Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 2 (có đáp án): Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 9.

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 2 (có đáp án): Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

TRẮC NGHIỆM ONLINE

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 không diễn ra trên lĩnh vực nào sau đây?

Quảng cáo

A. Nông nghiệp.                

B. Công nghiệp.                

C. Tài chính.

D. Công nghệ.

Câu 2. Đại hội lần thứ VII năm 1935 của Quốc tế Cộng sản xác định kẻ thù nguy hiểm trực tiếp trước mắt của cách mạng thế giới là

A. chủ nghĩa phát xít.                                                    

B. chủ nghĩa thực dân.

C. chủ nghĩa đế quốc.                                                   

D. chủ nghĩa tư bản.

Quảng cáo

Câu 3. Năm 1933, Tổng thống Mỹ Ph. Rudơven đã thực hiện Chính sách mới nhằm mục đích nào sau đây?

A. Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế-tài chính.

B. Ngăn chặn ảnh hưởng của khủng hoảng trên phạm vi thế giới.

C. Tạo thêm nhiều việc làm để thu hẹp chênh lệch giàu nghèo.

D. Cải tổ hệ thống ngân hàng theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Câu 4. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Mỹ đã trở thành

A. trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quốc tế.

B. quốc gia có tỷ lệ công nhân thất nghiệp ít nhất thế giới.

C. trung tâm điều phối các nỗ lực quốc tế vì hòa bình, ổn định.

D. nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.

Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của Chính sách mới ở Mỹ?

Quảng cáo

A. Tạo thêm việc làm, nâng cao phúc lợi và đời sống của dân nghèo.

B. Xóa bỏ được tình trạng phân biệt chủng tộc khắc nghiệt ở Mỹ.

C. Góp phần làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

D. Ngăn chặn quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của tư sản.

Câu 6. Quốc tế Cộng sản không thành lập các tổ chức quần chúng nào sau đây?

A. Tri thức.                        

B. Phụ nữ.                          

C. Nông dân.

D. Thanh niên.

Câu 7. Nhân tố nào sau đây chứng tỏ phong trào cách mạng ở châu Âu (1918-1923) chịu tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

A. Chính quyền Xô viết được xây dựng thành công ở các nước.

B. Một số nước thành công đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

C. Đảng Cộng sản được thành lập ở nhiều quốc gia châu Âu.

D. Nước Nga trở thành căn cứ địa của các nước Tây Âu.

Quảng cáo

Câu 8. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã

A. đưa tới sự ra đời của Mặt trận nhân dân ở các nước.

B. nâng cao đời sống vật chất của giai cấp công nhân.

C. chấm dứt thời kỳ ổn định của chủ nghĩa tư bản.

D. phá vỡ hệ thống thỏa hiệp Vécxai - Oasinhtơn.

Câu 9. Quốc tế Cộng sản được thành lập năm 1919 nhằm mục đích cơ bản nào sau đây?

A. Bảo vệ Liên Xô khỏi tình trạng bao vây, cấm vận của các nước tư bản.

B. Lãnh đạo giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

C. Tìm ra con đường cứu nước cho các nước thuộc địa trên thế giới.

D. Chống lại trật tự Vecsai - Oasinhtơn của các nước tư bản châu Âu.

Câu 10. Nội dung nào sau đây là bối cảnh của phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu (1918-1923)

A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và ráo riết chuẩn bị chiến tranh.

B. Đảng Cộng sản đã nắm quyền lãnh đạo các quốc gia châu Âu.

C. Nhiều quốc gia châu Âu bước vào giai đoạn suy yếu ngắn.

D. Mâu thuẫn gay gắt giữa chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa phát xít.

Câu 11. Ngày 9/11/1918, công nhân và các tầng lớp nhân dân ở Béclin nổi dậy đấu tranh nhằm

A. chống lại chính quyền phát xít.                                

B. lật đổ chế độ quân chủ.

C. thành lập mặt trận nhân dân.                                    

D. chấm dứt chiến tranh thế giới.

Câu 12. Nội dung nào sau phản ánh đúng chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1939?

A. Bao vây kinh tế, cô lập chính trị Liên Xô trong thời gian dài.

B. Công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

C. Có sự điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình hình.

D. Kiên trì theo đuổi lập đối đầu căng thẳng với Liên Xô.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu (1918-1923)?

A. Buộc các nước Tây Âu phải thay đổi các chính sách cai trị thuộc địa.

B. Góp phần làm rõ bộ mặt tàn bạo, bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

C. Làm cho xã hội của các nước tư bản châu Âu thêm rối loạn.

D. Góp phần tấn công vào thành trì của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 14. Người Việt Nam đầu tiên hoạt động trong tổ chức Quốc tế Cộng sản là

A. Nguyễn Ái Quốc.                                                     

B. Nguyễn Văn Trường.

C. Phan Châu Trinh.                                                     

D. Lê Hồng Phong.

Câu 15. Để thoát khỏi đại suy thoái kinh tế (1929 - 1933), các nước tư bản Anh, Pháp, Mỹ đã

A. xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến.

B. duy trì nền dân chủ tư sản đại nghị.

C. đưa đất nước theo con đường phát xít hoá.

D. thiết lập nền chuyên chính khủng bố.

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu hỏi: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Ở trong nước, các nước tư bản chủ nghĩa đều phải đối phó với cao trào cách mạng rộng lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do hậu quả của cuộc chiến tranh và do ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 đã đạt đến đỉnh cao chưa từng có. Tình thế cách mạng đã hình thành ở nhiều nước châu Âu như Đức, Hunggari, Italia và nhiều nước khác. Khủng hoảng chính trị xã hội, khủng hoảng kinh tế cùng với những bất lợi về mặt đối ngoại, khiến cho cơ sở của CNTB ở châu Âu trong giai đoạn sau chiến tranh (1918 - 1923) thực sự ở trong tình trạng không ổn định”.

(Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, 2006, tr.76)

a. Đoạn tư liệu phản ánh những khó khăn của các nước tư bản châu Âu giai đoạn 1918 - 1923.

b. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã tác động mạnh đến tinh thần đấu tranh của nhân dân châu Âu.

c. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 đã làm nền chính trị châu Âu khủng hoảng, đưa đến sự ra đời của các nước cộng hòa. 

d. Đức, Hunggari, Italia và nhiều nước khác đã tiến lên một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

................................

................................

................................

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác