200+ Trắc nghiệm Giao tiếp Sư Phạm (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Giao tiếp Sư Phạm có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Giao tiếp Sư Phạm đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Giao tiếp Sư Phạm (có đáp án)
Câu 1: Giao tiếp là gì?
A. Là hoạt động ngôn ngữ hàng ngày giữa người với người
B. Là hoạt động xác lập vận hành các mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thảo mãn những nhau cầu nhất định
C. Là hoạt động ngôn ngữ giữa con người với con người nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định.
Đáp án
Câu 2: Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên được gọi là đối tượng gì?
A. Chủ thể giao tiếp
B. Khách thể chủ động
C. Chủ thể tiếp nhận
D Chủ thể có ý thức
Câu 3: Điền vào chỗ chấm: Để giáo dục có kết quả cao thì chúng ta không thể coi học sinh là khách thể thụ động mà các em thực sự là một…..
A. Khách thể chủ động
B. Chủ thể tiếp nhận
C. Chủ thể giao tiếp
D. Chủ thể có ý thức
Câu 4: Theo bạn, vai trò của giao tiếp sư phạm là gì? (Chọn đáp án sai)
A. Thể hiện năng lực sư phạm của người giáo viên.
B. Phương tiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy
C. Điều kiện xã hội- tâm lí để đảm bảo quá trình giáo dục
D. Phương thức tổ chức các mối quan hệ qua lại giũa thầy và trò.
E. Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 5: Các phương tiện giao tiếp gồm:
A. Ngôn ngữ nói
B. Ngôn ngữ viết
C. Phi ngôn ngữ
D. Tất cả các ý trên
Câu 6: Điền vào chỗ chấm
Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa ........... và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo, nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở người học.
Câu 7: Khi giao tiếp với học sinh, giáo viên có nên dùng mắt để thể hiện thái độ trong suốt câu chuyện không?
A. Luôn luôn
B. Thỉnh thoảng
C. Không bao giờ
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Theo bạn, đâu là cách giúp bạn cải thiện kĩ năng giao tiếp?
A. Nói vòng vo, ậm ừ.
B. Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán.
C. Dùng phi ngôn ngữ trong giao tiếp hiệu quả như ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt.
D. Tạo sự thân mật.
Câu 9: Kĩ năng giao tiếp sư phạm được hình thành qua:
A. Thói quen ứng xử.
B. Vốn sống, vốn kinh nghiệm bản thân.
C. Mặc đẹp và không làm gì.
D. Rèn luyện trong môi trường sư phạm.
Câu 10: Trong quá trình giao tiếp gồm các kĩ năng quan trọng nào?
A. Kĩ năng lắng nghe, quan sát bằng mắt.
B. Kĩ năng xử lý thông tin.
C. Kĩ năng điều khiển, điều chỉnh.
D. Tất cả đều đúng
Câu 11: Các phương tiện giao tiếp là:
A. Ngôn ngữ nói và viết
B. Phi ngôn ngữ
C. Đáp án A và B đúng
D. Đáp án A và B sai
Câu 12: Muốn truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp có hiệu quả, cần chú trọng tới những yếu tố nào?
A. Nội dung thông điệp
B. Giọng nói
C. Hình ảnh và cử chỉ
D. Tất cả những yếu tố trên
Câu 13: Tại sao khi giao tiếp chúng ta nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu hiện của cơ thể?
A. Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi
B. Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu
C. Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 14: Để hiểu tâm lý của học sinh bạn phải:
A. Để cho học sinh tự giải quyết vấn đề
B. Nhắc phụ huynh để ý quan tâm hơn tới con.
C. Đặt mình vào vị trí của học sinh, chạm vào cảm xúc của học sinh
D. Quan tâm, trò chuyện nhiều với học sinh
Câu 15: Bước vào lớp, bạn nhận thấy tổ trực nhật chưa làm vệ sinh, lớp rất bẩn, bàn ghế không ngay ngắn. Bạn xử lí thế nào?
A. Giáo viên phê bình tổ trực nhật, sau đó tiến hành giảng dạy như bình thường.
B. Giáo viên yêu cầu học sinh ra ngoài, yêu cầu tổ trực nhật vào làm vệ sinh lớp sạch sẽ rồi mới cho học sinh vào học.
C. Giáo viên yêu cầu các em ở từng bàn tự xếp bàn ghế cho ngay ngắn, sau đó tiến hành giảng dạy, hết giờ dạy yêu cầu tổ trực nhật làm ngay việc vệ sinh lớp trong giờ ra chơi để giờ sau có lớp học gọn gàng, sạch sẽ.
Câu 16: Trong giờ trả bài kiểm tra viết, một học sinh thắc mắc cho rằng thầy đã chấm nhầm cho em. Nếu là thầy giáo đó thì ngay lúc ấy bạn xử lí thế nào?
A. Thầy trả lời là đã chấm chính xác, yêu cầu học sinh đó xem kĩ lại bài làm của mình.
B. Thầy để học sinh trình bình luôn tại lớp, chỗ em đó cho là giáo viên đã chấm nhầm.
C. Thầy yêu cầu em học sinh đó xem lại bài làm một lần nữa và cuối giờ đến gặp thầy để thầy trò cùng trao đổi xem lại bài chấm cho thỏa đáng.
Câu 17: Bạn có tật nói ngọng, lẫn giữa l và n. Khi giảng bài học sinh trong lớp đã cười, nghe thấy tiếng cười đó, bạn xử lí thế nào?
A. Giáo viên bày tỏ với học sinh như sau: "Tôi biết tật nói ngọng của tôi chắc chắn sẽ làm các em cười. Tôi biết điều đó và hàng ngày đang luyện nói để nhanh chóng khắc phục được tật nói ngọng này, mong các em thông cảm cho tôi"
B. Giáo viên nghiêm khắc yêu cầu các em trật tự, nghiêm chỉnh học tập.
C. Giáo viên tảng lờ như không biết
Câu 18: Trong khi quay mặt vào bảng, thầy giáo thấy học sinh ở dưới lớp lại ồn ào và cười khúc khích. Khi thầy ngừng viết bảng và quay lại thì cả lớp lại im lặng và nhìn lên bảng. Nếu là thầy giáo đó bạn xử lí thế nào?
A. Thầy cau mày quát mắng về thái độ ồn ào cười cợt của học sinh.
B. Thấy học sinh vẫn cười nên thầy tạm dừng tiết học, đi sang phòng giáo viên soi gương lại xem mặt và trang phục để sửa sang lại. Sau đó tiếp tục giảng dạy.
C. Thầy gọi lớp trưởng yêu cầu cho biết vì sao lớp lại cười mỗi khi thầy quay vào bảng.
Câu 19: Khi mới nhận lớp chủ nhiệm, học sinh đề nghị bạn hát một bài nhưng bạn lại không có khả năng ca hát. Bạn xử lí thế nào?
A. Cô giáo nói với các em: "Cô hát không hay, nhưng với sự nhiệt tình đề nghị của các em, cô sẽ hát và đề nghị tất cả các em hát cùng cô" sau đó cô giáo hát một ca khúc quen thuộc, phổ biến rồi cô vỗ tay cho các em vỗ tay và hát cùng cô.
B. Cô giáo nói: "Cô không biết hát, đề nghị một bạn hát thay cô".
C. Cô giáo nói: "Cô hát không hay, cô xin đọc một bài thơ vậy".
Câu 20: Khi bước vào dạy tiết 2, bạn nhìn thấy bảng chưa lau và mấy mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt rác. Nhưng vừa dứt lời thì em học sinh đó đứng lên và nói: "Thưa cô, em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em trực nhật". Nói xong em học sinh đó ngồi xuống. Trong tình huống này, bạn xử lí như thế nào?
A. Phê bình em đó và dứt khoát yêu cầu em phải lên nhặt giấy vụn để đảm bảo uy tín của cô.
B. Gọi em khác hoặc em trực nhật lên dọn
C. Không nói thêm gì mà lẳng lặng bước lên bục giảng xóa bảng và cúi xuống nhặt mẩu giấy vụn bỏ vào sọt rác. Sau đó bạn bắt đầu bài giảng một cách bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
D. Bạn sẽ nói rằng: "Vậy thì em có thể làm giúp cô được không?" Sau đó bạn nên khen ngợi em học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh nghiệm.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT