200+ Trắc nghiệm Quản trị đa văn hoá (có đáp án)

Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Quản trị đa văn hoá có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Quản trị đa văn hoá đạt kết quả cao.

200+ Trắc nghiệm Quản trị đa văn hoá (có đáp án)

Quảng cáo

Câu 1. Ba nhân tố cơ bản của quá trình tạo động lực là:

A. Nhu cầu, động lực và mục tiêu đạt được

B. Nhu cầu, khả năng và mong muốn

C. Nhu cầu, động lực và khen thưởng

D. Nhận thức, thái độ và mục tiêu đạt được

Câu 2. Cách tiếp cận ___ phổ biến ở các công ty đa quốc gia có niềm tin rằng cách tiếp cận của công ty mẹ có thể được áp dụng nguyên vẹn ở tất cả các quốc gia khác vì cách tiếp cận này hoàn hảo hơn bất kỳ cách của công ty con ở nước ngoài nào.

A. đa khu vực

B. vị chủng

C. đa tâm

D. toàn cầu

Quảng cáo

Câu 3. Xã hội nào có khuynh hướng chia sẻ thông tin nội bộ với bạn thân của mình?

A. Cụ thể

B. Phổ biến

C. Trung tính

D. Xúc cảm

Câu 4. Các quản lý người Singapore, New Zealand, và Hong Kong thường rất chủ động, nhanh nhẹn và luôn tự tin với những gì mình đang làm. Theo kết quả của nghiên cứu GLOBE, những nền văn hóa này có thể sẽ có chỉ số ________ cao.

A. định hướng nhân văn

B. định hướng tương lai

C. định hướng thành quả

D. tính quyết đoán

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng về các inpatriate?

Quảng cáo

A. Một trong những trường hợp phổ biến các công ty sử dụng inpatriate là cho giai đoạn mới hoạt động và thành lập của công ty con.

B. Inpatriate là các quản lý tới từ chính quốc

C. Các công ty đa quốc gia ngày càng có xu hướng sử dụng các inpatriate để phát triển năng lực cạnh tranh cốt lõi toàn cầu tốt hơn

D. Các công ty đa quốc gia thường sử dụng inpatriate cho các vị trí quan trọng ở công ty con ở nước ngoài

Câu 6. Phát biểu nào sau đây về tác động của sự đa dạng văn hóa tới tổ chức là KHÔNG chính xác?

A. Sự đa dạng về văn hóa có thể làm gia tăng hiểu lầm trong giao tiếp

B. Sự đa dạng về văn hóa có thể dẫn tới sự khái quát hóa quá mức các chính sách, quy trình của tổ chức

C. Sự đa dạng về văn hóa có thể gây ra khó khăn trong việc thống nhất quan điểm và phương án hành động

D. Sự đa dạng về văn hóa chỉ đem lại các tác động tiêu cực cho tổ chức

Câu 7. Trong mô hình của Hofstede, các quốc gia không quá coi trọng chủ nghĩa quốc gia, việc biểu tình được khoan nhượng và việc chuyển đổi việc làm diễn ra thường xuyên là các quốc gia có chỉ số ____________ thấp.

A. Chủ nghĩa tập thể

B. Tâm lý né tránh bất định

C. Khoảng cách quyền lực

D. Tính nam tính

Quảng cáo

Câu 8. Theo Early and Ang, trí tuệ văn hóa được cấu thành bởi ba yếu tố là:

A. Vốn xã hội, vốn tâm lý và vốn trí tuệ

B. Nhận thức, động lực và hành vi

C. Siêu nhận thức, động lực và hành vi

D. Nhận thức, siêu nhận thức và hành vi

Câu 9. Trong các cách tiếp cận với việc quản trị sự đa dạng về văn hóa, cách tiếp cận nào mặc dù đem lại nhiều lợi ích nhất nhưng lại ít phổ biến nhất?

A. Cách tiếp cận địa phương

B. Cách tiếp cận vị chủng

C. Cách tiếp cận hợp lực

D. Cách tiếp cận thay đổi

Câu 10. So với người Israel, người Mỹ có tính cá nhân _______ hơn và khoảng cách quyền lực ______ hơn, nên phản ứng của nhân viên người Mỹ với mô hình thiết lập mục tiêu thường tích cực hơn.

A. Thấp, thấp

B. Cao, cao

C. Cao, thấp

D. Thấp, cao

Câu 11. Các nhà quản lý người Mỹ thường áp dụng cách tiếp cận của thuyết Y với việc lãnh đạo và họ tin rằng để tạo động lực cho nhân viên cần thỏa mãn các nhu cầu nào của nhân viên?

A. các nhu cầu cấp cao

B. nhu cầu an toàn

C. nhu cầu cấp thấp

D. nhu cầu thiết yếu

Câu 12. Nhân viên tới từ các nền văn hóa có khoảng cách quyền lực cao có thể sẽ thích ứng tốt với ________.

A. phong cách lãnh đạo chuyên chế

B. phong cách lãnh đạo tham gia

C. phong cách lãnh đạo lôi cuốn

D. phong cách lãnh đạo tư vấn

Câu 13. Cách tiếp cận nào với việc quản trị sự đa dạng về văn hóa có giả định căn bản là sự đa dạng về văn hóa chỉ đem lại các ảnh hưởng tiêu cực tới tổ chức, do đó cần giảm thiểu tối đa sự đa dạng về văn hóa?

A. Cách tiếp cận địa phương

B. Cách tiếp cận vị chủng

C. Cách tiếp cận hợp lực

D. Cách tiếp cận thay đổi

Câu 14. ____ là một thành phần của giao tiếp phi ngôn ngữ

A. Giới tính

B. Sắc tộc

C. Cử chỉ hành vi

D. Ngôn ngữ

Câu 15. Đâu là đặc trưng chính của xã hội có tính nam tính cao?

A. Coi trọng thành tích nhóm

B. Tính quyết đoán

C. Các quy định xã hôi chặt chẽ

D. Không có thiên vị giới tính

Câu 16. Ví dụ về nền văn hóa phục thuộc nhiều vào ngữ cảnh là _____.

A. Iceland

B. Australia

C. Canada

D. Nhật Bản

 Câu 17. Chiều văn hóa nào sau đây xuất hiện trong dự án GLOBE?

A. Khoảng cách quyền lực

B. Tính phổ biến

C. Tính cá nhân

D. Chủ nghĩa định mệnh

Câu 18. Những nhân tố khiến quá trình truyền đạt thông điệp bị sai lệch được gọi là ________

A. Thông điệp mã hóa

B. Nhiễu

C. Thông điệp giải mã

D. Phản hồi

Câu 19. Đâu không phải là một chiều văn hóa trong mô hình của Trompenaars?

A. Tính hướng nội và tính hướng ngoại

B. Tính phổ biến và tính đặc thù

C. Quan hệ trung tính và quan hệ xúc cảm

D. Quan hệ cụ thể và quan hệ lan tỏa

Câu 20. Trung Quốc là quốc gia có chỉ số về chủ nghĩa tập thể cao nên ở đây _______ là một nhu cầu quan trọng và mục tiêu mà mọi người chú trọng là ______

A. Liên kết nhóm, thành tựu nghề nghiệp

B. Thành tựu nghề nghiệp, thành công cá nhân

C. Liên kết nhóm, sự hòa hợp

D. Thành tựu cá nhân, sự hòa hợp

................................

................................

................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác