Công thức tính xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi đơn giản lớp 6 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi đơn giản trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi đơn giản từ đó học tốt môn Toán lớp 6.

Công thức tính xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi đơn giản lớp 6 (hay, chi tiết)

Quảng cáo

1. Công thức 

Xác suất thực nghiệm của sự kiện A sau n hoạt động vừa thực hiện được tính bằng tỉ số

kn=So  lan  su  kien  A  xay  raTong  so  lan  thuc  hien  cac  hoat  dong.

Chú ý: Những sự kiện không có cơ hội xảy ra có xác suất bằng 0 và những sự kiện chắc chắn xảy ra có xác suất bằng 1.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Một xạ thủ bắn 120 viên đạn vào bia mục tiêu và thấy có 100 viên trúng mục tiêu. Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Xạ thủ bắn trúng mục tiêu”.

Công thức tính xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi đơn giản lớp 6 (hay, chi tiết)

Hướng dẫn giải

Số lần xạ thủ bắn súng là n = 120, số lần xạ thủ bắn trúng mục tiêu là k = 100.

Do đó, xác suất thực nghiệm của sự kiên “Xạ thủ bắn trúng mục tiêu” là:

kn=100120=56.

Ví dụ 2. Minh gieo một con xúc xắc 100 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗi lần gieo được như sau:

Quảng cáo

Số chấm xuất hiện

1

2

3

4

5

6

Số lần

15

20

18

22

10

15

Tính xác xuất thực nghiệm:

a) Xuất hiện số chấm là số lẻ.

b) Xuất hiện số chấm là số nhỏ hơn 5.

Hướng dẫn giải:

a) Số chấm là số lẻ gồm có 1, 3 và 5.

Số lần xuất hiện chấm 1, 3 và 5 tương ứng là 15; 18 và 10.

Số lần được số lẻ là: k = 15 + 18 + 10 = 43.

Do đó, xác suất thực nghiệm của sự kiên “Xuất hiện số chấm là số lẻ” là:

kn=43100.

b) Số chấm là số nhỏ hơn 5 gồm có 1, 2, 3 và 4.

Số lần xuất hiện chấm 1, 2, 3 và 4 tương ứng là 15; 20; 18 và 22.

Số lần được số nhỏ hơn 5 là: k = 15 + 20 + 18 + 22 = 75.

Quảng cáo

Do đó, xác suất thực nghiệm của sự kiên “Xuất hiện số chấm là số nhỏ hơn 5” là:

kn=75100=34.

3. Bài tập tự luyện 

Bài 1. Một cửa hàng bán phở buổi sáng, thống kê số lượng khách hàng ăn các loại phở trong bảng sau:

Loại phở

Bò tái

Móng giò

Số người ăn

95

85

70

 Tính xác suất thực nghiệm của sự kiên “Khách hàng ăn phở gà”, “Khách hàng ăn phở bò tái”, “Khách hàng ăn phở móng giò”.

Bài 2. Khi đi vào trung tâm thương mại Vincom Center, nhóm bạn gồm Huyền, Giang và Hương có thực hiện gắp gấu bông ở máy đồ chơi. Kết quả thu được như sau:

Người chơi gắp thú

Số lần gắp

Số lần gắp được gấu bông

Huyền

30

8

Giang

40

12

Hương

35

15

a) Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Gắp được gấu bông” của mỗi người chơi.

b) Cả ba bạn đã gắp tổng số bao nhiêu lần? Trong đó có bao nhiêu lần gắp được gấu bông? Hãy tính xác suất thực nghiệm sự kiện “Gắp được gấu bông” dựa trên kết quả tổng hợp của ba bạn.

Bài 3. Hai bạn Dương và Hoàng cùng nhau chơi 10 ván cờ caro thì có 4 lần bạn Dương thắng còn lại bạn Hoàng thắng. Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiên “Số lần thắng cờ caro” của mỗi bạn.

Bài 4. Nhóm bạn bốn người: Q, E, T, K cùng nhau tổ chức chơi ném bowling. Mỗi người chơi ném một quả bóng nặng cho chạy trên một đường băng dài, phẳng để làm đổ những con ki. Nếu làm đổ hết 6 con ki thì người chơi thắng cuộc, mỗi người chơi 30 lượt. Kết quả số ván thắng Q, E, T, K tương ứng là 18, 14, 20, 25. Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiên “Q thắng”, “E thắng”, “T thắng”, “K thắng”

Công thức tính xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi đơn giản lớp 6 (hay, chi tiết)

Quảng cáo

Bài 5. Một chiếc thùng kín chứa một số quả bóng xanh, đỏ, tím, vàng. Trong một trò chơi, người chơi lấy ngẫu nhiên một quả bóng, ghi lại màu rồi bỏ quả bóng vào thùng. Bạn Bình thực hiện trò chơi và được kết quả như bảng:

Màu

Số lần

Xanh

22

Đỏ

35

Tím

18

Vàng

25

a) Bình đã lấy bóng bao nhiêu lần?

b) Tính xác suất thực nghiệm Bình lấy được bóng màu Xanh.

a) Tính xác suất thực nghiệm Bình lấy được bóng Tím hoặc Vàng.

Bài 6. Size giày của tất cả học sinh lớp 6A được ghi ở bảng sau:

Size giày

32

33

34

35

Số học sinh

8

14

12

6

Hãy tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau:

a) Học sinh có size giày nhỏ nhất;

b) Học sinh có size giày lớn nhất;

c) Hai size giày có số học sinh mang nhiều nhất.

Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên