Lý thuyết Lực tương tác tĩnh điện hay, chi tiết nhất



Bài viết Lý thuyết Lực tương tác tĩnh điện với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Lực tương tác tĩnh điện.

Lý thuyết Lực tương tác tĩnh điện

Hai loại điện tích: Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Quảng cáo
Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lực tương tác tĩnh điện đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Định luật Cu-lông:

Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Lực đó được gọi là lực Culông hay lực tĩnh điện:

Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lực tương tác tĩnh điện đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Với k = 9.109 Nm2/C2; q1, q2 là điện tích, đơn vị là Culông (C); r là khoảng cách giữa hai điện tích (m).

Quảng cáo

Hằng số điện môi:

Điện môi là môi trường cách điện. Hằng số điện môi (ε) đặc trưng cho tính cách điện của chất cách điện.

Khi đặt các điện tích trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi ε lần so với khi đặt nó trong chân không, ε luôn ≥ 1 (ε của không khí ≈ chân không = 1).

Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi: Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lực tương tác tĩnh điện đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án .

Thuyết electrôn:

- Nguyên tử gồm:

Hạt nhân mang điện tích dương gồm: Prôtôn mp = 1,67.10-27kg Nơtrôn mn ≈ mp
qp = +1,6.10-19 C = + e qn = 0
Các electrôn chuyển động xung quanh hạt nhân: Elêctrôn me = 9,1.10-31kg << mp, mn
qe = −1,6.10-19 C = - e
Quảng cáo

- Bình thường số p = số e → nguyên tử trung hòa về điện.

- Do me << mn, mp nên electrôn rất linh động. Electrôn có thể bứt ra khỏi nguyên tử, di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, di chuyển từ vật này sang vật khác và làm cho các vật nhiễm điện.

- Nguyên tử (vật) nhận electrôn trở thành ion âm (vật mang điện âm). Nguyên tử (vật) mất electrôn trở thành ion dương (vật mang điện dương).

Vận dụng thuyết electrôn:

- Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do, như: kim loại, dung dịch muối, axit,... Vật cách điện là vật không chứa hoặc chứa rất ít các điện tích tự do,như: không khí khô, cao su, một số nhựa…Sự phân biệt vật dẫn điện và vật cách điện chỉ là tương đối.

- Sự nhiễm điện do cọ xát: khi cọ xát, electrôn có thể di chuyển từ vật này sang vật khác.

- Sự nhiễm điện do tiếp xúc: Nếu cho một vật tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó = Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lực tương tác tĩnh điện đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án .

- Sự nhiễm điện do hưởng ứng: Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hoà về điện thì đầu M nhiễm điện âm còn đầu N nhiễm điện dương. Điện tích của thanh MN là không thay đổi. Khi đưa quả cầu A ra xa điện tích trong thanh MN phân bố lại như ban đầu.

Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi: q1 + q2 + q3+...+ qn = q'1 + q'2 + q'3+...+ q'n

Quảng cáo

► Hệ cô lập về điện là hệ mà các vật trong hệ chỉ trao đổi điện tích với nhau mà không trao đổi điện tích với bên ngoài.

Bài tập tự luyện

Bài 1: Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc                         

B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện.

C. Đặt một vật gần nguồn điện.

D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

Bài 2: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu.

B. Chim thường xù lông về mùa rét.

C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường.

D. Sét giữa các đám mây.

Bài 3: Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây. Chọn phát biểu sai?

A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.      

B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.

C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.

Bài 4. Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do?

A. thanh niken.               

B. khối thủy ngân.

C. thanh chì.         

D. thanh gỗ khô.

Bài 5: Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây. Chọn phát biểu sai?

A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.   

B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.

C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.

Bài 6: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của vật A và D trái dấu.                     

B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.

C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.          

D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.

Bài 7: Hai quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau, khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng đẩy nhau. Cho một trong hai quả chạm đất, sau đó tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng

A. hút nhau.        

B. đẩy nhau.            

C. có thể hút hoặc đẩy nhau.     

D. không tương tác.

Bài 8: Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra?

A. Ba điện tích cùng dấu nằm tại ba đỉnh của tam giác.

B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.

D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

Bài 9: Hai quả cầu kim loại cùng kích thước, cùng khối lượng được tích điện và được treo bằng hai dây. Thoạt đầu chúng hút nhau, sau khi cho va chạm chúng đẩy nhau, ta kết luận trước khi chạm

A. cả hai tích điện dương.        

B. cả hai tích điện âm.

C. hai quả cầu tích điện có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu.    

D. hai quả cầu tích điện có độ lớn không bằng nhau và trái dấu.

Bài 10: Chọn các cách nhiễm điện tương ứng trong các hiện tượng sau đây: Các vật chuyển động nhanh trong không khí (ôtô, máy bay …).

A. Nhiểm điện do cọ xát.                            

B. Nhiễm điện do hưởng ứng.

C. Nhiễm điện do tiếp xúc.                          

D. cả A, B, C đều đúng.

Xem thêm các phần Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Ôn thi THPT Quốc gia hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


luc-tuong-tac-tinh-dien.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên