Viết phương trình mặt phẳng chứa đường thẳng và vuông góc với mặt phẳng



Bài viết Viết phương trình mặt phẳng chứa đường thẳng và vuông góc với mặt phẳng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Viết phương trình mặt phẳng chứa đường thẳng và vuông góc với mặt phẳng.

Viết phương trình mặt phẳng chứa đường thẳng và vuông góc với mặt phẳng

Bài giảng: Cách làm bài tập viết phương trình mặt phẳng cơ bản - Cô Nguyễn Phương Anh (Giáo viên VietJack)

Phương pháp giải

Quảng cáo

1. Tìm vecto pháp tuyến của (β) là nβ

2. Tìm vecto chỉ phương của Δ là uΔ

3. Vecto pháp tuyến của mặt phẳng (α) là nα=[nβ ; uΔ ]

4. Lấy một điểm M trên Δ

5. Áp dụng cách viết phương trình mặt phẳng đi qua một điểm và có vecto pháp tuyến nα

Ví dụ minh họa

Bài 1: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) chứa đường thẳng Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giảivà vuông góc với mặt phẳng (Q): x+2x-z+1=0

Lời giải:

Đường thẳng d đi qua điểm A (0; -1; 2) và có vecto chỉ phương u=(-1;2;1)

Mặt phẳng (Q) có vecto pháp tuyến nQ=(1;2; -1)

Mặt phẳng (P) chứa đường thẳng d và vuông góc với (Q) nên (P) có một vecto pháp tuyến là

n ⃗=[u , nQ ]=(-4;0;-4) =-4(1;0;1)

Phương trình mặt phẳng (P) đi qua A và có vecto pháp tuyến n là:

x +z -2 =0

Quảng cáo

Bài 2: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, gọi (P) là mặt phẳng chứa trục Ox và vuông góc với mặt phẳng (Q): x+y+z-3=0. Viết phương trình mặt phẳng (P).

Lời giải:

Trục Ox có vecto chỉ phương u=(1;0;0) và đi qua điểm A (1; 0; 0)

Mặt phẳng (Q) có vecto pháp tuyến nQ=(1;1;1)

Mặt phẳng (P) chứa trục Ox và vuông góc với mặt phẳng (Q) nên (P) có một vecto pháp tuyến là n=[u , nQ] =(0; -1;1)

Phương trình mặt phẳng (P) cần tìm là:

y -z =0

Bài 3: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng (P) đi qua A(2; -1; 4), B(3; 2; -1) và vuông góc với mặt phẳng (Q): x+y+2z-3=0. Viết phương trình mặt phẳng (P).

Lời giải:

Ta có: AB=(1;3; -5)

Mặt phẳng (Q) có vecto pháp tuyến nQ=(1;1;2)

Do mặt phẳng (P) đi qua A, B và vuông góc với mặt phẳng (Q) nên mặt phẳng (P) có một vecto pháp tuyến là n=[ AB , nQ ]=(11; -7; -2)

Phương trình mặt phẳng (P) đi qua A và có vecto pháp tuyến

n= (11; -7; -2) là:

11(x -2) -7(y +1) -2(z -4) =0

⇔ 11x -7y -2x -21 =0

Quảng cáo

Bài 4: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, mặt phẳng (α) đi qua M(0; -2; 3), song song với đường thẳng Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giảivà vuông góc với mặt phẳng (β):x+y-z=0 có phương trình là:

Lời giải:

Đường thẳng d có vecto chỉ phương u=(2; -3;1)

Mặt phẳng (Q) có vecto pháp tuyến nQ=(1;1;-1)

Mặt phẳng (P) song song với đường thẳng d và vuông góc với mặt phẳng (Q) nên (P) có một vecto pháp tuyến là n=[u , nQ ]=(2;3;5)

Phương trình mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến n=(2;3;5) và đi qua

M(0; -2; 3) là:

2x +3(y +2) +5(z -3)=0

⇔ 2x +4y +5z -9 =0

Bài giảng: Cách viết phương trình mặt phẳng nâng cao - Cô Nguyễn Phương Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


phuong-phap-toa-do-trong-khong-gian.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học