Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Với 13 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Hóa học 10.

Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

TRẮC NGHIỆM ONLINE

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Phản ứng tỏa nhiệt là gì?

Quảng cáo

A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt;

B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt;

C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt;

D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.

Câu 2. Phản ứng thu nhiệt là gì?

A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt;

B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt;

C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt;

D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.

Quảng cáo


Câu 3. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

A. Phản ứng tôi vôi

B. Phản ứng đốt than và củi;

C. Phản ứng phân hủy đá vôi;

D. Phản ứng đốt nhiên liệu.

Câu 4. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là gì?

A. Nhiệt lượng tỏa ra;

B. Nhiệt lượng thu vào;

C. Biến thiên enthalpy;

D. Biến thiên năng lượng.

Câu 5. Điều kiện chuẩn của biến thiên enthalpy là?

Quảng cáo

A. Áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 25oC (298K);

B. Áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 25oC (298K);

C. Áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 0oC (273K);

D. Áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 0oC (273K).

Câu 6. Phát biểu nào sau đây sai?

A. ⧍rH > 0 thì phản ứng thu nhiệt;

B. ⧍rH < 0 thì phản ứng tỏa nhiệt;

C. Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng ít;

D. Các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng thường là phản ứng tỏa nhiệt, các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi đun nóng.

Câu 7. Kí hiệu của nhiệt tạo thành chuẩn là?

A. ΔfH2980;

B. ΔfH;

C.ΔfH2730;

D. ΔfH10.

Quảng cáo

Câu 8. Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là?

A. kJ;

B. kJ/mol;

C. mol/kJ;

D. J.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nhiệt tạo thành của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất ở một điều kiện xác định;

B. Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn;

C. Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng một;

D. Biến thiên enthapy của phản ứng được xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các sản phẩm và tổng nhiệt tạo thành các chất đầu.

Câu 10. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết khi các chất ở trạng thái nào?

A. Chất lỏng;

B. Chất rắn;

C. Chất khí;

D. Cả 3 trạng thái trên.

PHẦN II.  TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu hỏi. Khi các phản ứng hóa học xảy ra thường có sự trao đổi nhiệt với môi trường, làm thay đổi nhiệt độ của môi trường.

a. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

b. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

c. Khi than, củi cháy không khí xung quanh ấm hơn do phản ứng tỏa nhiệt.

d. Pha viên C sủi vitamin C vào nước, khi viên C sủi tan thấy cốc nước mát hơn là do phản ứng thu nhiệt.

PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN

Câu 1. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau:

(1) CS2(l) + 3O2(g) to CO2(g) + 2SO2(g);                                  ΔrH298o=1 110,2 kJ

(2) CO2(g)  CO(g) + ½ O2(g);                                      ΔrH298o=+280,00 kJ

(3) 2Na(s) + 2H2O(l)  2NaOH(aq) + H2(g);                             ΔrH298o=367,50 kJ

(4) ZnSO4(s) ZnO(s) + SO2(g);                                               ΔrH298o=+253,21 kJ

(5) 2SO2(g) + O2(g)  2SO3(g);                                     ΔrH298o=197,0 kJ

Liệt kê các phản ứng thu nhiệt theo số thứ tự tăng dần (ví dụ: 123, 25,...).  

Câu 2. Phân tử hemoglobin(Hb) trong máu nhận O2 ở phổi để chuyển thành HbO2. Chất này theo máu tới các bộ phận cơ thể, tại đó HbO2 lại chuyển thành Hb và O2( để cung cấp O2 cho các hoạt động sinh hóa cần thiết trong cơ thể). Nếu trong không khí có lẫn carbon monoxide(CO), cơ thể nhanh chóng bị ngộ độc. Cho các số liệu thực nghiệm sau:

(1) Hb + O2  HbO2;                                                      ΔrH298o=33,05 kJ

(2) Hb + CO  НbСО;                                                  ΔrH298o=47,28 kJ

(3) HbO2 + CO  HbCO + O2;                                       ΔrH298o=14,23 kJ

(4) HbCO + O2  HbO2 + CO;                                    ΔrH298o=14,23 kJ

Liệt kê các phản ứng tỏa nhiệt theo số thứ tự tăng dần (ví dụ: 134, 24,...).  

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác