Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 87 Tập 2 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 87, 88 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 87 Tập 2 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tìm trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng ba câu hỏi, ba câu kể và hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Câu văn

Kiểu câu

Dấu hiệu nhận biết

1.

Câu hỏi

Trả lời:

Quảng cáo

Câu văn

Kiểu câu

Dấu hiện nhận biết

1. -… Chúng bay còn chạy đi đâu?

Câu hỏi

Từ nghi vấn (đâu), kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nội dung hỏi.

2. - Bại tướng, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại uy trời đó sao?

Câu hỏi

Từ nghi vấn (sao), kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nội dung hỏi.

3. - Người tướng có lá cờ sáu chữ là đây chăng?

Câu hỏi

Từ nghi vấn (chăng), kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nội dung hỏi.

4. Hoài Văn Hầu mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng leo thanh gươm gia truyền, mình ngồi trên một con ngựa trắng phau.

Câu kể

Kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nội dung kể.

5. Lá cờ thêu sáu chữ vàng mỗi lúc một căng lên vì ngược gió.

Câu kể

Kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nội dung kể.

6. Vương ngước nhìn lên lá cờ sáu chữ, lẩm nhẩm luôn miệng.

Câu kể

Kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nội dung kể.

Quảng cáo

Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!

(Ngô gia văn phải, Hoàng Lê nhất thống chí)

a. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai?

b. Câu: “Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” là câu cảm hay câu khiến? Việc dùng kiểu câu đó để kết thúc lời thoại có tác dụng gì?

Trả lời:

Quảng cáo

a. Đoạn văn là lời của Vua Quang Trung nói với tướng sĩ.

b. Câu “Các người nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” là câu khiến, (từ ngữ cầu khiến “nhớ lấy”, “đừng”...).

=> Tác dụng: thể hiện niềm tin của nhà vua; làm lan tỏa niềm tin, khích lệ sự phấn chấn, tinh thần quyết chiến quyết thắng của tướng sĩ,...

Câu 3 (trang 87 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Cho câu sau: Nam đang đọc truyện lịch sử.

a. Dựa vào câu trên, thêm/ bớt từ ngữ để tạo thành câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

b. Trao đổi kết quả câu a với bạn ngồi cùng bàn. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết các kiểu câu này trong bài làm của bạn mình.

Trả lời:

a. Câu hỏi: Nam đang đọc truyện lịch sử hả?

Câu cảm: Trời, Nam đang đọc truyện lịch sử say mê quá!

Câu khiến: Nam nên đọc truyện lịch sử đi!

b.

Kiểu câu

Câu văn của bạn

Dấu hiệu nhận biết

Câu hỏi

Nam đang đọc truyện lịch sử hả?

Từ ngữ dùng trong câu hỏi (hả), kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nội dung hỏi.

Câu cảm

Trời, Nam đang đọc truyện lịch sử say mê quá!

Từ ngữ thường dùng trong câu cảm (trời, quá), kết thúc bằng dấu chấm than, nội dung biểu cảm.

Câu khiến

Nam nên đọc truyện lịch sử đi!

Từ ngữ thường dùng trong câu khiến (nên, đi) kết thúc bằng dấu chấm than, nội dung cầu khiến.

Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Cho đoạn văn sau:

Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt. Vua Quang Trung liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát. Bởi vậy, không hề có ai chạy về báo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả.

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

a. Xác định câu khẳng định, câu phủ định được dùng trong đoạn văn trên và hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Kiểu câu

Câu văn

Dấu hiệu nhận biết

1. Câu khẳng định

2. Câu phủ định

b. Nêu tác dụng của câu khẳng định và câu phủ định trong đoạn văn trên.

Trả lời:

Kiểu câu

Câu văn

Dấu hiệu nhận biết

Câu khẳng định

Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Lúc đến sông động, trạng thái, tỉnh Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt.

- Khẳng định các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng, sự việc ... trong câu.

- Không có sự xuất hiện của các từ ngữ phủ định.

Câu phủ định

Vua Quang Trung liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát.

Bởi vậy, không hề có ai chạy về báo tin, nên những đạo quân Thanh đóng Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả.

- Phủ nhận các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng, sự việc… trong câu.

- Sử dụng các từ ngữ phủ định như: không, không hề, không biết.

b. Tác dụng của câu khẳng định và câu phủ định trong đoạn văn: Sự kết hợp đan xen các câu khẳng định và phủ định làm cho việc miêu tả, tái hiện các sự kiện lịch sử được rõ ràng, chính xác.

Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Dùng cụm danh từ “Vua Quang Trung” hoặc “quân Thanh” để đặt câu dưới hai hình thức: câu khẳng định và câu phủ định.

Trả lời:

a. Câu khẳng định: Vua Quang Trung thực sự là vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc.

b. Câu phủ định: Quân Thanh không thể cầm cự, đành tháo chạy tán loạn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên