Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 12 Tập 2 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 12 Tập 2 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Lòng yêu nước của nhân dân ta)

b. Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã súng lại trời thu tháng Tám,

(Tố Hữu, Ta đi Lớn)

Trả lời:

a. - BPTT đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước”

Quảng cáo

- Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

b. - BPTT đảo ngữ: cả hai dòng thơ

- Tác dụng Nhấn mạnh hình ảnh làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Đọc lại bài thơ Nam quốc sơn hà và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định câu hỏi tu từ có trong bài thơ này.

b. Nhận xét hiệu quả của câu hỏi tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.

Trả lời:

Quảng cáo

a. Câu hỏi tu từ: “Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?”.

b. Hiệu quả: Nhấn mạnh hành động ngang tàng, bạo ngược của giặc ngoại xâm và thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ của người viết.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):Câu hỏi dưới đây có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô giỏi làng Vòng giành cắm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu đương?

(Vũ Bằng, Cốm Vòng)

Trả lời:

- Câu hỏi trên là câu hỏi tu từ.

Quảng cáo

- Cơ sở mà em khẳng định được như vậy: Câu hỏi này không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà để bộc lộ tình cảm thiết tha của người viết dành cho cốm làng Vòng.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Trả lời:

Bài thơ Qua Đèo Ngang đã gửi gắm thật rõ nét nỗi buồn thương khắc khoải của Bà Huyện Thanh Quan trong nỗi niềm nhớ quê nhà trong một chiều muộn dừng chân nhìn ngắm cảnh Đèo Ngang. Đó là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tĩnh lặng, chỉ có cỏ cây chen chúc, um tùm. Sự sống con người xuất hiện thoáng qua, mờ nhạt khiến khung cảnh càng thêm tiêu điều, thưa thớt. Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc, chim đa đa kêu khắc khoải, phải chăng tâm trạng buồn, cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm? Qua đó, bài thơ thể hiện nỗi buồn thời thế, nỗi nhớ nhà da diết và sự cô đơn trong trái tim người thi sĩ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên