Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông trang 82, 83, 84 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Theo em, khoe khoang và khoác lác khác nhau như thế nào?

Trả lời:

- Khoe khoang là cố ý làm cho người ta thấy, biết cái tốt đẹp, cái hay của mình, thường là bằng lời nói.

- Khoác lác là nói những điều quá xa sự thật hoặc không thể có trong thực tế để khoe khoang hoặc để vui đùa.

→ Mặc dù khác nhau nhưng đôi khi cũng có thể có mối liên hệ nhất định (có thể khoác lác để khoe khoang 1 điều gì đó)

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Suy luận: Việc nói rõ thông tin “lợn cưới”, “áo mới” có cần thiết không? Nói như vậy nhằm mục đích gì?

- Việc nói rõ thông tin “lợn cưới”, “áo mới” không cần thiết. Nói như vậy nhằm mục đích khoe khoang.

2. Theo dõi: Người vợ trêu chồng như thế nào?

- Biết chồng có tính nói khoác nên người vợ đã trêu chồng bằng cách tỏ thái độ ngạc nhiên trước sự miêu tả của chồng và hỏi dồn người chồng liên tục các câu hỏi để người chồng phải tự nói ra sự thật.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính:

Quảng cáo

Truyện “Khoe của” chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.

Truyện “Con rắn vuông” phê phán những kẻ có tính khoác lác, khoe khoang. Câu chuyện là một lớp đối thoại lí thú giữa người chồng có tính khoác lác với người vợ thông minh có chủ tâm trêu chọc chồng.

Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông | Ngắn nhất Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông | Ngắn nhất Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Xác định đề tài, bối cảnh của truyện cười Khoe của và Con rắn vuông.

Trả lời:

- Đề tài của truyện Khoe của là khoe khoang, và truyện Con rắn vuông là khoác lác.

- Bối cảnh của 2 truyện cười này đều không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.

Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Chỉ ra mâu thuẫn có tác dụng gây cười trong hai truyện trên.

Trả lời:

Quảng cáo

Mâu thuẫn có tác dụng gây cười

Khoe của

Con rắn vuông

Cả 2 nhân vật đều cố ý nói thừa những thông tin không cần thiết với mục đích khoe khoang. Nếu bị mất lợn chỉ cần hỏi những thông tin về con lợn đã mất, đằng này lại nhấn mạnh cho người nghe rằng đây là con lợn cưới. Đáng lẽ chỉ cần trả lời ngắn gọn rằng có thấy hay không thì nhân vật trong truyện lại cố ý hướng người nghe tập trung vào chiếc áo mới anh ta đang mặc.

Mâu thuẫn trong lời miêu tả của anh chàng khoác lác về bề ngang và bề dài của con rắn. Con rắn qua lời miêu tả của nhân vật trở thành con rắn vuông. Điều này đã lật tẩy bản chất khoác lác của anh chàng.

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Liệt kê những lời đối đáp của các nhân vật trong hai truyện cười trên. Những lời đối đáp có vai trò như thế nào trong việc khắc hoạ tính cách của nhân vật?

Trả lời:

Truyện cười

Lời đối đáp

Khoe của

Anh tìm lợn: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh mặc áo mới: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

Con rắn vuông

Người chồng: Này mình ạ, hôm nay tôi đi vào rừng, thấy một con rắn.... Ôi chao là to! Bề ngang thì đến hai mươi thước, bề dài đến một trăm hai mươi thước ấy!

Người vợ: Làm gì có thứ rắn dài như thế?

Người chồng: Mình không tin à? Chẳng một trăm hai mươi thước thì cũng một trăm thước.

.

Những lời đối đáp có vai trò khắc họa tính cách nhân vật. Trong truyện Khoe của, cả 2 anh chàng đều cố ý nói thừa (vi phạm phương châm về lượng) với mục đích khoe khoang. Trong truyện Con rắn vuông, lời đối đáp khắc họa chân dung anh nói khoác, đồng thời phản ánh quá trình “gài bẫy” để nhân vật tự bộc lộ bản chất của mình.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Các nhân vật trong truyện hiện thân cho thói hư tật xấu nào mà truyện cưởi dân gian thường phê phán?

Trả lời:

- Truyện Khoe của: cả 2 anh chàng là hiện thân của sự khoe khoang.

- Truyện Con rắn vuông: anh nói khoác là hiện thân của tật xấu nói khoác.

Câu 5 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Em có nhận xét gỉ về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người thông qua các truyện cười trên?

Trả lời:

Tác giả dân gian muốn phê phán thói khoe khoang, khoác lác trong xã hội. Tác giả dân gian đã quan sát những tính cách ấy dưới góc nhìn hài hước, xây dựng những bức chân dung lạ đời, qua đó phê phán những hiện tượng tiêu cực này.


Câu 6 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Tiếng cười và thủ pháp gây cười trong các truyện Khoe của và Con rắn vuông giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

Trả lời:

Thủ pháp

Điểm giống nhau

Điểm khác nhau

Khoe của

Con rắn vuông

1. Tạo tình huống trào phúng

Kết hợp khéo léo lời người kể chuyện và lời nhân vật hoặc lời của các nhân vật với nhau tạo nên những liên tưởng, đối sánh bất ngờ, hài hước, thú vị,…

Tình huống 2 anh có tính cách hay khoe gặp nhau, cả 2 đều cố ý nói thừa để khoe khoang. Câu chuyện kết thúc bằng câu nói của anh mặc áo mới: “Từ lúc…qua đây cả”. Câu nói tương đồng với câu nói của anh đi tìm lợn và do đó tạo nên tiếng cười cho câu chuyện. Điều đó nói lên rằng, dường như những người hay khoe khoang đều sử dungjc hung 1 cách thức để đạt được mục đích của mình

Tình huống anh nói khoác bị vợ “gài bẫy” để tự bộc lộ bản chất khoác lác của mình. Câu chuyện kết thúc bằng câu nói của người vợ. Câu nói lật tẩy bản chất khoác lác của người chồng: “Bề ngàng hai mươi …. bốn góc à”

2. Sử dụng các biện pháp tu từ

Biện pháp khoa trương, phóng đại.

Chân dung lạ đời của 2 anh chàng khoe khoang.

Lời thoại của anh chàng khoác lác.


Câu 7 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc xong hai câu chuyện này?

Trả lời:

Bài học: Không nên nói khoác lác, phóng đại sự việc mà phải trung thực, tôn trọng sự thật. Nếu cố chấp nói khoác, câu chuyện của bạn sẽ bị phát hiện và tạo thành câu chuyện cười cho những người khác, tự mình làm xấu mình.

Câu 8 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Em và bạn trong nhóm phân vai, đóng tiểu phẩm dựa vào một trong hai truyện cười trên.

Trả lời:

- Xác định rõ nhân vật, xác định rõ lời thoại.

- Khi đọc phân vai thì đọc đúng lời của từng nhân vật, bộc lộ được thái độ của nhân vật, làm nổi bật tính cách nhân vật.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên