Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 19: Âm thanh của núi - Kết nối tri thức

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 19: Âm thanh của núi sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 4 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 19: Âm thanh của núi - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Luyện từ và câu: Luyện tập về biện pháp nhân hóa

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 66 Bài 1: Đọc các đoạn văn, đoạn thơ ở bài tập 1 ((SHS Tiếng Việt 4, tập 1 trang 87) thực hiện yêu cầu nêu trong bảng:

Đoạn

Vật hiện tượng tự nhiên được nhân hóa

Tìm và viết các chi tiết thể hiện cách nhân hóa

Gọi vật, hiện tượng, tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

Dùng từ ngủ chỉ hoạt động, đặc điểm, của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên

Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người

Trả lời:

Đoạn

Vật hiện tượng tự nhiên được nhân hóa

Tìm và viết các chi tiết thể hiện cách nhân hóa

Gọi vật, hiện tượng, tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

Dùng từ ngủ chỉ hoạt động, đặc điểm, của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên

Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người

a.

Chim, cào cào, gió, hạt lúa. 

b.

Phi lao được nhân hóa bằng cách

c.

Chích chòe, khướu, chào mào, cu gáy. Chúng được nhân hóa bằng cách 

Quảng cáo

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 67 Bài 2: Em thích hình ảnh nhân hóa nào trong đoạn thơ dưới đây? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hóa đó.

Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong

Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp rau hồng như tơ

(Đoàn Thị Lam Tuyến)

Trả lời:

- Em thích hình ảnh: 

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo.

Có nàng gà mái hoa mơ.

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong.

Có bà chuối mật lưng ong 

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ. 

→ Tác dụng của hình ảnh đó là: 

- Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động: đàn chim sẻ líu lo, nàng gà mái cục ta cục tác rộn ràng. Hồn nhiên và ngộ nghĩnh hơn nữa là hai hình ảnh đăng đối giữa:“bà chuối mật lưng cong” và “ông ngô bắp râu hồng như tơ”. Cây chuối mật và ngô trồng trổ bắp đơm râu óng mượt như sợi cước màu hồng nhạt là những hình ảnh quen thuộc  trong khu vườn quanh nhà ở nhiều gia đình nông thôn. 

- Thể hiện tình yêu gia đình, quê hương và yêu cuộc sống của tác giả.

Quảng cáo

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 67 Bài 3: Đặt 2-3 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.

M: Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời.

Trả lời:

- Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời.

- Chị gió nhón nhẹ chân qua làm cây cối đung đưa.

- Từng đám mây cam, hồng dần dần vẫy tay chào tạm biệt buổi chiều để đến với màn đêm tĩnh lặng.

- Bỗng từ đằng xa những đám mây đen ì ạch trôi về từ vùng biển, nhờ trận gió nồm

Viết: Viết đoạn văn tưởng tượng

Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 67 Bài 1: Dựa vào các ý đã tìm được ở trang 64, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.

Trả lời:

Quảng cáo

Trong những nàng công chúa của thế giới cổ tích, em yêu thích nhất là nàng công chúa Bạch Tuyết trong câu chuyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Khi đọc truyện, em thích nhất là tự tưởng tượng ra những hành động của nàng công chúa trong câu chuyện. Em tự vẽ cho mình một nàng Bạch Tuyết riêng trong thế giới của mình. Ở đó, nàng Bạch Tuyết là một cô bé có vóc dáng nhỏ nhắn và đáng yêu. Cô có nước da trắng ngần như tuyết, mái tóc đen tuyền bồng bềnh như chiếc kẹo bông gòn. Khuôn mặt của cô có hình trái xoan, nổi bật với đôi mắt len láy, trong veo như nước hồ mùa thu. Hai cái má thì phúng phính hơi hơi ửng hồng. Và đôi mồi thì đỏ như trái dâu tây chín mọng. Bạch Tuyết đi lại, chạy nhảy rất nhanh nhẹn và uyển chuyển. Em thường tưởng tượng cảnh cô ấy ngồi bên hồ nước, ca hát vui vẻ cùng chim chóc trong khu rừng. Lúc ấy, trông Bạch Tuyết chẳng khác gì nàng công chúa của rừng sâu.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 68 Bài 2: Đọc đoạn văn em đã viết, đánh dấu √ vào ô trống trước những tiêu chí mà bài làm của em đạt được.

Nội dung đoạn văn tưởng tượng kết nối với câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe

Những điều tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe tạo được sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.

Cách viết mở đầu hoặc kết thúc mới mẻ, hấp dẫn.

Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

Trả lời:

Nội dung đoạn văn tưởng tượng kết nối với câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe

Những điều tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe tạo được sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.

Cách viết mở đầu hoặc kết thúc mới mẻ, hấp dẫn.

Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 68 Bài 3: Sửa lỗi đoạn văn (nếu có)

Trả lời:

- Sửa lại các lỗi dùng từ, lỗi chính tả.

Vận dụng

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 69 Bài 1: Chia sẻ với người thân về nội dung tưởng tượng trong đoạn văn mà em đã viết. Ghi lại ý kiến của người thân hoặc viết lại những câu văn em muốn chỉnh sửa cho hay hơn.

Trả lời:

- Chia sẻ với bố mẹ trong bữa cơm hoặc trước khi đi ngủ kể cho mẹ xem.

- Ghi lại những góp ý của mọi người về bài văn của mình: Cần viết mở bài hấp dẫn hơn, thu hút người đọc hơn.

Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 4:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Săn SALE shopee Tết:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung VBT Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên