200+ Trắc nghiệm Quản trị chi phí kinh doanh (có đáp án)

Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Quản trị chi phí kinh doanh có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Quản trị chi phí kinh doanh đạt kết quả cao.

200+ Trắc nghiệm Quản trị chi phí kinh doanh (có đáp án)

Quảng cáo

Câu 1: Những khẳng định nào dưới đây là không chính xác:

A. Tính CPKD cung cấp thông tin cho chủ nợ.

B. Tính CPKD cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý vĩ mô.

C. Tính CPKD ra đời là do ý muốn chủ quan của bộ máy QTDN.

D. Tính CPKD ra đời và phát triển do nhu cầu cung cấp thông tin.

E. Tính CPKD đề cập đến các thông tin gắn liền với các dòng luân chuyển tiền.

Câu 2: Những thông tin nào dưới đây là thiếu chính xác:

A. Tính CPKD tuân thủ nguyên tắc bảo toàn TSDN về mặt giá trị.

B. Kế toán tài chính tuân thủ nguyên tắc bảo toàn TSDN về mặt hiện vật.

C. Tính CPKD nhằm mục đích cung cấp thông tin giống như kế toán tài chính.

D. Phải tính CPKD theo các quy định thống nhất của Nhà nước.

E. Thông tin về CPKD phải được công bố công khai cho mọi người cùng biết.

Quảng cáo

Câu 3: Những khẳng định nào dưới đây thuộc nhiệm vụ của tính CPKD trong doanh nghiệp:

A. Cung cấp thông tin cần thiết để ra các quyết định kinh doanh.

B. Cung cấp thông tin để xác định giới hạn dưới của giá cả sản phẩm bán ra.

C. Cung cấp thông tin để xác định giới hạn trên của giá cả các nhân tố đầu vào.

D. Cung cấp thông tin để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xem có đúng pháp luật về quản lý kinh tế không.

E. Cung cấp thông tin để tính toán các loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng.

F. Cung cấp thông tin để kiểm tra tính hiệu quả ở từng bộ phận bên trong doanh nghiệp.

Câu 4: Những khoản chi phí nào dưới đây không phải là CPKD:

A. Trong kỳ doanh nghiệp nhập 50 tấn vật liệu A với giá mua vào ghi trên hóa đơn là 5 triệu đồng/tấn.

B. Tổng mức xuất kho trong kỳ là 20 tấn và ghi theo giá 5 triệu đồng/tấn ở hóa đơn mua về.

C. Phòng tài chính đã chuyển số tiền trả nợ người bán vật tư là 200 triệu đồng.

D. Tiền chi cho hoạt động thể thao trong kỳ là 10 triệu đồng.

E. Chuyển cho sở thuế 50 triệu đồng tiền nợ thuế kỳ trước đó.

Câu 5: Những khoản chi phí nào dưới đây không phải là chi tiêu:

Quảng cáo

A. Phòng tài chính trả tiền nợ thuế kỳ trước đó 50 triệu đồng.

B. Cuối kỳ tính toán số tiền khách nợ doanh nghiệp đã giảm 10 triệu đồng so với đầu kỳ.

C. Trong kỳ tính toán số tiền doanh nghiệp nợ khách hàng đã tăng thêm 5 triệu đồng.

D. Xuất kho 500kg vật tư B để sản xuất với giá mua lại 50.000 đồng/kg.

E. Trả lương cho nhân viên 20 triệu đồng.

F. Trả tiền mua 1 thiết bị sản xuất là 30 triệu đồng, vẫn nợ người bán 5 triệu.

G. Vay của ngân hàng 20 triệu đồng nhằm tăng lượng vốn kinh doanh cần thiết.

Câu 6: Những khoản chi phí nào dưới đây không phải là chi phí tài chính trong kỳ:

A. Khấu hao TSCĐ trong kỳ theo giá mua lại là 15 triệu đồng.

B. Trả lương tháng cho nhân viên 50 triệu đồng.

C. Xuất kho 500kg vật tư B cho phân xưởng Y theo giá ghi trên hóa đơn 40.000 đồng/kg.

D. Nhận 5 triệu đồng tiền hoàn thuế kỳ trước đó.

E. Các khoản phí khi ký hợp đồng ngoài quy định là 10 triệu đồng.

Câu 7: Những khẳng định nào dưới đây không chính xác:

A. Chỉ tính được CPKD theo 3 bước: theo loại, theo điểm và theo đối tượng.

B. Mọi doanh nghiệp đều phải tính CPKD qua 3 bước: theo loại, theo điểm và theo đối tượng.

C. Không cần qua bước tính trên vẫn có thể tính được CPKD.

D. Tính CPKD theo loại tập hợp và tính mọi CPKD phát sinh trong kỳ theo cách phân loại thích hợp.

E. Nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật chỉ được thể hiện ở bước tính CPKD theo loại.

Quảng cáo

Câu 8: Những chi phí nào dưới đây không thuộc loại CPKD sử dụng lao động:

A. Doanh nghiệp chi cho cán bộ nhân viên đi nghỉ mát Sầm Sơn 3 ngày hết 50 triệu đồng.

B. Hai nhân viên đi học hàm thụ đóng tiền học phí 1.500.000 đồng/người/kỳ, doanh nghiệp hỗ trợ 500.000 đồng/kỳ.

C. Tổng chi bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ nhân viên hết 10 triệu đồng.

D. Tiền đóng bảo hiểm cho người lao động trong kỳ là 15 triệu đồng, ngoài ra còn trừ vào tiền lương của cán bộ nhân viên 5 triệu đồng.

E. Tổng chi cho tuyển dụng lao động mới hết 2 triệu đồng.

F. Nhà nước chi tiền ở quỹ bảo hiểm 20 triệu cho những người lao động đến kỳ nghỉ hưu.

G. Tiền trợ cấp cho cán bộ nhân viên nghỉ hưu là 5 triệu đồng.

Câu 9: Những chi phí nào dưới đây không thuộc CPKD sử dụng nguyên vật liệu:

A. Tổng chi cho việc mua 5 tấn vật tư B trong kỳ là 200 triệu đồng.

B. Sử dụng 20 tấn nguyên liệu A đánh giá theo giá mua lại là 5,2 triệu đồng/tấn.

C. Xuất kho cho phân xưởng 5 tấn vật liệu B với đánh giá theo giá 43 triệu đồng.

D. Trả nợ tiền mua nguyên liệu A từ kỳ trước đó là 10 triệu đồng.

E. Kiểm kê trong kỳ thấy hao hụt 50kg nguyên liệu A.

F. Các loại vật liệu phụ sử dụng trong kỳ được đánh giá là 10 triệu đồng.

Câu 10: Những chi phí nào dưới đây không thuộc CPKD không trùng CPKD tài chính:

A. Tổng giá trị khấu hao cho 10 thiết bị sản xuất theo phương pháp giảm dần là 10 triệu đồng.

B. Tổng giá trị khấu hao nhà xưởng, vật kiến trúc với giá trị đánh giá theo giá mua lại là 8 triệu đồng.

C. Tổng giá trị khấu hao 2 thiết bị mà Bộ chủ quản quyết định để ở doanh nghiệp theo quy định là 2 triệu đồng.

D. Tiền trả lãi cho số vốn doanh nghiệp vay ngoài là 5 triệu đồng.

E. Tính số tiền phải trả lãi cho toàn bộ vốn cần thiết trong kỳ theo các phương pháp thích hợp là 25 triệu đồng.

F. Đánh giá số nguyên vật liệu hao hụt trong kỳ có giá trị 1,5 triệu đồng.

G. Trận bão kèm theo lụt xảy ra trong kỳ gây tổng thiệt hại 8 tỷ đồng, ngoài khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Câu 11: Những khẳng định nào dưới đây là thiếu chính xác?

A. Tiền lương trả cho người lao động chỉ đúng trong kế toán tài chính, không trùng với CPKD trả lương cho người lao động.

B. Tiền chi cho đi nghỉ mát được tính ở kế toán tài chính giống như ở tính CPKD.

C. CPKDSD nguyên vật liệu luôn trùng với chi phí tài chính sử dụng nguyên vật liệu trong kỳ.

D. CPKD khấu hao luôn lớn hơn chi phí tài chính khấu hao TSCĐ.

E. Quy định nhiều mức khấu hao khác nhau cho cùng một loại TSCĐ không làm giảm nguyên tắc thống nhất của kế toán tài chính mà còn làm tăng tính mềm dẻo, phù hợp thực tiễn nên đảm bảo tính khả thi của kế toán tài chính.

Câu 12: Những khẳng định nào dưới đây là chính xác?

A. Để tính CPKDSD nguyên vật liệu, DN nhất thiết phải áp dụng 3 phương pháp tập hợp số lượng nguyên vật liệu hao phí là ghi chép liên tục, kiểm kê và tính ngược chiều quy trình công nghệ.

B. Để tính CPKD nguyên vật liệu, DN có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp tập hợp số liệu nguyên vật liệu hao phí là ghi chép liên tục, kiểm kê và tính ngược.

C. CPKD sử dụng nguyên vật liệu gắn với nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật.

D. Có thể tính CPKDSD nguyên vật liệu theo các loại giá khác nhau miễn là phù hợp nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật.

E. Không bao giờ được tính CPKDSD nguyên vật liệu theo giá mua vào.

Câu 13: Những khẳng định nào dưới đây về tính CPKDSD TSCĐ là thiếu chính xác?

A. Có thể lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSCĐ.

B. Có thể lựa chọn giá đánh giá TSCĐ theo giá mua loại chúng.

C. DN có thể tự quy định thời hạn tính khấu hao TSCĐ.

D. DN buộc phải tính khấu hao TSCĐ theo quy định của nhà nước.

E. Mặc dù đã tính đủ CPKD khấu hao nhưng nếu tiếp tục sử dụng TSCĐ thì vẫn tiếp tục tính khấu hao.

Câu 14: Những khẳng định nào dưới đây là chính xác?

A. Hao mòn TSCĐ là một phạm trù khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

B. TSCĐ luôn hao mòn bậc nhất theo thời gian.

C. Tốc độ hao mòn TSCĐ phụ thuộc vào nhiều nhân tố như cường độ sử dụng, chế độ bảo dưỡng, trình độ vận hành của công nhân, khí hậu…

D. Khấu hao được xác định trên cơ sở hao mòn TSCĐ nên mang tính khách quan.

E. Giả định hao mòn TSCĐ như thế nào thì tính CPKD khấu hao TSCĐ theo giả định ấy.

Câu 15: Những khẳng định nào dưới đây về tính CPKD không trùng chi phí tài chính là không chính xác?

A. Mọi TSCĐ thuê mượn đều phải được tính vào CPKD thuê mượn TSCĐ.

B. Chỉ tính CPKD thuê mượn theo hợp đồng vào CPKD thuê mượn TSCĐ.

C. Phải tính tiền trả lãi trên toàn bộ số vốn K D (cả vốn tự có và vốn vay).

D. Chỉ tính tiền trả lãi cho số vốn vay, không tính cho vốn tự có.

E. Được phép lựa chọn phương pháp tính tiền trả lãi.

F. Buộc phải tính tiền trả lãi theo phương pháp bình quân.

Câu 16: Những khẳng định nào dưới đây thiếu chính xác?

A. Nên hình thành các điểm chi phí ở DN theo cơ cấu tài chính của nó.

B. Mỗi địa điểm khác nhau của DN phải hình thành một điểm chi phí.

C. Thực chất không nhất thiết phải gắn điểm chi phí với trách nhiệm cá nhân.

D. Mọi DN đều phải hình thành điểm chi phí chung và điểm chi phí phụ.

E. Mọi điểm chi phí chung phải thỏa mãn điều kiện chúng cung cấp dịch vụ cho toàn bộ hoặc hầu hết các bộ phận khác của DN.

F. Có thể lựa chọn tiêu thức hình thành điểm chi phí trong DN.

Câu 17: Những khẳng định nào dưới đây thiếu chính xác?

A. Kết cấu bảng tính CPKD cấp DN khác bảng tính CPKD cấp phân xưởng.

B. Các cột của bảng tính CPKD ghi các loại CPKD đã tập hợp được ở bước tính CPKD theo loại.

C. Phải sắp xếp các cột của bảng tính CPKD theo trật tự xác định.

D. Có thể sắp xếp thứ tự các cột của bảng tính CPKD theo ý muốn.

E. Để đơn giản hóa có thể lựa chọn các phương pháp phân bổ CPKD chung trong bảng khác nhau.

F. Không thể đánh giá được hiệu quả hoạt động từng điểm chi phí nếu không sử dụng phương pháp so sánh.

G. Kết thúc của tính CPKD theo bảng là tính được CPKD cho từng đối tượng sản phẩm.

Câu 18: Các mệnh đề nào dưới đây không đúng?

A. Mọi phương pháp tính giá thành đều mang tính áp đặt.

B. Chỉ tính giá thành cho công nghệ sản xuất nhiều sản phẩm mới mang tính áp đặt.

C. Chỉ cần áp dụng phương pháp hệ số tương đương là tính được giá thành cho trường hợp sản xuất theo nhóm.

D. Giá thành là chỉ tiêu tối quan trọng trong ra quyết định quản trị.

E. Mọi DN đều buộc phải tính giá thành.

Câu 19: Các mệnh đề nào dưới đây là đúng?

A. Tính giá thành là tính CPKD theo đối tượng.

B. Tính CPKD theo đối tượng là tính giá thành.

C. Có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành.

D. Khi DN đã tính giá thành thì không cần tính các loại CPKD khác nữa.

E. Cần áp dụng ở các DN cùng ngành 1 phương pháp tính giá thành thống nhất.

Câu 20: Những khẳng định nào dưới đây thiếu chính xác?

A. Ở mọi hệ thống tính CPKD đều phải tính giá thành sản phẩm.

B. Khi tính giá thành, DN luôn tìm được chìa khóa phân bổ có sức thuyết phục.

C. Trong ngắn hạn, việc xác định giá thành là cơ sở đảm bảo tính khách quan của giá cả.

D. Chỉ có thể lựa chọn các đại lượng bên trong quá trình sản xuất làm chìa khóa phân bổ trong tính giá thành ở công nghệ sản xuất nhiều loại sản phẩm.

E. Kết thúc của tính CPKD theo bảng là tính được giá thành cho từng loại sản phẩm.

Câu 21: Những câu phát biểu dưới đây, câu nào đúng?

A. Tính CPKD chỉ có thể sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất.

B. Kế toán tài chính liên quan đến các báo cáo bên ngoài.

C. Tính CPKD là một nhánh của kế toán tài chính.

D. Tính CPKD là không cần thiết cho doanh nghiệp dịch vụ phi lợi nhuận.

E. Các doanh nghiệp kinh doanh tạo lợi nhuận và sự thịnh vượng không cần hệ thống tính CPKD.

F. Các kỹ thuật tính CPKD liên quan đến những yếu tố được sử dụng cho việc phân tích và làm sáng tỏ các dữ liệu CPKD.

G. Tất cả CPKD là có thể kiểm soát.

H. CPKD cố định trên 1 sản phẩm vẫn duy trì cố định.

Câu 22.1: Mục đích của hoạch định và kiểm soát CPKD?

A. Tiết kiệm CPKD để tăng lợi nhuận.

B. Tiết kiệm CPKD để giảm giá bán, tăng lợi thế cạnh tranh.

C. Hai câu A và B đều đúng.

D. Hai câu A và B đều sai.

Câu 22.2: Tính CPKD?

A. Chủ yếu là cung cấp thông tin trong nội bộ DN.

B. Chủ yếu là cung cấp thông tin cho bên ngoài.

C. Cung cấp thông tin trong nội bộ DN và cho bên ngoài, chủ yếu là nội bộ DN.

D. Ba câu A, B, C đều sai.

Câu 22.3: Tính chi phí kinh doanh cung cấp thông tin:

A. Định kỳ cuối tháng (quý, năm) và khi có nhu cầu.

B. Định kỳ cuối tháng (quý, năm).

C. Định kỳ cuối quý.

D. Định kỳ cuối năm.

Câu 22.4: Đặc điểm thông tin của tính chi phí kinh doanh:

A. Thích hợp theo yêu cầu.

B. Giá trị và vật chất.

C. Tự chủ.

D. Cả ba câu A, B, C đều đúng.

Câu 22.5: Thông tin của tính chi phí kinh doanh:

A. Quá khứ.

B. Tương lai.

C. Hai câu A và B đều đúng.

D. Hai câu A và B đều sai.

Câu 22.6: Thông tin của tính chi phí kinh doanh:

A. Bí mật – thông tin chi tiết.

B. Công khai – thông tin tổng hợp.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 22.7: Tính chi phí kinh doanh cần thiết cho:

A. DN sản xuất công nghiệp, xây lắp, nông nghiệp.

B. DN thương mại, dịch vụ.

C. Đơn vị sự nghiệp.

D. Hai câu A, B đều đúng.

Câu 22.8: Thông tin của tính chi phí kinh doanh:

A. Chính xác, khách quan.

B. Tin cậy được, chủ quan.

C. Hai câu A và B đều đúng.

D. Hai câu A và B đều sai.

Câu 22.9: Tính chi phí kinh doanh có thể là:

A. Kế toán tài chính.

B. Kế toán quản trị.

C. Hai câu A, B đều đúng.

D. Hai câu A, B đều sai.

Câu 22.10: Thông tin của tính chi phí kinh doanh:

A. Thông tin của quá khứ để quản trị kinh doanh – tương lai.

B. Thông tin vừa quá khứ lẫn của tương lai để quản trị kinh doanh – tương lai.

C. Thông tin của tương lai để quản trị kinh doanh – tương lai.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

................................

................................

................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác