10+ Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần (điểm cao)
Bài văn nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần điểm cao, hay nhất được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh trên cả nước giúp bạn có thêm bài văn hay để tham khảo từ đó viết văn hay hơn.
- Dàn ý Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần
- Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần (mẫu 1)
- Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần (mẫu 2)
- Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần (mẫu 3)
- Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần (mẫu 4)
- Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần (mẫu 5)
- Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần (mẫu 6)
- Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần (mẫu 7)
- Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần (mẫu 8)
10+ Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần (điểm cao)
Dàn ý Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần
I. Mở bài
- Giới thiệu câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ
- Ý nghĩa của câu tục ngữ: mối quan hệ láng giềng gần gũi và thân thiện có giá trị hơn mối quan hệ anh em xa.
- Tại sao mối quan hệ láng giềng quan trọng hơn: sự giúp đỡ trong những tình huống khẩn cấp, tình nghĩa gần gũi và sự chia sẻ trong cuộc sống.
2. Khẳng định giá trị của tình làng nghĩa xóm
- Mặc dù tình cảm anh em ruột thịt rất quan trọng, nhưng nếu không gần gũi và quan tâm thì sự hỗ trợ trong những tình huống cần thiết sẽ khó khăn.
- Láng giềng có thể trở thành nguồn hỗ trợ thiết thực hơn trong cuộc sống hàng ngày, trong những hoàn cảnh khẩn cấp.
3. Bài học từ câu tục ngữ
- Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên về tình nghĩa mà còn là bài học về cách đối nhân xử thế.
- Đề cao giá trị của tình cảm nhân bản, sống có tình nghĩa, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”.
Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần - mẫu 1
Tục ngữ, như một kho tàng tri thức, chứa đựng những bài học quý giá về cuộc sống. Trong đó, câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” không chỉ là một cụm từ thông thường, mà còn là một tâm huyết đậm chất nhân văn, mang đến những lời nhắc nhở sâu sắc.
Câu tục ngữ không chỉ nói đến việc mua bán thông thường, mà nó chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về tình cảm giữa con người. Nó khẳng định rằng, mối quan hệ láng giềng gần gũi và thân thiện có giá trị cao hơn so với những tình cảm họ hàng xa xôi. Câu tục ngữ này khuyến khích con người hãy sống có tình nghĩa, biết chia sẻ và yêu thương láng giềng xung quanh. Mặc dù tình cảm anh em ruột có sức mạnh và giá trị đặc biệt, nhưng nếu không gần gũi và quan tâm, chúng ta có thể không thể giúp đỡ được nhau trong những tình huống khẩn cấp. Ngược lại, những láng giềng ở gần có thể trở thành nguồn hỗ trợ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.
Tục ngữ cũng có câu khác như “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Câu chuyện “Cháy nhà hàng xóm” thêm vào câu chuyện sống động về giá trị của mối quan hệ hàng xóm. Trong tình huống khẩn cấp khi có ngôi nhà bị cháy, tình thần đoàn kết và sự giúp đỡ của cộng đồng, đặc biệt là láng giềng gần, trở nên quan trọng. Câu chuyện là một bài học đắng ngắt về sự quan trọng của tình làng nghĩa xóm, và cách mà sự chia sẻ và quan tâm có thể là chìa khóa giải quyết những tình huống khó khăn.
Từ đó, câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” không chỉ là một lời răn dạy, mà còn là một bài học sâu sắc từ những bậc cha ông về tâm huyết sống, giúp con người đối nhân xử thế một cách gần gũi, đồng cảm và nhận thức sâu sắc về giá trị của tình cảm nhân bản.
Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần - mẫu 2
Câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là một trong những bài học sâu sắc về cách thức ứng xử trong cuộc sống. Câu tục ngữ này khuyên chúng ta cần phải coi trọng những mối quan hệ gần gũi, sống hòa thuận và có trách nhiệm với cộng đồng xung quanh mình.
Tục ngữ “bán anh em xa” ngụ ý rằng, trong một số tình huống, mối quan hệ với những người thân thiết trong gia đình có thể không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu để giúp đỡ, hỗ trợ trong cuộc sống. Ngược lại, phần thứ hai của câu tục ngữ, “mua láng giềng gần”, nhấn mạnh rằng mối quan hệ với những người hàng xóm, láng giềng rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Láng giềng là những người sống gần gũi với ta, có thể hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết. Những mối quan hệ hàng xóm có thể tạo ra sự kết nối, tình thân thiện và sự hỗ trợ ngay lập tức khi có vấn đề. Mỗi khi khó khăn, những người láng giềng có thể là những người đầu tiên sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ.
Tuy nhiên, câu tục ngữ này không có ý khuyến khích chúng ta lơ là hay coi nhẹ mối quan hệ gia đình. Thực tế, gia đình vẫn là nền tảng của mỗi con người. Điều quan trọng là biết cân nhắc và tạo dựng những mối quan hệ đúng đắn và phù hợp trong từng hoàn cảnh. Khi có thể, chúng ta hãy giữ gìn và nuôi dưỡng tình cảm gia đình, đồng thời cũng đừng quên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, vì họ là những người sẽ hỗ trợ và chia sẻ cùng chúng ta trong những lúc khó khăn.
Tóm lại, câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” nhắc nhở chúng ta rằng mối quan hệ xã hội không chỉ là những liên kết trong gia đình mà còn cần phải phát triển mối quan hệ với cộng đồng xung quanh. Những mối quan hệ láng giềng có thể giúp đỡ, hỗ trợ chúng ta trong nhiều tình huống và làm cho cuộc sống thêm phần dễ dàng, hòa thuận. Do đó, việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ này là điều hết sức quan trọng.
Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần - mẫu 3
Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta rất cần một mối quan hệ tốt với những người sống kế cạnh nhà, như ông bà ta xưa từng nói: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”… Vậy “bán anh em xa, mua láng giềng gần là gì” hãy cùng nhau phân tích để làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ mà ông cha ta để lại.
Người xưa cũng ghi lại kinh nghiệm cuộc sống thành câu thành ngữ: Nhất thân nhì thế, cũng là cách để giải thích tính hiệu ứng tuyệt vời trong lời dạy trên (là câu tục ngữ). Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.
Ý nói anh em họ hàng dù thân thích, nhưng ở xa cũng không có điều kiện giúp đỡ bằng người dưng ở gần mình. Cần có quan hệ đối xử tốt với những người hàng xóm. Khi nói: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” thì các cụ ta có ý ám chỉ tính cách quan trọng trong tình nghĩa thuận hoà lối xóm, ngày ngày đi về thấy nhau, tháng năm gần gũi với nhau.
Từ xưa, người Việt mình đã rất trân trọng tình cảm láng giềng với nhau, “bán anh em xa mua láng giềng gần” mà. Chính vì thế nên đừng vì những cảm xúc trẻ con mà đánh mất thứ tình cảm đáng quý này nhé.
Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần - mẫu 4
Những câu tục ngữ của người xưa luôn là những lời răn dạy hữu ích đã được đúc kết lại cho con cháu đời sau. Cuộc sống của người dân Việt Nam xưa kia thì người dân thường sống gắn bó với nhau trong một làng xã. Họ thân quen nhau và trở thành người thân thiết như ruột thịt. Cho nên có câu tục ngữ cũng nói về vấn đề tình làng nghĩa xóm “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.
Thực ra chúng ta cũng phải biết được rằng trong câu nói như nhắc đến chuyện mua bán nhưng không phải vậy. Câu này như đã có ý khuyên răn mỗi người chúng ta nên ăn ở cũng như phải sống thật vui vẻ hòa đồng với hàng xóm láng giềng kề bên. Lý do ở đây đó chính là bởi anh em họ hàng dù là thân tình, dù là máu mủ nhưng ở xa thì khi mà có những việc hệ trọng và khẩn cấp thì không thể nào mà có thể tới ngay đây được. Điều này lại như gợi nhắc chúng ta đến với câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa gần”. Khi có việc quan trọng mà người thân ruột thịt không có ở đây thì những người hàng xóm lại sang giúp đỡ và như là những người thân vậy.
Nói đến hàng xóm người dân Việt Nam ta rất hay coi trọng, bởi họ là những người ở gần với nhau. Họ có thể chia sẻ, giúp đỡ chính mình, và không dừng lại ở đó mình cũng đi giúp đỡ chính họ. Để rồi những ngày khó khăn lại cưu mang đùm bọc nhau giúp nhau có thể vượt qua được khó khăn. Thực tế cho thấy có rất nhiều khu, làng có những người hàng xóm thân thiện. Họ dường như chỉ sống trong những ngày hạnh phúc, họ cũng đã thấy được rằng “có tiền cũng không mua nổi” tình làng nghĩa xóm. Khi một nhà có chuyện, cả xóm cũng lo lắng và đồng cảm cho nhà người đó. Chính những cái nắm tay, những ánh mắt trìu mến của những người hàng xóm như chính là động lực để giúp cho gia đình gặp chuyện thêm ấm lòng hơn.
Thông qua câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã giúp cho người đọc thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của những người hàng xóm. Tình làng nghĩa xóm cũng được xem là một trong những thứ tình cảm đẹp và đáng có của mỗi con người.
Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần - mẫu 5
Trên đời này có vô số các mối quan hệ và mối quan hệ nào cũng mang lại cho chúng ta nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ tình anh em, tình yêu, tình bạn cho đến tình đồng nghiệp,…trong đó phải kể đến tình nghĩa với hàng xóm láng giềng. Bởi thế mới có câu “Bán anh xem xa mua láng giềng gần”.
Chúng ta có thể hiểu anh em thì thân thiết thật đấy nhưng khoảng cách địa lý cũng làm e ngại tình cảm của nhau. Lâu lâu anh em ghé chơi thì tay bắt mặt mừng, làm món ngon để chung vui thì được lắm. Nhưng một năm có được bao nhiêu lần như vậy? Rồi họ cũng phải trở về với bộn bề cuộc sống riêng mình và chúng ta cũng sẽ chỉ gọi tên anh em vào mấy dịp đặc biệt. Chứ xa xôi quá mà mỗi cái mỗi gọi về sao được.
Trong khi đó, những người láng giềng là người chúng ta chạm mặt gần như mỗi ngày. Sáng bước ra cửa đã thấy, làm việc cũng thấy rồi chiều về lại đụng mặt nhau tiếp. Cứ mỗi lần nhà nào cần phụ làm nhà hay làm tiệc gì đấy là cả xóm vây lại giúp mỗi người một tay. Cứ vậy là mọi việc thoáng cái đã xong xuôi. Nhà nào được hôm có món mồi ngon cũng sẽ rủ rê mấy bạn láng giềng lại nhâm nhi và thưởng thức. Thế đấy nên vui lắm, mà còn gắn kết và thân thiết như người trong nhà nữa.
Hãy trân trọng những người luôn sẵn sàng giúp đỡ mình và mình cũng hãy sống đáp trả họ như vậy. Có những người láng giềng hắc ám nhưng cũng tồn tại nhiều người láng giềng rất đáng yêu. Khi chúng ta biết cùng nhau đoàn kết, san sẻ niềm vui hay nỗi buồn thì cuộc sống mới trở nên ý nghĩa.
“Bán anh em xa mua láng giềng gần” là thành ngữ của người xưa đúc kết và truyền lại. Đây không phải ý bảo chúng ta bán đi anh em của mình mà là lời khuyên cho một nguyên tắc sống hay ở đời. Người ở gần là người có thể giúp đỡ và hỗ trợ mình rất nhiều. Trong những lúc thật sự nguy cấp, cả đại gia đình anh em xa cũng không thiết thực bằng một người láng giềng gần.
Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần - mẫu 6
Những câu tục ngữ của người xưa luôn là những lời răn dạy hữu ích đã được đúc kết lại cho con cháu đời sau. Cuộc sống của người dân Việt Nam xưa kia thì người dân thường sống gắn bó với nhau trong một làng xã. Họ thân quen nhau và trở thành người thân thiết như ruột thịt. Cho nên có câu tục ngữ cũng nói về vấn đề tình làng nghĩa xóm “Bản anh em xa mua láng giềng gần”.
Câu này như đã có ý khuyên răn mỗi người chúng ta nên ăn ở cũng như phải sống thật vui vẻ hòa đồng với hàng xóm láng giềng kề bên. Lý do ở đây đó chính là bởi anh em họ hàng dù là thân tình, dù là máu mủ nhưng ở xa thì khi mà có những việc hệ trọng và khẩn cấp thì không thể nào mà có thể tới ngay đây được. Điều này lại như gợi nhắc chúng ta đến với câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa gần”. Khi có việc quan trọng mà người thân ruột thịt không có ở đây thì những người hàng xóm lại sang giúp đỡ và như là những người thân vậy.
Nói đến hàng xóm người dân Việt Nam ta rất hay coi trọng, bởi họ là những người ở gần với nhau. Họ có thể chia sẻ, giúp đỡ chính mình, và không dừng lại ở đó mình cũng đi giúp đỡ chính họ. Để rồi những ngày khó khăn lại cưu mang đùm bọc nhau giúp nhau có thể vượt qua được khó khăn. Thực tế cho thấy có rất nhiều khu, làng có những người hàng xóm thân thiện. Họ dường như chỉ sống trong những ngày hạnh phúc, họ cũng đã thấy được rằng “có tiền cũng không mua nổi” tình làng nghĩa xóm. Khi một nhà có chuyện, cả xóm cũng lo lắng và đồng cảm cho nhà người đó. Chính những cái nắm tay, những ánh mắt trìu mến của những người hàng xóm như chính là động lực để giúp cho gia đình gặp chuyện.
Thông qua câu tục ngữ “Bản anh em xa mua láng giềng gần” đã giúp cho người đọc thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của những người hàng xóm. Tình làng nghĩa xóm cũng được xem là một trong những thứ tình cảm đẹp và đáng có của mỗi con người.
Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần - mẫu 7
Những câu tục ngữ là lời răn dạy hữu ích đã được đúc kết lại cho con cháu đời sau. Cuộc sống của người dân Việt Nam xưa kia thì người dân thường sống gắn bó với nhau trong một làng xã. Họ thân quen nhau và trở thành người thân thiết như ruột thịt. Cho nên có câu tục ngữ cũng nói về vấn đề tình làng nghĩa xóm “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.
Câu tục ngữ dường như nhắc đến chuyện mua bán nhưng không phải vậy. Mà ý nghĩa của nó nhằm khuyên răn mỗi người ăn về cách đối nhân xử thế. Ở vế câu “Bán anh em xa” có thể hiểu là anh em dù là máu mủ nhưng ở nếu xa thì khi mà có những việc hệ trọng và khẩn cấp thì không thể nào mà có thể tới giúp đỡ được. Điều này lại như gợi nhắc chúng ta đến với câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa gần”. Khi có việc quan trọng mà người thân ruột thịt không có ở đây thì những người hàng xóm lại sang giúp đỡ, bởi vậy mà mới phải “mua láng giềng gần”.
Trong cuộc sống, con người ở bất cứ đâu cũng cần phải có được một sự gắn kết cộng đồng để có thể chia sẻ cũng như giúp đỡ nhau. Có ai đó đã từng nói rằng “Còn gì đẹp trên đời hơn thế/Người với người sống để yêu nhau”. Khi chúng ta đi xa, đến một nơi không có người thân quen chắc chắn rằng sẽ thấy rất vất vả, lạ lẫm và cả sự cô đơn. Cho nên việc “mua láng giềng gần” như một cách giúp cho chính bạn thích nghi được với cuộc sống nơi phương xa đó. Những người hàng xóm có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau. Tình hàng xóm đôi khi thật gắn bó.
Qua câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã giúp cho người đọc thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của những người hàng xóm. Tình làng nghĩa xóm cũng được xem là một trong những thứ tình cảm đẹp và đáng có của mỗi con người.
Nghị luận Bán anh em xa mua láng giềng gần - mẫu 8
Câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là một trong những lời dạy quý báu của ông cha ta, nhấn mạnh sự quan trọng của tình làng nghĩa xóm và giá trị của các mối quan hệ gần gũi trong cuộc sống.
Bằng việc sử dụng cặp từ trái nghĩa “bán” và “mua” kết hợp với những cụm danh từ đối lập “anh em xa” và “láng giềng gần”, câu tục ngữ không chỉ thể hiện sự khác biệt giữa tình cảm gia đình và tình láng giềng, mà còn khuyên nhủ con người về cách ứng xử đúng đắn trong xã hội.
Câu tục ngữ này không chỉ nói lên sự quan trọng của mối quan hệ gần gũi, mà còn là lời nhắc nhở con người về việc sống hòa thuận, có tình nghĩa với hàng xóm. Đối với mỗi người trong xã hội, tình cảm láng giềng không chỉ đơn thuần là sự giúp đỡ trong những lúc khó khăn mà còn là sự chia sẻ, sự đoàn kết, là sợi dây liên kết giữa các cá nhân trong một cộng đồng. Nếu chúng ta sống hòa thuận với hàng xóm, xây dựng tình cảm tốt đẹp với họ, chúng ta sẽ nhận được sự hỗ trợ, sự quan tâm trong những lúc cần thiết.
Bài học mà câu tục ngữ truyền tải là một bài học sâu sắc về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Thực tế, trong những lúc khủng hoảng hay hoạn nạn, những người thân ở xa dù có thương yêu, quan tâm nhưng không thể đến kịp giúp đỡ. Ngược lại, những người hàng xóm, láng giềng gần gũi, tuy không phải là người thân ruột thịt nhưng lại có thể hỗ trợ ta ngay lập tức khi có sự cố xảy ra. Vì vậy, chúng ta cần biết trân trọng và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm, tạo ra một cộng đồng đoàn kết, gắn bó.
Câu tục ngữ cũng phản ánh một triết lý sống thực tế, đề cao sự khéo léo trong việc duy trì mối quan hệ trong xã hội. Mặc dù anh em họ hàng có vai trò quan trọng trong đời sống, nhưng không phải lúc nào họ cũng có thể giúp đỡ ta một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong khi đó, láng giềng gần gũi, luôn ở bên cạnh và sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết. Do đó, mỗi người cần sống chan hòa, tử tế với những người xung quanh, giữ gìn tình cảm làng xóm, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
Câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là một bài học quý giá của ông cha ta về tình làng nghĩa xóm, khuyên nhủ con người sống hòa thuận, gắn bó với cộng đồng, biết trân trọng những mối quan hệ gần gũi. Đây là một lời dạy về cách ứng xử và đối nhân xử thế trong xã hội, giúp mỗi người nhận thức được tầm quan trọng của tình cảm láng giềng và xây dựng một cộng đồng đoàn kết, gắn bó.
Xem thêm những bài văn mẫu đạt điểm cao của học sinh trên cả nước hay khác:
- Nghị luận về đọc sách
- Nghị luận về phép học
- Nghị luận về sức hấp dẫn của một bộ phim
- Nghị luận bài thơ Bếp lửa
- Nghị luận về tình mẫu tử
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều