Giáo án bài Hoán dụ - Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Với giáo án bài Hoán dụ Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Giáo án bài Hoán dụ - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU: (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức

- HS nhận biết được biện pháp tu từ hoán dụ, chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ này;

- HS hiểu được ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

2. Về năng lực

- Xác định được hoán dụ.

- Nhận diện và phân tích biện pháp tu từ hoán dụ, chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ này;

- Hiểu được ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

Quảng cáo

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A3 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm,  bài trình bày của HS.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Quảng cáo

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

b) Nội dung: Giáo viên lấy ví dụ cho học sinh quán sát và  yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua ví dụ

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)

Gv: Theo em, từ “bàn tay” trong dòng thơ thứ nhất chỉ đối tượng nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

Từ “bàn tay” trong ví dụ trên dùng để chỉ người lao động.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học:

 Từ “bàn tay” trong ví dụ trên dùng để chỉ người lao động; ở đây nhà thơ đã lấy cái bộ phận để thay thế cho cái toàn thể. Đó chính là một trong những dấu hiệu để nhận biết biện pháp tu từ hoán dụ. Trong bài ngày hôm nay, cô sẽ giúp các em, tìm hiểu về biện pháp tu từ hoán dụ để các em có thể sử dụng từ được tốt hơn.

 

 

 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu:

- Nắm được các khái niệm về hoán dụ, các kiểu hoán dụ.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng hệ thống câu hỏi.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi

? Thế nào là hoán dụ ?

? Vẽ sơ đồ hoán dụ ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc phần kiến thức ngữ văn nhận biết biện pháp tu từ hoán dụ.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Hoán dụ.

- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

- HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK/36,37

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống bài tập

1. Tìm các từ được viết hoa trong hai bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ và Lượm của Tổ Hữu. Xếp các từ được viết hoa vào hai nhóm:

a) Viết hoa tên riêng.

b) Viết hoa tu tử (viết hoa để thế hiện sự kính trọng).

2. Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Phân tích tác dụng miêu tả hoặc biểu cảm của một từ láy trong số đó.

3. Các từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung chú bé Lượm như thể nào?

Chủ bé loắt choát

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đâu nghênh nghênh

(Tố Hữu)

4. Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mỗi liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?

a. Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

( Bình Nguyên)

b.                                   Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau Hàng Bè

( Tố Hữu)

c.                  Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người

5. Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải:

Thành ngữ

 

Nghĩa

1. Buôn thúng bán mẹt

 

a. giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn

2. Châm lấm tay bùn

 

b. Làm lụng vất vat dãi dầu sương nắng

3. Gạo chợ nước sông

 

c. Buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ

4. Một nắng hai sương

 

d. cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc

5. Nhường cơm sẻ áo

 

e. Sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

+ uy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

* Lưu ý: gv: điều  khiển hs: Thực hiện từng bài một.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức (máy chiếu).

II. Luyện tập

Bài tập 1.

a) Viết hoa tên riêng: Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá

b) Viết hoa tu từ (viết hoa để thế hiện sự kính trọng): Bác, người Cha, Lượm

Bài tập 2.

- Từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, ngủ ngon, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh nình, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lầm thâm, mênh mông.

- Từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:

+ Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng…

+ Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, nằng nặc…

Bài tập 3. Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

Tác dụng: miêu tả hình dáng, tính cách của cậu bé liên lạc nhỏ tuổi

Bài tập 4.

a. Bàn tay là bộ phận của cơ thế người dùng để cầm nắm, tượng trưng cho sức lao động=> Bàn tay mẹ chỉ người mẹ

b. Đổ máu: là thương tích mất mát hi sinh, ở đây nhắc đến sự kiện khởi nghĩa tháng 8/1945 ở thành phố Huế

c. Mối quan hệ: mười năm: gọi cái cụ thể, câu trăm năm thay cho cái trùi trượng, không rõ ràng

=> Những cách diễn đạt này làm tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao, tăng ý nghĩa giá trị cho câu văn

 

 

 

 

Bài tập 5. Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải:

Thành ngữ

 

Nghĩa

1. Buôn thúng bán mẹt

1 - c

a. giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn

2. Châm lấm tay bùn

2 - e

 

b. Làm lụng vất vat dãi dầu sương nắng

3. Gạo chợ nước sông

3 – d

c. Buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ

4. Một nắng hai sương

4 - b

d. cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc

5. Nhường cơm sẻ áo

5 - a

e. Sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng

 

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 6 SGK/37 và bài tập mở rộng.

c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia nhóm cặp đôi

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống bài tập thảo luận cặp đôi

Bài tập 6: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5.

Bài tập mở rộng:

? Cho các cụm từ sau: bộ óc lớn, áo xanh tình nguyện, tấm lòng nhân ái, tay chuyền hai xuất sắc. Hãy viết 4 câu có sử dụng phép hoán dụ chứa cụm từ đó. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và mở rộng để xác định yêu cầu của đề bài.

+ HS làm việc cá nhân 2’, thảo luận 3’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.

+ Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:

+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Bài tập 6.

Đoạn văn mẫu:

    Trong nhà tôi yêu bà tôi nhất. Cả cuộc đời bà tần tảo, một nắng hai sương một tay nuôi đàn con thơ khôn lớn trưởng thành. Ngày ông đi bộ đội, bà trở thành trụ cột chính trong gia đình, chạy ngược chạy xuôi buôn thúng bán mẹt  để chăm lo cho gia đình. Vừa là một người mẹ tuyệt vời nhất, bà tôi trong xóm luôn được mọi người yêu quý. Những năm đói khổ nhất, bà không ngần ngại nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn.

Bài tập mở rộng:

Ví dụ:

- Chúng ta đang cần những bộ óc lớn để xây dựng đất nước.

- Những chiếc áo xanh tình nguyện đã bắt đầu hành trình đến với các em thơ.

- Chương trình "Nối vòng tay lớn" đã đón nhận nhiều tấm lòng nhân ái.

- Đội bóng chuyền quốc gia đang sở hữu một tay chuyền hai xuất sắc.

Xem thử

Quảng cáo

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên