Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 47 - Giáo án Ngữ văn lớp 6

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 47 - Kết nối tri thức

Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong các trường hợp cụ thể;

- Ôn tập, củng cố lại kiến thức về biện pháp tu từ điệp ngữ, công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp), đại từ nhân xưng đã được học ở Tiểu học thông qua một số bài tập nhận diện và phân tích.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ.

- Phân tích được công dụng của dấu ngoặc kép, đại từ nhân xưng.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS nhắc lại kiến thức tiếng Việt trong buổi học trước và trả lời:Trong buổi học trước, chúng ta đã học về biện pháp tu từ so sánh, em hãy cho biết so sánh là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời;

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Buổi trước, chúng ta đã học về biện pháp tu từ so sánh. Cũng gần với biện pháp tu từ so sánh, đó là biện pháp ẩn dụ. Nếu không để ý kỹ, chúng ta rất dễ nhầm lẫn hai biện pháp tu từ này. Vậy ẩn dụ là gì, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp tu từ ẩn dụ

a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về ẩn dụ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra ví dụ và yêu cầu: Đọc những dòng thơ sau và chú ý các từ được in đậm:

+ Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào

+ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Em hãy cho biết các từ in đậm trên có gì đặc biệt? Từ ngọt ngào ở đây để chỉ điều gì? Mặt trời trong dòng thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ dùng để chỉ ai? Ăn quả kẻ trồng cây dùng để nói lên điều gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Ngọt ngào là một tính từ chỉ vị của thức ăn, đồ uống như đường, mật, khiến con người có cảm giác dễ chịu. Ngọt ngào trong ví dụ trên đã được chuyển đổi cảm giác, từ vị giác sang thính giác để nói về giọng nói của con người dễ nghe, khiến người khác thoải mái, dễ chịu.

+ Mặt trời là danh từ để chỉ ngôi sao trung tâm trong Hệ mặt trời. Mặt trời là trung tâm, mang năng lượng, tỏa sáng và sự ấm áp cho các ngôi sao và hành tinh khác. Mặt trời là biểu hiện của thế giới tự nhiên, kỳ diệu và vĩnh hằng.

Mặt trời trong dòng thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là cách nói để so sánh ngầm, ví Bác Hồ với sự vĩnh hằng của vũ trụ, là ánh sáng, nắng ấm đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ.

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một thành ngữ của Việt Nam để nói đến việc khi hưởng thụ thành quả nào đó, phải nghĩ đến công sức của người lao động vất vả mới làm ra được. Ăn quả ở đây để chỉ với việc hưởng thành tựu, kẻ trồng cây để chỉ người lao động để tạo ra thành quả.

→ Từ ngữ được in đậm trong các ví dụ vốn để chỉ một sự vật, hiện tượng này, song đã được sử dụng để ám chỉ một sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

GV có thể bổ sung thêm:

- Ẩn dụ thường chỉ được đề cập như một biện pháp tu từ. Tuy nhiên, ẩn dụ còn là một phương thức chuyển nghĩa của từ. Khi sự chuyển đổi tên gọi làm thay đổi ý nghĩa của từ, làm cho từ có thêm nghĩa mới, được dùng phổ biến thì ẩn dụ không còn là biện pháp tu từ nữa mà trở thành phương thức chuyển nghĩa của từ.

Vd: Chân vốn chỉ một bộ phận cơ thể người. Nhưng chân còn được dùng để chỉ những sự vật có nét tương đồng (về hình dáng, vị trí, chức năng,...) với bộ phận cơ thể: chân trong chân bàn, chân tóc, chân ghế, chân núi,...

- Nhân hóa thực chất cũng là một loại ẩn dụ. Ẩn dụ này dựa trên nét tương đồng giữa sự vật (không phải là người) với con người, lấy thuộc tính của con người để gán cho sự vật (không phải là người), chẳng hạn: gió thì thầm, sóng gào thét. Tuy vậy, do đặc trưng nổi bật của nó mà nhân hóa vẫn được xem như một biện pháp tu từ riêng.

I. Ẩn dụ

- Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu dấu câu và đại từ

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về dấu câu và đại từ đã được học ở Tiểu học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV lấy ví dụ và yêu cầu HS trả lời: Em hãy đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết, dấu chấm đã được đặt đúng vị trí trong các câu chưa? Hãy sửa lại sao cho các câu trở nên có nghĩa là có lý:

Chú bé bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán. Lấm tấm mồ hôi.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Dấu chấm trong văn bản trên đã bị đặt sai vị trí;

+ Sửa lại: Chú bé bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức → Ghi lên bảng.

GV có thể bổ sung thêm:

Hiện nay tiếng Việt dùng 11 dấu câu:

1. dấu chấm . : dùng để kết thúc câu tường thuật;

2. dấu hỏi chấm ? : dùng để kết thúc câu nghi vấn (câu hỏi);

3. dấu chấm than ! : dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến;

4. dấu ba chấm/chấm lửng ... : dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng trong chủ đề;

5. dấu phẩy , : dùng để ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu; dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép; dùng để liên kết các yếu tố đồng chức năng;

6. dấu chấm phẩy ; : dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép; đứng sau các bộ phận liệt kê;

7. dấu hai chấm : : báo hiệu một sự liệt kê; nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp; chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước; dùng báo hiệu nội dung lời của các nhân vật trong đối thoại;

8. dấu gạch ngang – : đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê; đặt đầu dòng trước lời đối thoại; ngăn cách các thành phần chú thích với thành phần khác trong câu; đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau; dùng trong cách để ngày, tháng, năm;

9. dấu ngoặc đơn ( ) : dùng để ngăn cách các thành phần chú thích với các thành phần khác; dùng để giải thích ý nghĩa của từ; dùng để chú thích nguồn gốc của dẫn liệu;

10. dấu ngoặc kép “ ” : dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu; trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp; đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý; trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm.

11. dấu ngoặc vuông [ ] : được dùng nhiều trong văn bản khoa học với chức năng chú thích công trình khoa học của tác giả; chú thích thêm cho những chú thích đã có.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: Em hãy nêu một số đại từ nhân xưng mà em biết và hay sử dụng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

II. Dấu câu và dấu ngoặc kép

1. Dấu câu

- Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết, có tác dụng làm rõ trên mặt văn bản một cấu tạo ngữ pháp bằng cách chỉ ra ranh giới giữa các câu, giữa cá thành phần của câu.

- Dấu câu là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, tình cảm và thái độ của người viết.

- Dấu câu dùng thích hợp thì người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu, có thể gây ra hiểu nhầm.

→ Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà sai ngữ pháp, sai nghĩa. Cho nên quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.

- Hiện nay, tiếng Việt sử dụng 11 dấu câu. Nội dung của bài học chủ yếu đề cập đến dấu “ ”.

2. Dấu ngoặc kép

- Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu;

- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp;

- Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một nghĩa đặc biệt;

- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm.



































III. Đại từ nhân xưng

- Đại từ thường dùng để xưng hô (tôi, chúng tôi, chúng ta,...); để hỏi (ai, gì, bao nhiêu, mấy, thế nào,...);

- Đại từ chỉ ngôi là những đại từ để chỉ ngôi:

+ Ngôi 1

Số ít: tôi/tao/tớ/ta

Số nhiều: chúng tôi/chúng tao, bọn tao/bọn tớ

+ Ngôi 2

Số ít: mày/mi/ngươi/bạn

Số nhiều: các bạn/chúng mày/tụi mi/tụi bay

+ Ngôi 3

Số ít: nó/hắn/y/cô ấy/anh ấy

Số nhiều: chúng nó/bọn hắn/ họ

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học: biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; dấu câu; đại từ nhân xưng.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 SGK trang 47;

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho hình ảnh thiên nhiên xa xôi, huyền bí, hấp dẫn, mời gọi con người khám phá.

+ “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho những dụ dỗ mà con người phải vượt qua.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức → Ghi lên bảng.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 SGK trang 47;

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Biện pháp tu từ: ẩn dụ;

+ Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh “bình minh” và “vầng trăng”.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành bài tập 3 SGK trang 47;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Điệp ngữ lăn

+ Tác dụng: nhấn mạnh hành động của em bé sà vào lòng mẹ, nhấn mạnh hình ảnh những con sóng vỗ bờ à gợi hình ảnh em bé vui chơi hồn nhiên, tinh nghịch bên người mẹ dịu dàng, âu yếm che chở cho con.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng

NV4:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành bài tập 4 SGK trang 47;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời trực tiếp của các nhân vật. Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời trực tiếp đó là dấu ngoặc kép.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

NV5:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc và làm bài tập 5 SGK trang 47;

- GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ VB Mây và sóng;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

Bọn tớ trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người “trên mây” và “trong sóng”.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức → Ghi lên bảng.

NV6:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành bài tập 6 SGK trang 47;

- GV gợi ý: sự khác nhau giữa bọn tớ, chúng tớbọn tao, chúng tao là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

Trong tiếng Việt, ngoài bọn tớ còn có một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như chúng ta, chúng tôi, bọn mình, chúng tớ,... Có thể dùng bọn mình hoặc chúng tớ trong số đó để thay cho bọn tớ. Vì hai từ này có cùng ý nghĩa và đều mang sắc thái gần gũi, thân thiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức → Ghi lên bảng.

Bài tập 1 SGK trang 47

- “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, đầy hấp dẫn.

- “Mây” và “sóng” mở ra những thế giới xa xôi, hư ảo, huyền bí.

- “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho những cám dỗ ở đời.


















Bài tập 2 SGK trang 47

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc”: ẩn dụ;

- Tác dụng:

+ “Bình minh vàng”: mở ra không gian đẹp, tràn ngập ánh sáng rực rỡ, như dát vàng à gợi ý nghĩa về sự quý giá của mỗi khoảnh khắc thời gian.

+ “Vầng trăng bạc”: mỹ lệ hóa vẻ đẹp của vầng trăng: sáng lấp lánh như chiếc đĩa làm bằng bạc.












Bài tập 3 SGK trang 47

- Điệp ngữ lăn

→ Tác dụng:

+ Hình ảnh tả thực: hành động em bé sà vào lòng mẹ hết lần này đến lần khác.

+ Hình ảnh tả thực: những con sóng nối tiếp nhau, chạy đuổi theo nhau lan xa trên mặt đại dương bao la rồi vỗ vào bờ cát.

→ Gợi hình ảnh em bé vô tư hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ, dịu dàng, âu yếm che chở cho con.












Bài tập 4 SGK trang 47

- Xác định lời trực tiếp của các nhân vật trong bài thơ:

+ Lời của người “trên mây”:

+ Lời của người “trong sóng”:

+ Lời của em bé đối đáp với người “trên mây” và người “trong sóng”.

→ Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời trực tiếp là dấu ngoặc kép.














Bài tập 5 SGK trang 47

- Bọn tớ là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều;

- Bọn tớ trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người “trên mây” và “trong sóng”.


















Bài tập 6 SGK trang 47

- Chúng ta, bọn mình: những đại từ ngôi thứ nhất số nhiều bao gồm cả người nói và người nghe.

- Chúng tôi, bọn mình, chúng tới: những đại từ ngôi thứ nhất số nhiều chỉ bao gồm người nói.

- Bọn tớ: đại từ ngôi thứ nhất số nhiều chỉ bao gồm người nói

→ Có thể chọn những từ bọn mình, chúng tớ thay cho bọn tớ. Vì hai từ này đều là những đại từ ngôi thứ nhất số nhiều chỉ bao gồm người nói, có cùng ý nghĩa và mang sắc thái gần gũi, thân thiện.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Tưởng tượng em là em bé trong bài Mây và sóng. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về hai người bạn “trên mây” và “trong sóng”, trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều và biện pháp tu từ điệp ngữ.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).


- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)


Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên