Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945
Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1. Nội dung nào là điểm tương đồng của Chính sách cộng sản thời chiến (1919) và Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga?
A. Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
B. Tập hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Mở rộng trao đổi hàng hóa giữa nông thôn và thành thị.
D. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, cấm thương nhân kinh doanh.
Câu 2. Nhiệm vụ khôi khục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu bức thiết gì đối với các nước Cộng hoà Xô viết (1918-1921)?
A. Thay Chính sách kinh tế mới bằng Chính sách cộng sản thời chiến.
B. Mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại để tìm kiếm đồng minh.
C. Liên minh chặt chẽ hơn nữa để thành lập nhà nước thống nhất.
D. Thay đổi thể chế để phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp.
Câu 3. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là gì?
A. Mở rộng hơn nữa phạm vi ảnh hưởng của nước Nga đến các châu lục khác.
B. Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của người lao động.
C. Xoá bỏ cơ sở vật chất còn lại của chế độ phong kiến chuyên chế Nga hoàng.
D. Đưa nước Nga giành những thắng lợi quan trọng trong chiến tranh thế giới.
Câu 4. Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời năm 1922 có ý nghĩa như thế nào đối với quốc tế?
A. Góp phần đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
C. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên lãnh thổ Nga.
D. Mở ra kỷ nguyên nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
Câu 5. Nhận xét nào không đúng về Chính sách kinh tế mới của Liên Xô
A. Xóa bỏ thành phần kinh tế kinh tế ngoài nhà nước.
B. Công nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế.
C. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò quan trọng.
D. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Câu 6. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười năm 1917, thế lực nào đe dọa nền hòa bình của nước Nga?
A. Quân đội phe Liên minh.
B. Quân đội 14 đế quốc.
C. Quân đội phát xít.
D. Quân đội phe Hiệp ước.
Câu 7. Nội dung nào phản ánh đúng về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941)
A. Xây dựng một xã hội dân chủ tuyệt đối.
B. Kinh tế nhà nước giữ vai trò duy nhất.
C. Đứng số một thế giới về vũ khí hạt nhân.
D. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Câu 8. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941) không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất.
B. Cổ vũ các dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
C. Tạo tiềm lực quan trọng để Liên Xô đấu tranh chống phát xít.
D. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Câu 9. Sự thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922 không có ý nghĩa nào đối với Liên Xô?
A. Mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.
B. Đã xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô rộng lớn.
C. Tạo nên sức mạnh tổng hợp để Liên Xô phát triển nhanh chóng về kinh tế.
D. Chấm dứt sự tồn tại của giai cấp tư sản và kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Liên Xô.
Câu 10. Sự đoàn kết của các nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa trên đất nước Xô viết được thể hiện rõ trong sự kiện nào?
A. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
B. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
C. Cuộc tấn công tiêu diệt nước Đức.
D. Chống chính sách cấm vận của Mỹ.
Câu 11. Chính sách kinh tế mới của nước Nga năm 1921 có nội dung nào sau đây?
A. Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
B. Thực hiện chính sách thu thuế lương thực.
C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp của nước ngoài.
D. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa một thành phần
Câu 12. Theo Chính sách cộng sản thời chiến, Nhà nước Xô viết không kiểm soát ngành kinh tế then chốt nào sau đây?
A. Đường sắt.
B. Ngoại thương.
C. Ngân hàng.
D. Điện hạt nhân.
Câu 13. Nội dung nào sau đây là thành tựu kinh tế mà Liên Xô đạt được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941)?
A. Chiếm trên 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
B. Sản lượng nông nghiệp đứng đầu châu Âu và thế giới.
C. Sản lượng công nghiệp của Liên Xô đứng đầu châu Âu.
D. Đi đầu thế giới trong công nghiệp chinh phục vũ trụ.
Câu 14. Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời năm 1922 đã
A. phù hợp xu thế phát triển chung của nền chính trị trên thế giới.
B. phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.
C. đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của nhân dân thế giới.
D. làm cho chính sách Kinh tế mới nhanh chóng được thực thi.
Câu 15. Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang (12/1922) đã thông qua
A. bản Hiến pháp Liên bang.
B. danh sách Chính phủ lâm thời.
C. bản Hiệp ước Liên bang.
D. danh sách Toà án liên bang.
II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI
Câu hỏi: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“…Trong hoàn cảnh ấy, từ mùa hè năm 1919, Chính quyền Xô viết đã quyết định thi hành Chính sách cộng sản thời chiến với các nội dung sau: Nhà nước nắm độc quyền lúa mì, cấm tự do buôn bán lúa mì. Từ tháng 01/1919 ban hành chế độ trưng thu lương thực thừa đối với nông sản với nguyên tắc: không thu của người nghèo, thu vừa phải của trung nông, và thu nhiều của phú nông…”.
(Ngô Minh Oanh, 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga và Chủ nghĩa xã hội: Từ hiện thực đến quy luật lịch sử, Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.32)
a. Theo đoạn tư liệu trên, Chính sách cộng sản thời chiến được Nhà nước Liên Xô ban hành vào năm 1919.
b. Đoạn tư liệu trên phản ánh nội dung của Chính sách cộng sản thời chiến trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
c. Theo chính sách Cộng sản thời chiến, nông dân được tự do sử dụng lương thực sau khi đã đóng thuế cho nhà nước.
d. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách trưng thu lương thực thừa một cách linh hoạt, phù hợp.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 - 1930
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức
- Giải SBT Lịch Sử 9 Kết nối tri thức
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT