200+ Trắc nghiệm Đạo đức nghề luật (có đáp án)

Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức nghề luật có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Đạo đức nghề luật đạt kết quả cao.

200+ Trắc nghiệm Đạo đức nghề luật (có đáp án)

Quảng cáo

Câu 1. Chức năng xã hội luật sư là:

A. Bảo vệ quyền con người, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực của xã hội.

B. Góp phần bảo vệ công lý, tự do, dân chủ công dân, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội.

C. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 2. Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:

A. Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.

B. Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.

C. Thực hiện trợ giúp pháp lý.

D. Cả 3 phương án trên.

Quảng cáo

Câu 3. Luật sư được sửa đổi bổ sung năm nào?

A. 2010

B. 2011

C. 2012

D. Cả 3 phương án trên đều sai.

Câu 4. Trong Luật luật sư, các hành vi luật sư bị nghiêm cấm được quy định tại điều:

A. 7

B. 12

C. 9

D. Cả 3 phương án đều sai.

Câu 5. Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư bao gồm:

Quảng cáo

A. Tự quản của tổ chức hành nghề luật sư, đoàn luật sư.

B. Tự quản của đoàn luật sư theo sự quản lý thống nhất của Liên đoàn luật sư.

C. Quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.

D. Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.

Câu 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư:

A. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.

B. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.

C. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 7. Nghề của luật sư để thực hiện bằng hình thức:

A. Thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư, làm việc theo hợp đồng lao động của tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân.

B. Liên doanh thành lập tổ chức hành nghề luật sư.

C. Đăng ký với đoàn luật sư và nhận vụ việc từ luật sư.

D. Cả ba phương án trên đều sai.

Quảng cáo

Câu 8. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có thể đăng ký hoạt động với:

A. Liên đoàn luật sư hoặc đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên.

B. Sở tư pháp địa phương nơi có đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.

C. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi luật sư có hộ khẩu thường trú.

D. Cả 3 phương án trên đều sai.

Câu 9. Khi hành nghề, luật sư không được:

A. Tiết lộ thông tin vụ việc về khách hàng mà mình biết được trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

B. Sử dụng thông tin vụ việc của khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề nhằm mục đích xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

C. Cả A, B đều đúng.

D. Cả A, B đều sai.

Câu 10. Tổ chức có trách nhiệm giám sát luật sư và tổ chức hành nghề luật sư gồm có:

A. Sở tư pháp thành phố.

B. Tổ chức hành nghề luật sư và Đoàn luật sư.

C. Cục bổ trợ tư pháp – Bộ tư pháp.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 11. Tổ chức hành nghề luật sư có quyền:

A. Thuê luật sư nước ngoài làm nhân viên của tổ chức mình.

B. Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

C. Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 12. Người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi đủ điều kiện:

A. Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư.

B. Được luật sư hướng dẫn bảo lãnh.

C. Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 13. Thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam gồm:

A. Đoàn Luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

B. Đoàn luật sư, luật sư.

C. Đoàn luật sư, luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 14. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư được ban hành do:

A. Liên đoàn luật sư Việt Nam.

B. Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo và sự đồng ý của Cục Bổ trợ Bộ Tư pháp.

C. Liên đoàn luật sư Việt Nam đề xuất và sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

D. Cả ba trường hợp trên đều đúng.

Câu 15. Hình thức xử lý vi phạm của luật sư bao gồm:

A. Xử lý kỷ luật theo Luật Luật sư.

B. Xử lý hành chính.

C. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

D. Cả ba trường hợp trên đều đúng.

Câu 16. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có thể đăng ký hoạt động với:

A. Liên đoàn luật sư hoặc đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên.

B. Sở tư pháp địa phương nơi có đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.

C. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi luật sư có hộ khẩu thường trú.

D. Cả 3 phương án trên đều sai.

Câu 17. Mỗi luật sư hướng dẫn chỉ được hướng dẫn:

A. Không quá ba người.

B. Không quá năm người.

C. Không quá hai người.

D. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 18. Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài?

A. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

B. Liên đoàn luật sư Việt Nam.

C. Bộ Tư pháp.

D. Sở Tư pháp.

Câu 19. Người muốn tập sự hành nghề luật sư cần làm gì để tập sự hành nghề luật sư?

A. Lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự hành nghề luật sư.

B. Lựa chọn và thỏa thuận với một luật sư chính thức để tập sự hành nghề luật sư.

C. Làm việc cho một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự hành nghề luật sư.

D. Giúp việc cho một luật sư chính thức để tập sự hành nghề luật sư.

Câu 20. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự bao gồm:

A. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật.

B. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

C. Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

D. Cả ba phương án đều đúng.

Câu 21. Theo quy định của Luật Luật sư, nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện như sau:

A. Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.

B. Nhà nước thống nhất quản lý về luật sư và hành nghề luật sư.

C. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư thực hiện việc tự quản đối với luật sư.

D. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 22. Theo quy định của Luật Luật sư, tiêu chuẩn đầy đủ để trở thành luật sư là:

A. Công dân Việt Nam có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư.

B. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có bằng cử nhân luật, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư.

C. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

D. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư.

Câu 23. Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của khách hàng được tính như thế nào?

A. Tính theo số ngày tham gia tố tụng.

B. Tính theo số ngày tham gia vụ án.

C. Tính theo tính chất phức tạp của vụ án.

D. Tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc nhưng mức cao nhất cho một giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0.3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

Câu 24. Theo Luật Luật sư, thời gian tập sự hành nghề luật sư là:

A. 12 tháng.

B. 18 tháng.

C. 18 tháng; trường hợp có văn bản xin giảm của Đoàn luật sư thì còn 12 tháng.

D. 18 tháng; trường hợp có văn bản xin giảm của Đoàn luật sư và được Liên đoàn luật sư Việt Nam đồng ý thì còn 12 tháng.

Câu 25. Theo quy định của Luật Luật sư, Luật sư được hiểu là:

A. Luật sư là người thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức (được gọi chung là khách hàng).

B. Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư.

C. Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

D. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 26. Khi hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư, người tập sự có trách nhiệm gì?

A. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.

B. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.

C. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.

D. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho đoàn luật sư và sở tư pháp nơi đăng ký tập sự.

Câu 27. Báo cáo quá trình tập sự hành nghề luật sư của người tập sự phải có:

A. Nhận xét, chữ ký của luật sư hướng dẫn.

B. Xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.

C. Đánh giá của đoàn luật sư về tư cách đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật của người tập sự.

D. Phải có đủ ba nội dung trên.

Câu 28. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc:

A. Theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức là tổ chức hành nghề luật sư.

B. Theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.

C. Không ký hợp đồng hoặc không thành lập, tham gia thành lập bất kỳ tổ chức hành nghề luật sư nào.

D. Tại nhà riêng, không làm cho bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.

Câu 29. Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là:

A. 01 ngày lương theo mức lương tối thiểu vùng.

B. 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

C. 0,8 lần mức lương cơ sở và các khoản phụ cấp khác do Chính phủ quy định.

D. 01 ngày lương theo mức lương tối thiểu vùng và phụ cấp tàu xe, lưu trú (nếu có).

Câu 30. Luật sư hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng các điều kiện nào sau đây?

A. Đang hành nghề trong một tổ chức hành nghề luật sư.

B. Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư, có uy tín, trách nhiệm trong việc hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư.

C. Không trong thời gian bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

................................

................................

................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác