Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Em biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp.

Trả lời:

* Thời Vua Lê - Chúa Trịnh:

- Thời kì phân tranh lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Giang (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn ở phía Nam (Đàng Trong) kéo dài từ năm 1627 đến 1777.

- Nhân dân chịu cảnh lầm than, chia cắt, bị đàn áp, cướp bóc, sát hại; chiến tranh diễn ra liên miên, mọi hoạt động ngưng trệ.

Quảng cáo

* Chiến công của Hoàng đế Quang Trung:

- Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.

- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.

- Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

- Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế, quốc phòng ngoại giao.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Liên hệ: Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em biết hoặc hình dung?

Quảng cáo

Điểm khác biệt:

- Cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa: Cảnh rước kiệu được dân chúng dâng lên rất cao để những người ở xa có thể nhìn xuống.

- Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi: không có kiệu mà dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế và đặt thế tử lên ngồi và 8 người kề vai vào khiêng.

2. Suy luận: Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh?

Hành động kiêu binh là sai khi đã ra oai với dân thường điều đó là điều cấm kị, dân cần được bảo vệ giúp đỡ thay vì bị bắt nạt dương oai với họ.

3. Theo dõi: Chú ý diễn biến và chỉ ra mối quan hệ giữa các sự kiện, tuyến sự kiện qua các đoạn lược dẫn cả ở Hồi thứ hai và Hồi thứ mười bốn.

Quảng cáo

- Kiêu binh lược hồi thứ 2 bỏ rơi Trịnh Tông và lúc bấy giờ phò tá con của Trịnh Tông và Quân Huệ giành được chiến thắng nhưng tới hồi thứ mười bốn kiêu binh ỷ vào công phò lập của Trịnh Tông càng ngày lộng hành và đến khi Nguyễn Huệ dẹp loạn và giành chiến thắng.

- Đều thấy sự xuất hiện của sự quấy rối nổi loạn và những anh hùng đứng lên dẹp loạn mang chiến thắng về cho nhân dân.

4. Suy luận: Câu nói này thể hiện nét tính cách gì của Vua Quang Trung?

- Thể hiện ý chí quyết tâm trả thù và mưu lược của Quang Trung quyết tâm giành lại chiến thắng ăn mừng toàn dân toàn quân, thể hiện ý chí không một chút sợ hãi, lo lắng.

5. Theo dõi: Từ đây, tuyến truyện có gì thay đổi?

Tuyến truyện thay đổi khi được sự lo lắng, hoang mang cũng không màng bất trắc vẫn tiếp tục cho cuộc vui không biết tới quân ta chuẩn bị đổ bộ tới.

6. Suy luận: Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao?

Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống là một tuyến truyện khác vì đây là câu chuyện kể về Vua Lê Chiêu Thống không liên quan trực tiếp câu chuyện hiện tại của nhân vật.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” thể hiện cảm nhận về vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước hại dân.

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí | Ngắn nhất Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.

Trả lời:

1. Hồi thứ hai

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí | Ngắn nhất Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

2. Hồi thứ mười bốn

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí | Ngắn nhất Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

* Mối liên hệ giữa hai đoạn trích:

- Hai hồi là hai tuyến truyện có tính độc lập nhất định nhưng liên quan mật thiết với nhau:

(1) tuyến thứ nhất là chuỗi sự kiện diễn ra nơi phủ chúa - cung vua.

(2) tuyến thứ hai là chuỗi sự kiện về cuộc xâm lược nước ta của nhà Thanh; Vua

Quang Trung đại phá quân Thanh; sự thảm bại và cuộc trốn chạy của đội quân xâm lược nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.

=> Hai hồi có mối quan hệ nhân quả:

- Sự lục đục trong phủ chúa; xung đột quyền lợi giữa phủ chúa - cung vua và nỗi sợ hãi trước sức mạnh của Vua Quang Trung, nhà Tây Sơn (nguyên nhân) → sự cầu viện nhà Thanh của Vua Lê Chiêu Thống (kết quả).

- Cuộc xâm lược của đội quân nhà Thanh cùng sự bạc nhược, phản trắc của vua tôi Lê Chiêu Thống (nguyên nhân) dẫn đến việc Quang Trung lên ngôi vua, tiến quân ra Bắc, đại phá quân Thanh (kết quả).

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.

Trả lời:

Các chi tiết thể hiện nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung:

- Nghe tin giặc đến chiếm Thăng Long, không tỏ ra sợ hãi, nao núng mà cầm quân ra trận.

- Lên ngôi vua để trấn an lòng dân, chiêu mộ binh sĩ.

- Tế cáo trời đất, gặp gỡ cống sĩ.

- Tiến hành duyệt binh tại Nghệ An, ra phủ dụ, kiên quyết thực hiện hoạch định.

- Có khả năng phân tích rõ ưu thế của ta và địch, biết nhìn nhận tình hình, nắm chắc thời cuộc.

- Lời phủ dụ cảm kích quân dân.

- Biết cách dùng người, chọn người.

- Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện.

=> Nét tính cách của vua Quang Trung được biểu hiện cụ thể:

- Là vị tướng quyết đoán, mạnh mẽ, hành động dứt khoát, không chút do dự.

- Là vị tướng có trí tuệ anh minh, nhạy bén, sáng suốt.

- Biết nhìn xa trông rộng.

- Vị tướng dũng cảm, lẫm liệt, linh hồn của cuộc chiến.

Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật...).

Trả lời:

Nghệ thuật kể chuyện của tác giả:

- Miêu tả sinh động, cụ thể, chân thực, ngôn ngữ chọn lọc.

- Hình ảnh đặc sắc, chị tiết tinh tế, gợi cảm.

- Kết hợp tự sự, miêu tả.

- Giọng điệu linh hoạt.

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Đối với vua Quang Trung, tác giả thể hiện thái độ nể trọng, ngợi ca trước một người anh hùng chiến trận, vị vua mưu lược, bách chiến bách thắng.

- Đối với anh em Trịnh Tông và đám kiêu binh, tác giả thể hiện thái độ khinh thường, phê phán, châm biếm với những kẻ gây thương đau cho đất nước.

- Đối với Lê Chiêu Thống và quân xâm lược Thanh, tác giả thể hiện thái độ khinh thường, phê phán, châm biếm với những kẻ thù.

=> Cách thể hiện thái độ phù hợp với truyện lịch sử vì truyện đã thể hiện thái độ phê phán, tố cáo của tác giả với đội quân xâm lược nhà Thanh thể hiện chủ nghĩa yêu nước, lập trường dân tộc và rất rạch ròi. Ngô Gia văn phái tuy có tư tưởng phò Lê nhưng không vì thế mà không phô bày tội trạng của vua tôi Lê Chiêu Thống hay không thừa nhận, khăng định công trạng lịch sử của Vua Quang Trung.

Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.

Trả lời:

Về Vua Quang Trung: nhà vua hiện lên là người anh hùng dân tộc đã lập nên kì tích xưa nay chưa từng có: với nghệ thuật dùng binh, tài thao lược, chỉ trong năm ngày đã đập tan đội quân xâm lược nhà Thanh, đuổi chúng về nước...

- Về cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta: Quân dân ta thời ấy đã nêu cao tinh thần yêu nước, ý chỉ độc lập tự cường và truyền thống đấu tranh bất khuất dưới sự lãnh đạo của Vua Quang Trung.

Câu 6 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.

Trả lời:

Cốt truyện trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí

(cốt truyện đa tuyến)

Cốt truyện trong văn bản Lặng lẽ Sapa

(cốt truyện đơn tuyến)

Điểm tương đồng

- Có nhiều hoặc một vài nhân vật cùng xuất hiện.

- Là tác phẩm tự sự.

Điểm khác biệt

- Cốt truyện có nhiều chuỗi sự kiện, nhiều tuyến nhân vật, đan xen với nhau.

- Tiểu thuyết chương hồi

- Lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau.

- Cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, 1 tuyến truyện duy nhất.

- Truyện ngắn hiện đại.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên