Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 56 - Giáo án Ngữ văn lớp 6

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 56 - Kết nối tri thức

Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Củng cố kiến thức về trạng ngữ

- Chỉ ra trạng  ngữ và cho biết chức năng của trạng ngữ.

- Nắm được giá trị biểu đạt của trạng ngữ.

-Thêm trạng ngữ  vào câu theo đúng yêu cầu.

- Hiểu được nghĩa của từ. 

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhật biết và phân tích tác dụng của trạng ngữ. 

- Năng lực sử dụng từ ngữ phù hợp với nói và viết. 

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn (ngâm thơ, đọc thơ), tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trình bày sản phẩm thảo luận.

- Dự kiến sản phẩm:

- GV dẫn dắt vào bài học mới: 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu Trạng ngữ

a) Mục tiêu:  HS

- Củng cố kiến thức về trạng ngữ

- Chỉ ra trạng  ngữ và cho biết chức năng của trạng ngữ.

- Nắm được giá trị biểu đạt của trạng ngữ.

-Thêm trạng ngữ  vào câu theo đúng yêu cầu.

b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời, Kĩ thuật KWL

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Ôn tập lý thuyết.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV phát phiếu KWL ở tiết trước.

- Yêu cầu thực hiện ở nhà phần K, W vào vở học ở nhà: HS nhắc lại các kiến thức đã học về trạng ngữ (Đặc điểm, vị trí và chức năng của trạng ngữ )

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Nhắc lại các yêu cầu trên phiếu và hoàn thiện.

- GV: Hướng dẫn HS hoàn thiện phiếu. 

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày cột K, W.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả 

- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình chiếu.

- Chuyển dẫn sang luyện tập.

Bài tập 1

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chiếu phiếu học tập

- Yêu cầu HS lần lượt đọc các ví dụ sgk

- Nêu yêu cầu

- Phát phiếu học tập

?Xác định trạng ngữ và chức năng của trạng ngữ ở mỗi ví dụ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS:

+ Đọc ví dụ

+ Thảo luận cặp đôi: Xác định trạng ngữ và chức năng của chúng vào phiếu học tập.

-GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả 

- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình chiếu.

- Chuyển dẫn sang bài 2.

Bài tập 2

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chiếu các ví dụ

- Yêu cầu HS lần lượt đọc các ví dụ 

- Chia nhóm lớp & nêu yêu cầu

B2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS:

+ Đọc ví dụ

+ Làm việc nhóm

-GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả 

- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).

- Trả lời câu hỏi.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Hỏi HS: Qua bài tập trên, ngoài các chức năng đã học em thấy trạng ngữ còn có chức năng gì?

- Chốt kiến thức lên màn hình chiếu: Thêm chức năng liên kết với câu trước đó của trạng ngữ qua phiếu KWL

- Chuyển dẫn sang bài tập 3.

Bài tập 3

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chiếu các ví dụ

- Yêu cầu HS lần lượt đọc các ví dụ 

- Nêu yêu cầu và phát phiếu học tập

B2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS:

+ Đọc ví dụ

+ Làm việc cá nhân

-GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả 

- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình chiếu.

- Chuyển dẫn sang mục tiếp theo

  1. Trạng ngữ:

a, Ôn tập lý thuyết:

K

(Những điều em đã biết)

W

(Những điều em muốn biết thêm)

L

(Những điều em đã học được)

Em đã biết gì về: Đặc điểm, vị  trí trạng ngữ trong câu? Nêu các chức năng của trạng ngữ mà em đã học?

Em muốn biết thêm gì về: Đặc điểm, vị trí trạng ngữ trong câu cũng như các chức năng của trạng ngữ mà em đã học?













b, Luyện tập:

Bài tập 1

Câu

Trạng ngữ

Chức năng

a

Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ

Nêu thông tin về thời gian

b

Giờ đây

Nêu thông tin về thời gian

c

Dù có ý định tốt đẹp

Nêu thông tin về điều kiện






















Bài tập 2

a.Nếu lược bỏ trạng ngữ “Cùng với câu này”, thông tin trong câu mang tính chất chung chung, không gắn với điều kiện cụ thể.

b. Nếu lược bỏ trạng ngữ “trên đời”, câu sẽ mất đi tính phổ quát, điều muốn nhấn mạnh trong câu không còn nữa.

c. Nếu lược bỏ trạng ngữ “trong thâm tâm” , người đọc sẽ không biết được điều mà người nói muốn thú nhận đã tồn tại ở đâu.




























Bài tập 3: 

a. Hoa đã bắt đầu nở.

TN chỉ thời gian: Đầu tháng Giêng, hoa đã bắt đầu nở.

TN chỉ địa điểm: Trong công viên, hoa đã bắt đầu nở.

TN chỉ nguyên nhân: Nhờ thời tiết ấm lên, hoa đã bắt đầu nở.

b. Nghỉ hè, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.

c. Mỗi khi đi công tác, mẹ rất lo lắng cho tôi

Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa của từ ngữ

a)Mục tiêu:  

HS hiểu được nghĩa của một số thành ngữ

b)Nội dung

- HS làm việc cá nhân, thảo luận và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.

c) Sản phẩm:  Câu trả lời và bài làm của HS

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bài tập 4

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV trình chiếu bài tập 

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập.

- Cho HS trao đổi cặp đôi

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- HS trao đổi cặp đôi 

- GV hướng dẫn HS làm bài

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm 

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức qua màn hình chiếu, chuyển dẫn sang bài 5

Bài tập 5

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV trình chiếu bài tập 

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập.

- Chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập và xác định yêu cầu của đề bài.

- HS thảo luận nhóm 

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo kết quả thảo luận.

- HS báo cáo sản phẩm 

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức qua màn hình chiếu, chuyển dẫn sang mục sau.

2) Thành ngữ

Bài 4:

a. Chung sức chung lòng: đoàn kết, nhất trí.

b. Mười phân vẹn mười: toàn vẹn, không có khiếm khuyết.












Bài 5

a. thua chị kém em: thua kém mọi người nói chung.

b. mỗi người một vẻ: mỗi người có những điểm riêng khác biệt, không ai giống ai.

c. nghịch như quỷ: vô cùng nghịch ngợm, một cách tai quái, quá mức bình thường.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học: cụm danh từ

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

a) Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập 

 d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Viết đoạn văn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Cái riêng của bản thân em rất đáng tự hào. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một trạng ngữ. (Gạch chân trạng ngữ)

Gợi ý: 

- Em tự hào về nét riêng nào của bản thân? 

- Vì sao em tự hào về nét riêng đó?

- Dùng câu  Cái riêng của bản thân em rất đáng tự hào làm câu chủ đề.

- Có sử dụng trạng ngữ, gạch chân.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS viết đoạn theo gợi ý

B3: Báo cáo, thảo luận: 

- GV  yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

 B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Hãy tìm ví dụ về một số văn bản thuộc kiểu văn bản nghị luận, xác định vấn đề nghị luận cũng như các lí lẽ và bằng chứng được sử dụng trong văn bản ấy.

- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV .

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học và chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).


- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)


Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên