
C. Cuối tháng thứ tư
D. Cuối tháng thứ nhất
Câu 5. Đâu không phải là phản xạ lai giống ở trẻ sơ sinh?
A. Phản xạ khóc vì sợ không gian kín
B. Phản xạ Babinski
C. Phản xạ đồng tử mắt
D. Phản xạ Moro
Câu 6. "Tình yêu vị lợi" là thuật ngữ của Sigmund Freud dùng để mô tả về mối quan hệ nào?
A. Gắn bó mẹ con trong giai đoạn sớm
B. Mối quan hệ giữa trẻ và cha
C. Sự phát triển tâm tính dục trong giai đoạn môi miệng của trẻ
D. Quan hệ giữa trẻ và gia đình
Câu 7. Chỉ số chứng tỏ trẻ sơ sinh đã bắt đầu hình thành mối tương tác xã hội thể hiện qua phản ứng đặc biệt nào?
A. Trẻ nhìn theo các đồ vật di chuyển
B. Trẻ tìm ti mẹ khi được bế tư thế bú
C. Trẻ khóc khi thấy người la
D. Trẻ nở nụ cười khi thấy khuôn mặt mẹ
Câu 8. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu biểu lộ sự vui thích trong quá trình tương tác với con người thông qua công cụ nào?
A. Nụ cười xã hội
B. Nụ cười ưu ái
C. Tham khảo xã hội
D. Phức cảm hớn hở
Câu 9. Giai đoạn sơ sinh được quy định ở độ tuổi nào?
A. 2 tháng đầu tiên
B. 12 tháng đầu tiên
C. 4 tháng đầu tiên
D. 6 tháng đầu tiên
Câu 10. Các giai đoạn của sự gắn bó mẹ con theo John Bowlby cho rằng, trẻ sơ sinh bắt đầu "giao tiếp bằng mắt khi hướng về người chăm sóc và báo hiệu các nhu cầu một cách rõ ràng hơn" vào thời điểm nào?
A. Vào tháng thứ 2
B. Khoảng 3 tuần tuổi
C. Khoảng 2 tuần tuổi
D. Khoảng 4 tuần tuổi
Câu 11. "Trẻ chưa có khả năng phân hóa các động cơ, mong muốn của mình theo các thứ bậc ưu tiên" (Ví dụ: không biết chọn món đồ chơi nào thích hơn) là đặc điểm của giai đoạn phát triển nào?
A. Giai đoạn Hài nhi
B. Giai đoạn Mẫu giáo
C. Giai đoạn Nhi đồng
D. Giai đoạn Ấu nhi
Câu 12. Trong giai đoạn Ấu nhi, trẻ có thể nói được câu 2 câu từ (giai đoạn câu 2 từ) vào cột mốc thời gian nào?
A. 36 tháng
B. 24 tháng
C. 30 tháng
D. 21 tháng
Câu 13. Trong giai đoạn Ấu nhi, quá trình nhận thức nào của trẻ chiếm ưu thế nhất?
A. Cảm giác
B. Tri giác
C. Tưởng tượng
D. Tư duy
Câu 14. Trẻ bắt đầu tách rời với mẹ về mặt tâm lý vào cột mốc nào?
A. 18 tháng
B. 6 tháng
C. 24 tháng
D. 12 tháng
Câu 15. Trong giai đoạn Ấu nhi, trí nhớ của trẻ mang đặc điểm gì?
A. Trí nhớ không chủ định
B. Trí nhớ dài hạn
C. Trí nhớ ngắn hạn
D. Trí nhớ có chủ định
Câu 16. Trong giai đoạn Ấu nhi, trẻ có khả năng "để ý và quan sát đồ vật trước khi cho chúng vào mồm" vào khoảng thời gian nào?
A. 12 tháng tuổi
B. 21 tháng tuổi
C. 15 -18 tháng tuổi
D. 24 tháng tuổi
Câu 17. Ở giai đoạn Mẫu giáo, tri giác của trẻ đạt được một thành tựu rất quan trọng, được định nghĩa là "cái dùng để thay thế một cái khác, là kết quả của sự khái quát hóa những hình ảnh, những thuộc tính của các sự vật, hiện tượng cho tri giác mang lại"
A. Hình tượng
B. Ngôn ngữ
C. Hình ảnh
D. Biểu tượng
Câu 18. Hoạt động chủ đạo của trẻ trong giai đoạn Mẫu giáo là gì?
A. Vui chơi với đồ vật
B. Vui chơi đóng vai
C. Giao tiếp với bạn bè
D. Giao tiếp với mẹ
Câu 19. Hoạt động chủ đạo của trẻ trong giai đoạn Ấu nhi là gì?
A. Giao tiếp với mẹ
B. Vui chơi đóng vai
C. Giao tiếp với bạn bè
D. Vui chơi với đồ vật
Câu 20. Ở giai đoạn Mẫu giáo, loại trí nhớ nào của trẻ bắt đầu phát triển từ khoảng 4,5 tuổi?
A. Trí nhớ hình ảnh
B. Trí nhớ ngôn ngữ
C. Trí nhớ có chủ định
D. Trí nhớ không chủ định
Câu 21. Sự chuyên môn hóa của hai bán cầu não của trẻ từ giai đoạn Mẫu giáo có ý nghĩa gì?
A. Mỗi bán cầu não thực hiện một chức năng nào đó tốt hơn so với bán cầu não còn lại
B. Mỗi bán cầu não này không thể thực hiện được chức năng của bán cầu não kia
C. Mỗi bán cầu não chỉ có thể điều khiển một phía cơ thể và tập trung vào một số lĩnh vực nhất định
D. Mỗi bán cầu não chỉ đảm nhận một số chức năng nhất định
Câu 22. Ở giai đoạn Mẫu giáo, tư duy của trẻ có đặc điểm như thế nào?
A. Tư duy trực quan hành động
B. Tư duy trừu tượng
C. Tư duy trực quan hình tượng
D. Tư duy ngôn ngữ
Câu 23. Ở giai đoạn Mẫu giáo, cảm xúc của trẻ có đặc điểm như thế nào?
A. Gắn trực tiếp với các sự vật, hiện tượng trong trường tri giác
B. Gắn với sự tri giác về thị giác là chủ yếu
C. Gắn liền với động cơ của trẻ
D. Gắn với các hình ảnh, biểu tượng của sự vật, hiện tượng
Câu 24. Bước vào tuổi mẫu giáo, trẻ có sự phát triển thể chất như thế nào?
A. Tăng chậm về chiều cao, tăng mạnh về cân nặng
B. Tăng mạnh về chiều cao và cân nặng
C. Tăng mạnh về chiều cao, tăng chậm về cân nặng
D. Tăng chậm về chiều cao và cân nặng
Câu 25. Ở giai đoạn Mẫu giáo, động cơ của trẻ có đặc điểm như thế nào?
A. Đã có sự phân hóa động cơ
B. Gắn liền với tư duy trực quan hình tượng
C. Gắn liển với tình cảm
D. Chưa có sự phân hóa động cơ
Câu 26. Theo E.Erikson, nội dung cơ bản của xung đột phát triển thời kỳ từ 3 đến 6 tuổi là gì?
A. Chủ động đối lập với cảm giác có lỗi
B. Sự thống nhất đối lập với lẫn lộn vai trò
C. Tự lập đối lập với xấu hổ
D. Tin tưởng đối lập với không tin tưởng
Câu 27. Kích thước não bộ của trẻ mẫu giáo đạt kích thước gần bằng bộ não của người lớn khi trẻ mấy tuổi?
A. 3 tuổi
B. 5 tuổi
C. 4 tuổi
D. 6 tuổi
Câu 28. Ở giai đoạn Mẫu giáo, tri giác của trẻ có đặc điểm như thế nào?
A. Mang đậm màu sắc cảm xúc
B. Gắn với các hình ảnh, biểu tượng của sự vật, hiện tượng
C. Gắn với nhu cầu giao tiếp xã hội của trẻ
D. Gắn liền với động cơ của trẻ
Câu 29. Trẻ mẫu giáo (3 - 6 tuồi) còn dễ bị mất thăng bằng, hay ngã là do:
A. Trọng tâm cơ thể đặt ở vùng xương chậu
B. Trọng tâm cơ thể dồn về phía trên
C. Do vận động thô chưa linh hoạt
D. Do trọng lượng đầu trẻ còn lớn so với cơ thể
Câu 30. Loại tư duy giúp trẻ có thể "thao tác với các hình ảnh trong đầu, thoát khỏi những hành động trực tiếp trên sự vật, hiện tượng" xuất hiện vào giai đoạn nào?
A. Giai đoạn Ấu nhi
B. Giai đoạn Mẫu giáo
C. Giai đoạn Hài nhi
D. Giai đoạn Nhi đồng
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT