Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 86 Tập 1 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 86, 87 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 86 Tập 1 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Xác định nghĩa tưởng minh và nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp sau đây:

a.

- Bác có thấy con lớn cưới của tôi chạy qua đây không?

-Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Khoe của)

b.

- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)

Trả lời:

Câu

Nghĩa tường minh

Nghĩa hàm ẩn

a

Thời điểm bắt đầu từ lúc mặc chiếc áo mới chưa thấy có con lợn nào chạy qua

Khoe con lợn cưới và chiếc áo mới. (Nhận ra nhờ thông tin thừa mà người nói cố tình thêm vào câu nói)

b

Thể hiện rõ hình dáng con rắn được miêu tả qua lời kể của nhân vật

Anh đang nói khoác. (Nhận ra dựa vào tri thức nền: Trên đời này không có con rắn vuông 4 góc)

Quảng cáo

Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Đọc lại truyện Vắt cổ chày ra nước và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu nói: “Thế thì tao cho mượn cái này!” của người chủ nhà. Nghĩa hàm ẩn này được thể hiện trong câu nói nào sau đó?

b. Người đầy tớ thực sự muốn nói gì qua câu: “Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!”?

c. Sau khi đọc xong truyện cười này, em hiểu thế nào về thành ngữ Vắt cổ chảy ra nước? Đặt câu có sử dụng thành ngữ này.

Trả lời:

a. Người chủ nhà muốn người đầy tớ vận cái khố tải vào người và khi nào khát thì vặn ra uống.

Nghĩa hàm ẩn này được thể hiện trong câu nói ngay sau đó: “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống”.

b. Hàm ý của người đầy tớ được thể hiện trong câu nói tiếp theo: “Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!”. Ý hàm ẩn thật sự của câu nói là mỉa mai chủ nhà quá keo kiệt.

c. Truyện Vắt cổ chày ra nước giúp ta hiểu được ý nghĩa của thành ngữ “Vắt cổ chày ra nước” (quá keo kiệt).

Đặt câu: Hắn là kẻ vắt cổ chày ra nước, còn lâu mới chịu chi ra 1 đồng.

Câu 3 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Đọc truyện cười Văn hay trong mục Đọc mở rộng theo thể loại và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Câu nói của người vợ “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?” có nghĩa hàm ẩn gì?

b. Thầy đồ có hiểu đúng câu nói của vợ minh hay không? Dựa vào đầu em biết điều đó?

c. Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hảm ẩn do người nghe người đọc suy ra có phải lúc nào cũng trùng nhau không? Vì sao?

Quảng cáo

Trả lời:

a. Nghĩa hàm ẩn thể hiện qua lời thoại tiếp theo của người vợ “Ông chả biết…gì được”. Người vợ trêu đùa người chồng về khả năng viết lách của ông: bản thảo có thể bỏ đi.

b. Thầy đồ không hiểu đúng câu nói của vợ mình. Điều này thể hiện qua chi tiết: “Thầy đồ lấy làm…không đủ chép”.

c. Nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra không phải lúc nào cũng trùng nhau không. Vì hàm ý (ý định của người nói/ người viết) và suy ý (cách hiểu của người nghe, người đọc) có thể khác nhau. Điều này phụ thuộc nhiều vào tri thức nền, kĩ năng ngôn ngữ của mỗi người.

Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó.

Trả lời:

Sưu tầm: Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”:

Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.

– Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

– Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: Xin xét lại, lẽ phải về con mà!

– Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái up lên trên năm ngón tay mặt, nói: Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!

→ Nghĩa hàm ẩn: nhưng nó lại phải… bằng hai mày! : Quan xử thắng thua dựa vào giá trị đồng tiền.

→ Bài học rút ra: “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã vạch trần lối xử kiện vì tiền của lí trưởng nói riêng, quan lại nói chung và người lao động cũng rơi vào tình trạng bi hài. Bài học ấy không phải chỉ thời xưa mới có, trong bất cứ thời đại nào, đó cũng là một bài học đắt giá cho mỗi chúng ta.

Quảng cáo

Câu 5 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu đạt giá trị của tác phẩm?

a. Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)

b. Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

c. Thò tay mà bứt cọng ngò

Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.

(Ca dao)

Trả lời:

a. Từ “nom”: lời thoại nhân vật của người miền Bắc.

b. Từ “thiệt thà” sử dụng ở miền Trung và cả miền Nam. Đặt trong ngữ cảnh bài thơ, mang màu sắc Trung Bộ hiện ra rõ nét.

c. Từ “giả đò” mang màu sắc Nam Bộ.

Tác dụng: Các từ in đậm đều là các từ ngữ địa phương. Chúng được sử dụng trong các tác phẩm văn chương nhằm mục đích tô đậm màu sắc địa phương và làm cho nhân vật trở nên chân thật, sinh động hơn.

Câu 6 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Viết một đoạn hội thoại (khoảng ba đến bốn câu) trong đó có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương nơi em sống.

Trả lời:

“Hai người bạn thân đang nói chuyện với nhau, người bạn đầu tiên lên tiếng:

- Tao nom thằng A rất hiền, trông tử tế lắm.

Người bạn liền trả lời ngay:

- Hôm qua bị lộ bản chất rồi, cháy nhà mới ra mặt chuột.”

Chú thích:

- Từ địa phương: nom

- Câu mang nghĩa hàm ẩn: cháy nhà mới ra mặt chuột → Nghĩa: Nhân khi có biến cố mới phát hiện ra tung tích của kẻ xấu, kẻ phá hoại, bộc lộ bộ mặt thật của kẻ giả nhân giả nghĩa.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên