Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 19: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1: Thể chế chính trị được thiết lập tại Liên bang Nga theo Hiến pháp năm 1993 là
A. Cộng hoà Tổng thống.
B. Cộng hoà đại nghị.
C. Cộng hoà Liên bang.
D. Liên bang xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Chuyển biến quan trọng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga sau năm 1994 là
A. nghiêng hẳn về Mỹ và các nước phương Tây.
B. thúc đẩy quan trọng với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. thực hiện cân bằng Á - Âu, chú trọng ngoại giao với các nước SNG.
D. đối trọng với Mỹ và các nước phương Tây.
Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây giúp nền kinh tế Nga phục hồi và phát triển từ năm 2000 đến nay?
A. Xây dựng nền kinh tế thị trường, tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước.
B. Chuyển đổi mô hình kinh tế bằng chính sách tư nhân hoá.
C. Thực hiện các kế hoạch 5 năm để vượt qua khủng hoảng.
D. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng, tập thể hóa nông nghiệp.
Câu 4: Trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1991 - 2000 là
A. cạnh tranh với Trung Quốc và các cường quốc khác.
B. cố gắng thiết lập trật tự thế giới mới theo xu hướng đơn cực.
C. phát động chiến lược toàn cầu chống khủng bố.
D. cải thiện quan hệ với Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa.
Câu 5: Tình hình kinh tế của Mỹ giai đoạn 1991 - 2000
A. tăng trưởng chậm, lạm phát và thất nghiệp gia tăng.
B. bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi Trung Quốc và Nhật Bản.
C. suy thoái theo chu kì do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
D. tăng trưởng cao, đạt tỉ lệ trung bình trên 3,8 %.
Câu 6: Ý nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế Mỹ từ năm 1991 đến nay?
A. Phát triển không ổn định và rơi vào khúng hoảng theo chu kì.
B. Đối mặt với những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
C. Bị Trung Quốc cạnh tranh vị trí số 1 về kinh tế.
D. Thiếu hụt lao động do tình trạng di cư ra nước ngoài ồ ạt.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tốc độ tăng trưởng GDP của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay?
A. Gia tăng liên tục trong giai đoạn 1991 - 2000, không ổn định từ năm 2000.
B. Tăng trưởng ổn định và liên tục, xen kẽ với cuộc khủng hoảng tài chính.
C. Tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, đặc biệt là năm 2021 (5,9 %).
D. Không ổn định trong giai đoạn 1991 - 2000, tăng trưởng trở lại từ năm 2000.
Câu 8: Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng của các trung tâm quyền lực trong trật tự thế giới đa cực?
A. Có nền kinh tế phát triển mạnh.
B. Mua những phát minh khoa học.
C. Có ưu thế tuyệt đối về quân sự.
D. Đều đi đầu chinh phục mặt trăng.
Câu 9: Sau năm 1991, các nước lớn điều chỉnh quan hệ đối ngoại theo hướng đối thoại, hợp tác nhằm mục đích nào sau đây?
A. Xoá bỏ những mâu thuẫn đang tồn tại.
B. Hoà bình ổn định để phát triển kinh tế.
C. Tập hợp lực lượng để cạnh tranh quốc tế.
D. Hạn chế tác động của khủng hoảng kinh tế.
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là nhân tố tác động đến quan hệ quốc tế đầu thế kỷ XXI?
A. Sức mạnh nội lực của mỗi quốc gia.
B. Sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố.
C. Sự phát triển của các lực lượng dân chủ.
D. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa đế quốc mới.
Câu 11. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, trật tự thế giới đa cực được hình thành phụ thuộc vào nhân tố chủ yếu nào sau đây?
A. Sự ra đời của các trung tâm kinh tế - chính trị đầu tiên.
B. Sự thành bại trong cuộc đấu tranh giữa các cực đối lập.
C. Thực lực về kinh tế, chính trị, quân sự của các quốc gia.
D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 12. Trong thế kỷ XXI, nhân tố nào sau đây tạo ra những “đột phá” và biến chuyển lớn trên cục diện thế giới?
A. Sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ.
B. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia ở châu Á.
C. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng với thực dân mới.
D. Mỹ khống chế đồng minh và chi phối tình hình thế giới.
Câu 13. Chính sách đối ngoại của Mĩ trong thập niên 90 của thế kỉ XX là
A. tiến hành Chiến lược toàn cầu hoá.
B. quan hệ với các nước Đông Nam Á.
C. ra sức thiết lập vị thế chi phối quốc tế.
D. hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về chiến lược “Cam kết và mở rộng” mà Mĩ thực hiện trong những năm 90 thế kỉ XX?
A. Khống chế và nô dịch các nước đồng minh của Mĩ.
B. Khôi phục và phát triển sức mạnh nền kinh tế Mĩ.
C. Đảm bảo an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh.
D. Đẩy mạnh việc can thiệp vào công việc nội bộ các nước.
Câu 15. Sau khi Liên bang Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là quốc gia kế thừa
A. địa vị số một thế giới của Liên Xô trên nhiều lĩnh vực.
B. bản Hiến pháp Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.
C. địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
D. những thành quả của Liên Xô trong quá trình xây dựng CNXH.
II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI
Câu hỏi: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh lạnh là một tổng thể liên kết nhiều trọng điểm. Tính tương đối trong trọng điểm chiến lược của Mĩ tăng lên, nó không tuyệt đối một khu vực ảnh hưởng nào trên thế giới mà tham vọng mở rộng từ Âu sang Á với thế gọng kìm. Với chiến lược mới, hoạt động can thiệp vũ trang ở nước ngoài của Mĩ tăng hơn gấp 3 lần so với thời kì Chiến tranh lạnh. Những năm đầu thập niên 90, Mĩ còn tranh thủ sự đồng tình của Liên Hợp quốc, nhưng từ năm 1998 trở đi, Mĩ đơn phương hoặc cùng NATO thực hiện chính sách pháo hạm mới mà quan tâm đến những nguyên tắc kinh điển và chuẩn mực của luật pháp quốc tế”
(Trần Bá Khoa, Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mĩ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.23)
a) Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ có tham vọng mở rộng ảnh hưởng từ châu Âu sang châu Á.
b) Từ năm 1998, Mỹ đơn phương cùng với NATO phát động một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới để chống Nga.
c) Để theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mỹ đã mở rộng hoạt động can thiệp vũ trang ra nước ngoài.
d) Trong chính sách đối ngoại của mình, Mỹ đã kiểm soát được Liên hợp quốc để phục vụ cho mưu đồ của mình.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 18: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 22: Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức
- Giải SBT Lịch Sử 9 Kết nối tri thức
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT