200+ Trắc nghiệm Xây dựng văn hóa nhà trường (có đáp án)

Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Xây dựng văn hóa nhà trường có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Xây dựng văn hóa nhà trường đạt kết quả cao.

200+ Trắc nghiệm Xây dựng văn hóa nhà trường (có đáp án)

Quảng cáo

Câu 1: Truyền thống nhà trường là:

A. một trong những đặc điểm nổi bật về một lĩnh vực nào đó được kế thừa và phát huy qua các thế hệ thầy cô và học sinh. 

B. một trong những quy định, quy tắc đã được nhà trường đặt ra từ rất lâu và được thực hiện cho tới hiện tại.

C. một trong những hoạt động nổi bật của nhà trường trong việc đóng góp cho cộng đồng và được duy trì qua nhiều thế hệ học sinh.

D. một trong những hoạt động nổi bật của giáo viên đóng góp vào công việc giảng dạy và họ tập của học sinh, được công nhận và áp dụng trong thời gian dài. 

Câu 2: Mục đích của việc giới thiệu sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường là gì?

A. Giáo dục toàn diện cho mọi thế hệ học sinh về trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng nét đẹp truyền thống của nhà trường.

B. Hình thành và góp phần củng cố những truyền thống đã được phát huy và sẽ được phát huy trong thời gian tương lai. 

C. Chuẩn bị cho kế hoạch phát triển, xây dựng các hoạt động nhằm góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về giữ gìn nét đẹp truyền thống của nhà trường. 

D. Quảng bá truyền thống nhà trường từ đó vận động các cá nhân học sinh và giáo viên luôn gìn giữ, phát huy những nét đẹp của nhà trường hiện tại và trong tương lai. 

Quảng cáo

Câu 3: Các sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường cần đáp ứng tiêu chí nào?

A. Hình thức tùy chọn không yêu cầu cao tuy nhiên nội dung cần được chuẩn bị kĩ lưỡng, có tác dụng giáo dục người xem về truyền thống nhà trường. 

B. Hình thức cần có sự đầu tư kĩ lưỡng và tỉ mỉ để thu hút được sự chú ý của người xem. 

C. Phải đạt yêu cầu về cả mặt hình thức lẫn nội dung phù hợp với thị hiếu học sinh và giáo viên. 

D. Hình thức đẹp, ưa nhìn, thân thiện với môi trường, phù hợp với lứa tuổi đồng thời phải mang một ý nghĩa, thông điệp về truyền thống nhà trường. 

Câu 4: Có bao nhiêu hình thức để sáng tạo sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường?

A. Vô số.

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 5: Đâu được xem là một hoạt động lao động công ích ở trường?

Quảng cáo

A. Dọn vệ sinh khu dân cư sinh sống. 

B. Làm sạch nguồn nước dân cư. 

C. Trồng và chăm sóc cây cảnh. 

D. Giúp đỡ cụ già có hoàn cảnh khó khăn. 

Câu 6: Đối tượng mà hoạt động công ích hướng tới thường là: 

A. cá nhân tham gia hoạt động. 

B. cá nhân có mặt ở nơi diễn ra hoạt động. 

C. cộng đồng, tập thể nhận được hỗ trợ. 

D. tập thể thực hiện hoạt động. 

Câu 7: Có mấy bước trong xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường? 

A. 10

B. 8

C. 7

D. 9

Quảng cáo

Câu 8: Bắt nạt học đường được coi là:

A. hành vi vi phạm pháp luật. 

B. thực trạng nhức nhối. 

C. vấn đề cũ nhưng nóng hổi. 

D. vấn nạn nguy hiểm. 

Câu 9: Việc phòng chống bắt nạt học đường là trách nhiệm của:

A. phụ huynh học sinh. 

B. mọi người trong xã hội. 

C. cá nhân mỗi học sinh. 

D. nhà trường.

Câu 10: Tôn trọng sự khác biệt là tôn trọng: 

A. sự riêng tư của mỗi người. 

B. sự tự do và đặc điểm cá nhân mỗi người. 

C. quyền cá nhân của mỗi người. 

D. quyền sống và làm việc của mỗi người. 

Câu 11: Việc tham gia phòng chống bắt nạt học đường là xây dựng:

A. trường học an toàn. 

B. trường học thân thiện.

C. trường học công bằng.

D. trường học lành mạnh. 

Câu 12: Sự khác biệt giữa mọi người đến từ:

A. sở thích. 

B. nhiều yếu tố. 

C. quan điểm. 

D. tính cách. 

Câu 13: Lao động công ích giúp cho học sinh:

A. hiểu được giá trị của lao động từ đó biết trân trọng công sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng. 

B. hiểu được giá trị của cuộc sống và từ đó biết trân trọng những công trình công cộng. 

C. hiểu được giá trị của lao động và từ đó biết tôn trọng, tuyên dương người lao động với những cống hiến cho xã hội.

D. hiểu được giá trị của công sức người lao động để xây dựng các công trình công cộng cho xã hội. 

Câu 14: Đâu không phải một loại hình sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường?

A. Tác phẩm âm nhạc. 

B. Báo cáo kết quả học tập. 

C. Trang thông tin điện tử.

D. Mô hình. 

Câu 15: Đâu không phải là hoạt động lao động công ích thường có ở trường?

A. Sắp xếp bàn ghế, trang thiết bị. 

B. Nâng cấp các công trình chung. 

C. Vệ sinh phòng học, sân trường. 

D. Đóng góp vào kế hoạch nhỏ. 

Câu 16: Đâu không phải là một trong những bước xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường? 

A. Sự trợ giúp hoạt động. 

B. Mục tiêu hoạt động. 

C. Thời gian thực hiện.  

D. Đối tượng tham gia. 

Câu 17: Đâu không phải là một trong những hoạt động phòng chống bắt nạt học đường? 

A. Phát thanh về phòng chống bắt nạt học đường.

B. Chiến dịch “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bắt nạt học đường”. 

C. Tập huấn kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường. 

D. Phát tán các hình ảnh, video về bắt nạt học đường để lên án cá nhân có hành vi sai trái. 

Câu 18: Đặc điểm khi học sinh bị bắt nạt học đường là:

A. Có học lực và rèn luyện luôn đứng trong top đầu của lớp. 

B. Gia đình có hoàn cảnh và điều kiện kinh tế tốt hơn các bạn khác. 

C. Có sức khỏe về mặt thể chất hoặc tinh thần không được tốt

D. Gia đình luôn quan tâm và hỗ trợ trong quá trình học tập ở lớp. 

Câu 19: Đâu không phải là một trong những mục lớn cần có trong kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường? 

A. Báo cáo kết quả. 

B. Mục tiêu.

C. Thời gian, địa điểm tổ chức. 

D. Các phương tiện cần thiết. 

Câu 20: Đâu không phải là một trong những nội dung hoạt động phòng chống bắt nạt học đường? 

A. Thiết kế áp phích về chủ đề phòng chống bắt nạt học đường.

B. Thành lập đội ứng phó khẩn cấp.

C. Xây dựng các bài truyền thông về phòng chống bắt nạt học đường.

D. Phát tờ khảo sát về mức độ và tổn thương đối với các nạn nhân của bạo lực học đường. 

Câu 21: Đâu không phải là một trong những nhóm nhiệm vụ cần có trong kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường?

A.  Truyền thông. 

B.Thiết kế. 

C. Hỗ trợ hậu kì. 

D.Ứng phó khẩn cấp. 

Câu 22: Đâu không phải là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường?

A. Sự hỗ trợ của giáo viên. 

B. Số lượng học sinh tham gia. 

C.  Mức độ tích cực tham gia. 

D. Các hoạt động đã thực hiện. 

Câu 23: Đâu không phải là sự tôn trọng sự khác biệt?

A. Phán xét và đưa ra định kiến đối với sự khác biệt của người khác. 

B. Chấp nhận và tôn trọng những đặc điểm vốn có của mỗi người.

C. Không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác.

D. Đối xử công bằng, hợp tác với người khác.

Câu 24: Đâu không phải là biểu hiện của sống hài hòa với thầy cô, bạn bè?

A. Vui vẻ, thân thiện với các bạn. 

B. Chủ động hỏi thăm thầy cô. 

C. Luôn bảo vệ ý kiến cá nhân. 

D. Lắng nghe khi có bất đồng. 

Câu 25: Tôn trọng sự khác biệt là yếu tố cần thiết để chúng ta:

A. giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn. 

B. phát triển mối quan hệ hài hòa với thầy cô và các bạn.

C. tạo ra mối quan hệ bền lâu với thầy cô và các bạn.

D. kéo dài các mối quan hệ xã giao với thầy cô và các bạn. 

Câu 26: Nguyên nhân chủ khách quan của bạo lực học đường là do

A. Do kết bạn, chơi cùng các bạn có xu hướng bạo lực.

B. Do thiếu sự giáo dục và quan tâm của gia đình.

C. Tác động tiêu cực của các trò chơi bạo lực.

D. Sự thay đổi và phát triển tâm lí lứa tuổi.

Câu 27: Đâu không phải phải là hậu quả của bạo lực học đường?

A. Gây ra vết thương về thể xác, thương tích, thương tật.

B. Gây ra sự phản kháng, nổi loạn của nạn nhân.

C. Gây ra sự tự ti, chán nản, trầm cảm,...

D. Cú sốc tâm lí, ám ảnh không thể quên.

Câu 28: Đâu không đúng khi nói về bạo lực học đường?

A. Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.

B. Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

C. Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong nhà trường, giữa những học sinh có sự quen biết và tiếp xúc hoặc có mâu thuẫn từ trước.

D. Người có hành vi gây bạo lực sẽ có thể chịu ảnh hưởng gì đến tinh thần, nhân cách.

Câu 29: Những hành vi có tính chất bắt nạt học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?

A. Quyền tự do dân chủ, quyền bất khả xâm hại về tính mạng và sức khỏe.

B. Quyền tự do ngôn luận,  quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.

C. Quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.

D. Quyền bất khả xâm phạm về tải sản, nhân phẩm, danh dự.

Câu 30: Bình đẳng giới là thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt về:

A. cấu trúc và chức năng sinh lí. 

B. chức năng và vị trí xã hội. 

C. cấu trúc và chức năng sinh học. 

D. chức năng và vai trò xã hội. 

................................

................................

................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác