Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do trang 24 → 27 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

 Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tự do (thể thơ mà người viết không bị ràng buộc vào các quy tắc về số câu, số chữ, số dòng, cách gieo vần…khi sáng tác).

* Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do:

- Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tự do

- Cấu trúc gồm có ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề). 

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.

Quảng cáo

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Lời con (Lê Thị Vân)

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.

Trả lời:

- Nội dung câu chủ đề của đoạn văn: Giới thiệu nội dung chính của bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Nhàn.

- Câu kết đoạn của đoạn văn: Rút ra bài học và ý nghĩa thiêng liêng về tình yêu thương gia đình.

Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tóm tắt phần thân đoạn.

Trả lời:

Thế giới hiện lên tươi đẹp, ngộ nghĩnh và hồn nhiên qua đôi mắt ngây thơ của con nhỏ, đã trở thành mạch nguồn trong lành, dạt dào gợi nhiều cảm xúc để tiếng thơ của mẹ cất thành lời.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tác giả dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện như thế nào trong bài viết?

Trả lời:

- Tác giả đã dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ.

- Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện trong bài viết: Cảm xúc ngạc nhiên, thích thú trước những suy nghĩ ngây ngô, hồn nhiên của con trẻ. Cùng những suy nghĩ nhẹ nhàng, sâu lắng trước tình cảm của người mẹ. 

Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình?

Trả lời:

Những bằng chứng trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình là:

- Chỉ có thể qua đôi mắt trẻ thơ, thế giới mới hiện lên trong veo, ngộ nghĩnh và thú vị đến thế: “cô-ti-vi”, “cái cây là con cô gió”, “ngâm thơ vào nước”…

Quảng cáo

- Người mẹ muốn làm thơ nhưng cảm xúc chưa nảy sinh, câu chữ “cằn khô”. Đúng lúc này, những lời nói ngây thơ hằng ngày của con vang lên trong tâm trí mẹ khiến cảm xúc tuôn trào.

Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

Trả lời:

Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là:

- Phép lặp từ ngữ “bài thơ”, “mẹ”, “con”.

- Phép lặp cú pháp.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Thơ tự do là thể thơ như nào? Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tự do có đặc điểm gì về hình thức và nội dung?

+  Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục.

+ Hình thức: thể thơ 7 chữ, gieo nhịp 4/3

+ Nội dung: Viết về vẻ đẹp của mùa thu.

- Mục đích viết đoạn văn này là gì? Người đọc đoạn văn này có thể là ai? Họ muốn thu nhận điều gì từ đoạn văn của em?

+ Mục đích: Ca gợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời khi vào thu.

+ Người đọc đoạn văn này có thể là: người thân – bố mẹ, ông bà; bạn bè; thầy cô…

- Điều mà người đọc muốn thu nhận từ đoạn văn là: cảm xúc, nội dung …

- Với mục đích và người đọc đó, em sẽ chọn nội dung và cách viết như thế nào?

+ Nội dùng gần gũi, thân thuộc, gắn liền với đời sống thường ngày. 

+ Viết dưới dạng một bài thơ.

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

→ Tham khảo trong sách báo, đời sống…

- Em xác định:

+ Mục đích viết bài này là gì?

→ Giải trí, nâng cao trình độ tư duy sáng tạo.

+ Người đọc bài này có thể là ai?

→ Người thân, bạn bè, thầy cô.

+ Nội dung và cách viết như thế nào?

→ Nội dung về đề tài mùa thu, viết dưới dạng một bài thơ.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận nhạc điệu được thể hiện qua cách gieo vần, ngắt nhịp…

- Xác định những cái hay của bài thơ về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nhạc điệu, cách sắp xếp bố cục…

- Ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ mà bài thơ gợi cho em bằng một vài cụm từ.

* Sắp xếp các ý đã ghi theo sơ đồ tham khảo sau:

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do | Ngắn nhất Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

Bước 3: Viết đoạn

Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.

Đoạn văn tham khảo

Đoạn thơ cuối bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn khao khát sống và sống gấp, sống vội. Nếu ở khổ thơ đầu và khổ thứ hai là tình yêu mãnh liệt cùng với sự nuối tiếc chia lìa thì đoạn thơ cuối bài là lời giải đáp cho câu hỏi: sống vội vàng là như thế nào. Cụm từ “mau đi thôi” như một lời thúc giục khi tác giả nhận ra rằng vẫn còn kịp để yêu thương và sống trọn vẹn với tuổi xuân cho đến phút cuối cùng. Phải rồi! “mùa chưa ngả chiều hôm”, xuân vẫn còn đó, người đang yêu tha thiết thì tại sao phải nghĩ nhiều đến chia lìa để hao hụt niềm vui hiện tại. Vì thế mà Xuân Diệu bừng tỉnh và giọng điệu thơ trở lại sự nồng nhiệt thiết tha. Điệp từ “ta muốn” tạo thành một cấu trúc câu đều đặn, hối hả như thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ của mình, hãy làm những điều mà chỉ có tuổi trẻ mới làm được và trước hết là say đắm với thiên nhiên, tình yêu của mùa xuân. Thêm vào đó là các động từ chỉ tâm thế: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả được tình cảm vồ vập và niềm khao khát tận hưởng đến tham lam. Các động từ này có sự tăng tiến rõ rệt trong ước muốn. Ban đầu chỉ là một cái ôm nhẹ nhàng nhưng ôm nào đủ cho sự khát khao, phải siết mạnh thì mới cảm nhận được tình yêu. Khi gần bên, nhà thơ say sưa thâu tóm tất cả vào mình và cuối cùng là hành động mạnh nhất là cắn, như muốn chiếm hữu làm của riêng. Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu sử dụng điệp từ cho kết hợp với tính từ “no nê, chếnh choáng, đã đầy” để khẳng định tâm thế của một con người lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống. Không phải chỉ vừa đủ mà để cuộc đời hóa thân thành tâm hồn, tâm hồn thì chan chứa tình yêu. Sự cộng hưởng của điệp từ “và” tạo nên sự rộng lớn, bao quát như chính vòng tay tham lam muốn ôm trọn tất cả của nhà thơ. Bài thơ khép lại trong sự hóa thân từ cái tôi cá nhân nhỏ bé thành cái ta chung. Nhà thơ đi từ những khát vọng riêng tư vươn lên thành khát vọng muốn được sông đẹp và cống hiến trọn vẹn với vũ trụ, đất trời. “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người“, câu thơ mới lạ và táo bạo. Cảm xúc được cụ thể hóa bằng hành động cũng là điều hợp lí trong trái tim của nhà thơ đang yêu điên cuồng.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Hãy dùng bảng kiểm sau để tự chỉnh sửa đoạn văn:

Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Mở đoạn

Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.

 

 

Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm xúc về bài thơ.

 

 

Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và khái quát về bài thơ.

 

 

Thân đoạn

Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ theo trình tự hợp lí.

 

 

Làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

 

 

Kết đoạn

Khẳng định lại cảm nghĩ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

 

 

Dùng dấu câu để kết thúc đoạn văn.

 

 

Diễn đạt

Sử dụng một vài phép liên kết phù hợp

 

 

Viết đúng chính tả, ngữ pháp

 

 

Dùng từ phù hợp

 

 

- Đọc lại đoạn văn từ góc độ của người đọc và trả lời hai câu hỏi dưới đây:

1. Điều gì của đoạn văn làm em thích nhất?

2. Em sẽ đề xuất người viết điều chỉnh những gì để đoạn văn hấp dẫn hơn?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên