Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Chân trời sáng tạo Bài 20: Giữ an toàn với một số con vật
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Chân trời sáng tạo Bài 20: Giữ an toàn với một số con vật
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 Chân trời sáng tạo phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- MT1: Nêu được một số việc làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số con vật
- MT2: Vẽ được con vật mà HS biết, chia sẻ được những việc HS đã làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với con vật này.
2. Phẩm chất, năng lực:
2.1. Phẩm chất:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề
2.2. Năng lực:
- Nhận thức khoa học và tìm hiểu đặc trưng của một số con vật: các em nêu được các các đặc tính của 1 số con vật.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Các em biết giữ an toàn cho bản than và những người xung quanh
3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách TNXH lớp 1, tranh ảnh minh hoạ, nhạc bài hát.
2. Học sinh: Sách TNXH lớp 1.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút): * Mục tiêu: - Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về việc giữ an toàn khi tiếp xúc với vật nuôi, dẫn dắt vào bài mới. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. * Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi giải đố. - Xuất hiện câu đố vui về con vật bằng cách chọn đáp án trắc nghiệm. - Em sợ con vật nào? Vì sao? - Nhận xét và chuyển tiếp giới thiệu bài mới: - Xung quanh chúng ta có rất nhiều những con vật. Hôm nay, cô và cấc em sẽ tìm hiểu về cách giữ an toàn khi tiếp xúc với những con vật đó nhé! - GV viết tựa bài, HS nhắc lại. 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (25 phút): Hoạt động 1: Giữ an toàn cho bản thân * Mục tiêu: HS nêu được một số việc làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số con vật * Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi * Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh 1,2,3 trang 84, 85 SGK và cho biết nội dung các tranh vẽ gì? - Gv đặt một số câu hỏi gợi ý để HS thảo luận. - Ví dụ: Bạn nhỏ trong tranh đang tiếp xúc với con gì? Chuyện gì đã xảy ra với các bạn nhỏ trong tranh? Vì sao? - Nêu câu hỏi gợi ý: Trong hình, bạn An đang làm gì? - GV mời một số nhóm chia sẻ với cả lớp. - GV đặt câu hỏi cho học sinh: “Chúng ta cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với các con vật?”. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: khi tiếp xúc với vật nuôi, chúng ta cần lưu ý một số việc để giữ an toàn cho bản than: Rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi, không lại gần hoặc chạm vào vật nuôi đang ăn, không trêu chọc vật nuôi,… |
HS quan sát và nghe để trả lời câu đố - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe - HS lắng nghe và nhắc lại. - Quan sát tranh và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý của cô. - Thảo luận theo nhóm về các tranh. Tranh 1: Nam đá vào bụng một chú chó khi chú đang ăn và chú chó đã tức giận nhảy lên nhe rang ra đòi tấn công Nam. Tranh 2: An trêu chọc chú ngỗng và bị chú ngỗng đuổi theo tấn công lại. Tranh 3: Nam đụng vào đuôi chú ngựa và chú ngựa đưa chân sau ra để đá vào Nam như một phản xạ phòng vệ. - HS trả lời. |
Nghỉ giữa tiết - HS hoạt động và hát theo bài “Chú mèo con” |
|
Hoạt động 2: Vẽ một con vật mà em biết và chia sẻ về việc giữ an toàn khi tiếp xúc với con vật đó. * Mục tiêu: HS vẽ được con vật mà HS biết, chia sẻ một số việc HS đã làm để giữ an toàn cho bản than khi tiếp xúc với con vật này * Phương pháp, hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân * Cách tiến hành: - GV cho HS vẽ 1 con vật mà em biết và chia sẻ về con vật đó. - Cho lớp ngồi thành 2 vòng tròn (Một vòng tròn bên trong và 1 vòng tròn bên ngoài, HS ở hai vòng tròn ngồi đối diện nhau sẽ lần lượt chia sẻ về những việc mà HS đã làm để giữ an toàn cho bản than khi tiếp xúc với một số con vật. Sau một lượt hô, HS ở tròn bên trong sẽ cùng di chuyển để chia sẻ với một HS khác ở vòng tròn bên ngoài. - Sau HĐ chia sẻ này, GV mời một số HS chia sẻ trước lớp. - GV và HS cùng nhau nhận xét và rút ra kết luận. - Kết luận: Em giữ an toàn khi tiếp xúc với con vật. |
- HS vẽ vào giấy A4 - HS chia sẻ và di chuyển theo hướng dẫn. - HS trình bày. - HS nhận xét. - HS nhắc lại KL. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 21: Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 23: Các giác quan của em
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 24: Em giữ vệ sinh cơ thể
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 25: Em ăn uống lành mạnh
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tự nhiên và xã hội lớp 1 chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3