Giáo án bài Ca dao Việt Nam - Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Với giáo án bài Ca dao Việt Nam Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Giáo án bài Ca dao Việt Nam - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS xác định được chủ đề của các bài ca dao.

- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của ca dao: hình thức thơ, phương diện nội dung.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các bài ca dao.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các bài ca dao.

Quảng cáo

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Yêu quý, tự hào về giá trị văn hoá dân gian dân tộc và cảm nhận được tình cảm gia đình thấm đượm qua cac

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

- Giáo án 

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về tình cảm gia đình

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

Quảng cáo

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.    

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: HS chia sẻ 

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt câu hỏi: Em có biết bài ca dao dân ca nào về tình cảm gia đình không? Hãy đọc và trao đổi cùng các bạn trong nhóm.

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV dẫn dắt: Trong kho tàng văn hoá dân tộc Việt Nam, ca dao dân ca là những lời tâm tình của nhân dân trong lao động, trong cuộc sống gia đình, tình yêu đôi lứa…. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những bài ca dao được viết theo thể lục bát.

- HS nêu một số bài ca dao quen thuộc.

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. 

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn cách đọc: Gv hướng dẫn HS đọc bài ca dao chú ý cần, nhịp thơ và giọng đọc tha thiết, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm sâu lắng.

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó trong từng bài ca dao.

- GV yêu cầu HS: Dựa vào những tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày đặc điểm thể loại?

 - HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Tìm hiểu chung

1. Đọc- chú thích

2. Thể thơ

- Cùng chủ đề về tình cảm gia đình.

- Bài thơ ngắn

- Thể thơ: lục bát.

- Nội dung phản ánh: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống lao động sản xuất…

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được  nội dung và nghệ thuật từng bài ca dao.

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: 

+ Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Nói về việc gì?

+ Công lao trời biển của cha mẹ được diễn tả qua những hình ảnh, chi tiết nào?

+ Em hiểu gì về hình ảnh “núi ngất trời" và "nước ở ngoài biển Đông”? 

+ Như vậy, để diễn tả công lao trời biển của cha mẹ tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì? 

+ Em có nhận xét gì về cách dùng hình ảnh so sánh ở đây? 

+So sánh như vậy nhằm khẳng định điều gì về công lao của cha mẹ?

+ Em hiểu “cù lao chín chữ” như thế nào?

+ Cảm nhận của em về ngôn ngữ, giọng điệu ở câu cuối bài ca dao? Ẩn chứa trong đó là lời nhắn nhủ nào tới những người làm con?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

+ Lời mẹ nói với con qua điệu hát ru. 

+ Nói với con về: công lao của cha mẹ và bổn phận của con trước công lao ấy.

+ Công cha - núi ngất trời

+ Nghĩa mẹ - nước ngoài biển Đông.

-> Hình ảnh so sánh cụ thể, phù hợp: lấy cái to lớn mênh mông, vô tận để so sánh với công lao cha mẹ.

+ Cù lao chín chữ: Là những công lao to lớn khó nhọc của cha mẹ đối với con cái như sinh đẻ, nuôi nấng, dậy bảo…

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung:

bài ca dùng lối ví quen thuộc của ca dao để biểu hiện công cha, nghĩa mẹ, lấy cái to lớn mênh mông, vĩnh hằng của tự nhiên làm hình ảnh so sánh. Những hình ảnh ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời, núi cao, biển rộng…). Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng, vĩnh hằng ấy mới diễn tả với công ơn, sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng… không thể nào đo đếm được cũng như công cha, nghĩa mẹ đối với con cái. 

Cuối bài ca dao là một lời nhắn nhủ: “Núi cao...cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !”. Công cha, nghĩa mẹ vô cùng to lớn, mãi mãi không cùng. Làm con phải thấm thía sâu sắc công ơn trời biển ấy và sống sao cho tròn đạo hiếu. Lời khuyên ẩn chứa trong bài ca dao ấy  nhẹ nhàng, giản dị nhưng cũng thật thấm thía, sâu sắc.

NV2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi bổ sung: Hãy tìm một số câu ca dao cùng chủ đề nói về tình cảm của cha mẹ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Nuôi con mẹ héo vóc hình
Cạn bầu sữa ngọt mà tình không vơi.
- Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
- Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Gv bổ sung: Qua những bài ca dao về tình cảm cha mẹ đã khẳng định truyền thống hiếu thảo của dân tộc Việt Nam. Mỗi lời thơ là một lời nhắc nhở về tình cảm, công lao của cha mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta nên người.

NV3: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:

+ Theo em, lời trong bài ca dao là lời của ai nói với ai? Về điều gì?

+ Tình cảm anh em trong một gia đình được diễn tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?

+ Bài ca dao nói đến tình cảm nào trong gia đình?

+ Bài ca dao sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: 

+ Lời của người trên nói với con cháu.

+ Tình cảm với cội nguồn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: Mỗi chúng ta đều có nguồn cội - chính là thế hệ cha ông đi trước, đã xây dựng và phát triển gia đình, dòng tộc ngày một phồn vinh, hạnh phúc, Vì vậy, câu ca dao thể hiện đạo lí của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”

NV4: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi :

+ Theo em, lời trong bài ca dao là lời của ai nói với ai? Về điều gì?

+ Tình cảm anh em trong một gia đình được diễn tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?

+ Em hiểu như thế nào về những từ ngữ: người xa, bác mẹ, cùng thân?

+ Từ đó em đánh giá như thế nào về tình cảm anh em?

+ Hình ảnh so sánh “như thể tay chân” diễn tả điều gì?

+ Tình anh em gắn bó còn có ý nghĩa như thế nào trong lời ca “Anh em.... vầy”?

+ Bài ca còn nhắc nhở ta điều gì qua câu cuối?

+ Hãy tìm những câu ca dao khác cùng chủ đề?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: 

Có thể hiểu: 

 + Lời người trên nói với con cháu.

 + Lời của anh em nói với nhau.

Người xa: người xa lạ; bác mẹ: bố mẹ; cùng thân: ruột thịt

-> từ ngữ chỉ sự gắn kết thống nhất.

->Anh em không phải người xa lạ. Anh em là hai nhưng lại là một: cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, sướng khổ có nhau trong một nhà.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung: bài ca đề cao tình anh em, đề cao truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. Tình cảm ấy sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cha mẹ, gia đình. Từ tình cảm ấy chúng ta mới có thể hướng tới những tình cảm rộng lớn, cao đẹp hơn như tình yêu quê hương, đất nước, đồng chí, đồng bào, lòng nhân ái, vị tha.

NV5

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: 

+ Em cảm nhận được vẻ đẹp cao quý nào trong đời sống tinh thần của dân tộc ta qua ba  bài ca dao?

+ Khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản (thể thơ, âm điệu, từ ngữ hình ảnh, biện pháp tu từ)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Bài ca dao 1


- Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cha mẹ và bổn phận của người làm con.


+ Công cha - núi ngất trời

+ Nghĩa mẹ - nước ngoài biển Đông



-> Hình ảnh so sánh cụ thể





=> khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.


- " Cù lao 9 chữ ghi lòng con ơi !"


-> Giọng điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình.         

=> Lời khuyên thấm thía, sâu sắc về bổn phận trách nhiệm của con cái.







































2. Bài ca dao số 2

- Sử dụng biện pháp so sánh.

- Nhấn mạnh mỗi con người đều có cội nguồn, phải biết ơn và trân trọng.
































3. Bài ca dao số 3

- Tiếng hát về tình cảm gắn bó của anh em trong gia đình.




+ Nào phải người xa.

+ Cùng chung bác mẹ

+ Một nhà cùng thân 


-> từ ngữ chỉ sự gắn kết thống nhất.



=> Anh em là hai nhưng lại là một: cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, sướng khổ có nhau trong một nhà.



- Như thể tay chân 


-> Hình ảnh so sánh diễn tả tình cảm gắn bó thiêng liêng, không thể tách rời của tình anh em.

- Anh em… hai thân vui vầy.




-> Nhắn nhủ anh em phải biết đoàn kết, thương yêu, nhường nhịn, giúp đỡ nhau.











III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.

b. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát 

- Âm điệu tha thiết

- Phép so sánh, đối xứng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS: Em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Hãy tưởng tượng và vẽ minh hoạ cho bài ca dao thứ nhất và miêu tả nội dung bức tranh bằng lời.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp 

- Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên