Cường độ là gì? Công thức tính cường độ (chi tiết nhất)

Bài viết Cường độ là gì? Công thức tính cường độ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cường độ là gì? Công thức tính cường độ.

Cường độ là gì? Công thức tính cường độ (chi tiết nhất)

Quảng cáo

1. Cường độ là gì?

Cường độ (hay còn gọi là độ lớn) là độ mạnh của lực tác dụng lên một vật nào đó.

Biến đổi cường độ của lực là biến đổi độ lớn của lực tác dụng lên vật. Chẳng hạn khi gảy đàn nhẹ, âm thanh vang ra nhỏ hơn khi ta gảy đàn mạnh, do độ lớn của lực của tay ta tác dụng lên dây đàn đã thay đổi.

2. Các dạng cường độ trong vật lý

2.1. Cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là đại lượng vật lý đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện và số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian nhất định, ký hiệu là I (current Intensity). Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại, dòng điện càng yếu thì cường độ dòng điện càng nhỏ.

Quảng cáo

Đơn vị đo cường độ dòng điện trong hệ SI là ampe, ký hiệu là A. Đơn vị này xuất phát từ tên viết tắt của một nhà vật lý và toán học người pháp André Marie Ampère (1775 -1836). Ông là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường và phát biểu nó thành định luật mang tên ông (định luật Ampere). Ngoài ra, người ta còn sử dụng đơn vị mA (miliampe) để đo cường độ dòng điện (1A = 1000mA)

Công thức tính cường độ dòng điện: Itb=ΔQΔt

Trong đó:

Itb là cường độ dòng điện trung bình, đơn vị là A (ampe)

ΔQlà điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian Δt, đơn vị là C (coulomb)

Δt là khoảng thời gian được xét, đơn vị là s (giây)

Quảng cáo

2.2. Cường độ điện trường

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó, đơn vị đo là Vôn trên mét (ký hiệu là V/m). Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

2.3. Cường độ âm thanh

Cường độ âm thanh là lượng năng lượng được sóng âm truyền đi trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. Đơn vị cường độ âm là oát trên mét vuông (ký hiệu: W/m²).

Hiểu đơn giản, cường độ âm thành chỉ sự lớn, nhỏ của một âm thanh.

Người ta định nghĩa mức cường độ âm L là lôga rít thập phân của tỉ số ll0 :

L(B)=lgll0

Quảng cáo

Đơn vị mức cường độ âm là Ben (ký hiệu: B). Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị đêxiben (ký hiệu: dB), bằng 1/10 ben. Số đo L bằng đêxiben lớn gấp 10 số đo bằng ben L(dB)=10lgll0

Dựa trên tính chất của hàm logarit, khi mức cường độ âm bằng 1,2,3,4 B ... có nghĩa là cường độ âm I lớn gấp cường độ âm chuẩn Cường độ là gì? Công thức tính cường độ (chi tiết nhất) - mức cường độ âm nhỏ nhất mà tai ta có thể phân biệt được. Cường độ âm chuẩn l0=1012W/m2.

Trong âm nhạc, có nhiều cách diễn tấu khác nhau để diễn tả sự mạnh nhẹ của một âm thanh, chẳng hạn như Marcato: tấu mạnh và đầy, Staccato: tấu rời và nhẹ từng nốt hay Sostenuto: tấu mạnh rồi nhỏ lại và nuơng nhẹ từng nốt nhạc.

3. Cường độ dòng điện là gì?

Trong chương trình vật lý của học sinh đã được nhắc đến rất nhiều về cường độ dòng điện. Thực tế trong cuộc sống cũng có rất nhiều ứng dụng liên quan đến đại lượng này.

3.1. Khái niệm

Cường độ dòng điện là gì? Cường độ dòng điện là một đại lượng tượng trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Thể hiện số lượng điện tử đi qua tiết diện (ví dụ: dây điện) của một vật dẫn trong một đơn vị thời gian nhất định. Khi dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại. Mối quan hệ giữa chúng là tỉ lệ thuận với nhau.

3.2. Ký hiệu cường độ dòng điện

Ký hiệu của cường độ dòng điện là I. Chữ I trong hệ SI (hệ đo lường quốc tế). Trong các công thức vật lý, chữ I có nghĩa là cường độ của dòng điện. Đây là chữ viết tắt của từ cường độ trong tiếng Pháp “Intensité”.

3.3. Đơn vị cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện đơn vị là gì? Người ta quy ước đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là chữ A. Đơn vị này được lấy từ tên của một nhà vật lý và toán học nổi tiếng người Pháp André Marie Ampère. Một ampe tương ứng với dòng chuyển động của 6,24150948. Ngoài đơn vị là ampe, người ta còn dùng đến miliAmpe kí hiệu là mA để đo cường độ dòng điện. Ta có: 1mA = 0.001A.

3.4. Ứng dụng của cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Nhờ đại lượng này, bạn có thể kiểm soát được nguồn điện mà các thiết bị đang sử dụng. Từ đó bảo vệ được thiết bị cũng như sự an toàn cho người dùng. Giúp thiết bị điện hoạt động bền bỉ và hiệu quả hơn.

Một công dụng khác của cường độ dòng điện là phân loại các nguồn điện phù hợp. Nhằm giúp sử dụng nguồn điện hợp lý, phục vụ các nhu cầu khác nhau trong sinh hoạt và sản xuất. Ví dụ: dòng điện có cường độ thấp dùng được trong sinh hoạt hàng ngày, dùng co các thiết bị điện trong y tế như: máy rung tim, khử rung tim,... Trong công nghiệp, cần nguồn điện có cường độ mạnh hơn. Đáp ứng nhu cầu vận hành các hệ thống máy móc lớn của xí nghiệp, nhà máy.

Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng dòng điện có cường độ mạnh. Bởi cường độ dòng điện lớn có thể gây nguy hiểm cho thiết bị cũng như con người. Thậm chí có thể gây tử vong.

3.5. Phân loại cường độ dòng điện

Phân loại cường độ của dòng điện mang đến nhiều lợi ích thiết thực. Người ta chia cường độ dòng điện thành hai loại: một chiều và xoay chiều.

3.6. Cường độ dòng điện một chiều, điện dân dụng

Cường độ dòng điện dân dụng là dòng điện một chiều, kí hiệu là DC (Direct Current). Dòng điện một chiều là dòng điện dịch chuyển cùng hướng của các hạt mang điện trong môi trường dẫn điện. Cường độ dòng điện một chiều có thể điều chỉnh tăng giảm nhưng không thể đổi chiều. Theo quy ước chung, dòng DC có chiều từ dương (+) sang âm (-). Chúng được tạo ra từ các nguồn điện như: pin, ắc quy, điện từ năng lượng mặt trời,...

Cường độ là gì? Công thức tính cường độ (chi tiết nhất)

Dòng điện một chiều có ở pin, ắc quy

3.7. Cường độ dòng điện xoay chiều

Sau khi biết cường độ dòng điện là gì, cường độ dòng điện một chiều là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về cường độ dòng điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều có kí hiệu là AC (Alternating Current). Dòng điện này có chiều và cường độ dòng điện có thể thay đổi tuần hoàn theo các chu kì thời gian nhất định.

Đây cũng chính là dòng điện trong hệ thống điện lưới của quốc gia. Nguồn của dòng điện này là các máy phát điện xoay chiều tại các nhà máy điện. Hoặc được biến đổi qua lại giữa hai dòng điện AC - DC thông qua các mạch điện chuyên dụng.

AC có chu kỳ để xoay chiều, chu kỳ này được ký hiệu là T. Với T là khoảng thời gian để dòng điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ.

Tần số của AC kí hiệu là F. Với F là sự nghịch đảo của chu kì dòng điện xoay chiều.

3.8. Công thức tính cường độ dòng điện

Công thức tính cường độ dòng điện là gì? Có bao nhiêu công thức tính cường độ dòng điện? Trước khi biết cách tính cường độ dòng điện, chúng ta còn cần biết đến khái niệm: cường độ dòng điện không đổi và cường độ dòng điện hiệu dụng.

Cường độ dòng điện không đổi: là cường độ dòng điện có giá trị không thay đổi theo thời gian.

Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều: đây là đại lượng có giá trị bằng với cường độ của dòng điện không đổi. Sao cho khi đi qua cùng một điện trở R thì công suất tiêu thụ trong điện trở R của hai dòng điện là như nhau.

Công thức tính tổng quát:

I=Qt=q1+q2+q3++qnt

Trong đó:

I là cường độ dòng điện không đổi (đơn vị: A là ampe)

q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (đơn vị: C là coulomb)

t thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (đơn vị: s là giây)

3.8.1. Công thức tính cường độ dòng điện của dòng điện không đổi

Ta đã biết được cường độ dòng điện là gì cũng như biết về dòng điện không đổi.

Cường độ là gì? Công thức tính cường độ (chi tiết nhất)

Hình ảnh minh hoạ cho dòng điện không đổi

Từ đó, ta có công thức tính cường độ dòng điện không đổi như sau:

I=qtA

Trong đó:

I là cường độ dòng điện không đổi (đơn vị: A là ampe)

q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (đơn vị: C là coulomb)

t thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (đơn vị: s là giây)

3.8.2. Công thức tính cường độ dòng điện trung bình:

Bên cạnh đó, ta có công thức tính cường độ dòng điện trung bình như sau:

Itb=ΔQΔt

Trong đó:

Itb là cường độ dòng điện trung bình (đơn vị: A là ampe)

ΔQ là điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian Δt (đơn vị: C là coulomb)

Δt là khoảng thời gian được xét (đơn vị: s là giây).

3.8.3. Công thức tính cường độ dòng điện xoay chiều

Cường độ là gì? Công thức tính cường độ (chi tiết nhất)

Hình ảnh minh hoạ dòng điện xoay chiều

Ta có công thức tính cường độ dòng điện xoay chiều như sau:

P=U.I.cosα

Trong đó:

I: Là cường độ của dòng điện định mức (đơn vị: A đọc là ampe)

P: Là công suất điện (đơn vị: W đọc là oát)

U: Là hiệu điện thế (đơn vị: V đọc là vôn).

α là góc lệch pha giữa U và I.

3.8.4. Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng

Bài viết đã nhắc đến cường độ dòng điện là gì cũng như khái niệm về dòng điện hiệu dụng. Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng như sau:

I=I02

Trong đó:

I là cường độ dòng điện hiệu dụng

I0 là cường độ dòng điện cực đại

3.8.5. Công thức tính cường độ dòng điện định mức:

Trong đó:

I = PU

I: Là cường độ của dòng điện định mức ( đơn vị: A đọc là ampe)

P: Là công suất điện ( đơn vị: W đọc là oát)

U: Là hiệu điện thế ( đơn vị: V đọc là vôn).

3.8.6. Công thức tính cường độ dòng điện trong toàn mạch theo định luật Ôm

Toàn mạch là một mạch kín gồm nguồn điện nối với mạch ngoài là các vật dẫn có điện trở tương đương R.

Tính cường độ dòng điện trong toàn mạch theo định luật Ôm (ohm)

Công thức tính cường độ dòng điện trong toàn mạch theo định luật Ôm (ohm) như sau:

I=UR

Trong đó:

I: Cường độ dòng điện (đơn vị: A đọc là ampe)

U: Hiệu điện thế (đơn vị: V đọc là vôn)

R: Điện trở (đơn vị: Ω đọc là ôm)

4. Các công thức tính cường độ dòng điện khác:

Công thức tính cường độ dòng điện cực đại. Cường độ cực đại là cường độ dòng điện mạnh nhất: I0=I.2

Công thức tính cường độ dòng điện bão hòa: I = n.e (trong đó e là điện tích electron).

Tính cường độ dòng điện 3 pha theo công thức: I=P3×U×coshi×hieusuat .Trong số đó: I là dòng điện, P là công suất động cơ, U là điện áp sử dụng).

5. Dụng cụ đo cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện được đo bằng thiết bị chuyên dụng có tên là Ampe kế, còn có tên gọi là đồng hồ Ampe. Có nhiều kiểu ampe kế khác nhau như: Ampe kế đo dòng điện một chiều, đồng hồ Ampe đo dòng điện xoay chiều, Ampe kế đo điện trở,... Ngoài ra, còn có dòng máy MiliAmpe kế để đo cường độ dòng điện nhỏ ở đơn vị miliAmpe. Tuỳ nhu cầu sử dụng mà người dùng lựa chọn cho mình dụng cụ đo thích hợp.

Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc những mẫu dụng cụ đo cường độ dòng điện tốt, chất lượng cao và dễ sử dụng nhất.

5.1. Ampe kìm

Ampe kìm hay còn gọi là đồng hồ ampe kìm. Đây là dụng cụ đo điện cầm tay chuyên dụng, dùng để đo trực tiếp dòng điện chạy qua dây dẫn. Cách đo đơn giản cho kết quả chính xác và nhanh chóng. Ampe kìm cho phép đo các đại lượng như: dòng điện, tần số, điện trở,... Ngoài ra, một số dòng sản phẩm còn có thể đo nhiệt độ, thông mạch, kiểm tra dẫn điện,... Các thương hiệu ampe kìm uy tín dành cho bạn như ampe kìm Kyoritsu, Hioki, Fluke… Bạn có thể tham khảo một số loại ampe kìm được ưa chuộng hiên nay như ampe kìm Kyoritsu 2200, Kyoritsu 2002PA, Hioki 3280-10F,...

Cường độ là gì? Công thức tính cường độ (chi tiết nhất)

Ampe kìm đo cường độ dòng điện

Từ việc tìm hiểu dụng cụ đo cường độ dòng điện là gì, ta thấy được sản phẩm ampe kìm là thiết bị đo cường độ dòng điện rất hiệu quả. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho các kỹ sư, kỹ thuật viên, thợ điện,...

5.2. Đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng hay còn được gọi là vạn năng kế. Đây là thiết bị đa năng với nhiều công dụng. Sản phẩm đo được điện áp, cường độ dòng điện và điện trở. Một số dòng cao cấp còn sở hữu các tính năng hiện đại như: đo tần số, tụ điện, kiểm tra diode, thông mạch,... Một số sản phẩm đồng hồ vạn năng Kyoritsu nổi bật mà bạn không thể bỏ qua như đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009, Kyoritsu 1109S, Kyoritsu 1021R,...

Cường độ là gì? Công thức tính cường độ (chi tiết nhất)

Đồng hồ vạn năng đo cường độ dòng điện

5.3. Máy đo đa năng

Thiết bị đo đa chức năng có thể thực hiện nhiều phép đo khác nhau: đo điện áp, điện trở, công suất, cường độ dòng điện, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất,... Dụng cụ đa năng này còn có thể kiểm tra nối mạch, mạch điện và đo mạch vòng. Sản phẩm rất tiện dụng mang lại hiệu quả cao khi sử dụng.

6. Cường độ điện trường là gì?

Để hiểu cường độ điện trường là gì, trước hết cần nắm được khái niệm điện trường. Điện trường là khái niệm được sử dụng để chỉ một trường điện được tạo ra từ các đường sức điện ( lực điện ) xung quanh một hoặc nhiều điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó Ở quy mô nguyên tử, điện trường chính là lực tương tác chính giữa các thành phần của nguyên tử, đó là giữa hạt nhân (+) và electron (-).

Cường độ điện trường là khái niệm đặc trưng cho sự mạnh yếu của điện trường tại một điểm. Cường độ điện trường là một đại lượng vật lý có hướng biểu thị cho điện trường.

Để minh họa, giả sử có một điện tích điểm Q tạo ra một điện trường xung quanh nó. Để nghiên cứu điện trường của Q tại điểm M bất kỳ, ta đặt tại đó một điện tích điểm q, gọi là điện tích thử và xét lực điện tác dụng lên q. Theo định luật Cu - lông, q càng nằm xa Q thì lực điện càng nhỏ. Khi đó ta nói điện trường tại các điểm càng xa điểm Q thì càng yếu, tức là cường độ điện trường càng nhỏ.

Thực nghiệm chứng tỏ rằng lực điện tại các điện tích thử q1,q2,... khác nhau thì:

F1q1=F2q2=...

Trong đó: F là đại lượng vectơ cường độ điện trường tác dụng lên các điện tích thử q tương ứng

Độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích thử q = + 1 (C) đặc trưng cho cường độ điện tường tại điểm mà ta đang xét. Thương số F / q chính là độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích + 1C. DO đó thương số này chính là số đo của cường độ điện trường.

Khi đó cường độ điện trường được định nghĩa như sạu

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

E=Fq

6.1. Vectơ cường độ điện trường

VÌ lực F là đại lượng vectơ , còn điện tích q là đại lượng vô hướng , nên cường độ điện trường E cũng là một đại lượng vectơ. Khi viết chính xác, ta cần dùng ký hiệu vectơ ở trên đầu những đại lượng này.

Cường độ điện trường được biểu diễn bằng vectơ cường độ điện trường E , từ công thức trên ta suy ra những đặc điểm của vec tơ này như sau:

- Vec tơ có phương và chiều trùng với phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương

Cường độ là gì? Công thức tính cường độ (chi tiết nhất)

- Chiều dài (mô đun ) của vec tơ E biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỷ lệ xích nào đó.

6.2. Nguyên lý chồng chất điện trường

Giả sử có 2 điện tích điểm Q1Q2 gây ra tại điểm M 2 vec tơ cường độ điện trường E1vàE2

Các điện trường E1vàE2 tác dụng lực điện đồng thời lên điện tích q một cách độc lập nên khi đó cường độ điện trường tại một điểm bằng tổng hợp của lực 2 vec tơ E1vàE2 :

E=E1+E2

Các vec tơ cường độ điện trường tại một điểm được tổng hợp theo quy tắc hình bình hành.

7. Đơn vị của cường độ điện trường

Đơn vị đo cường độ điện trường là Vôn trên mét ( ký hiệu là V / m )

8. Công thức tính cường độ điện trường

Để tính cường độ điện trường tại một điện tích điểm Q, ta dùng công thức:

E=Fq=k.Qε.r2

Trong đó:

E là cường độ điện trường, đơn vị V / m

F là lực điện tác dụng lên điểm q, đơn vị N

q là điện tích thử, đơn vị C

k là hằng số

r là khoảng cách từ Q đến q, đơn vị m

ε là hằng số điện môi ( của chân không = 1, của nước = 81 )

Khi Q được đặt trong chân không ta có thể bỏ qua giá trị hằng số điện môi trong công thức trên.

Từ công thức E=Fq ta suy ra F = q . E hoặc q=FE

Hoặc ta có thể tính dựa trên công thức thứ hai khi có sự thay đổi môi trường điện môi như sau:

E=q4πε0εr2

Trong đó:

E là cường độ điện trường tại điểm cần xét

q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường

ε0 là hằng số điện môi chân không ( = 1 )

ε là hằng số điện môi của môi trường cần xét

r là khoảng cách từ tâm điện trường tới điểm ta cần xét.

9. Bài tập cường độ

Câu 1: Một bóng đèn dây tóc đang sáng bình thường. Dòng điện không đổi chạy qua bóng đèn có cường độ 0,3 A. Hãy tính:

a) điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây tóc trong thời gian 1 phút.

b) số electron dịch chuyển qua tiết diện dây tóc trong thời gian 1 phút.

Bài giải:

Đổi 1 phút = 60 giây.

a) Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây tóc trong thời gian 1 phút là:

Áp dụng công thức: I=qtq=I.t=0,3.60=18(C)

b) Số electron dịch chuyển qua tiết diện dây tóc trong thời gian 1 phút là:

Ta có: q=Ne.eNe=qe=181,6.1019=11,25.1019

Câu 2: Một vật có thể tích 0,03 mét khối biết khối lượng của vật là m = 78 kg

a. Tính trọng lượng của vật

b. Tính khối lượng riêng của chất làm vật

c. Tính trọng lượng riêng của chất làm vật

d. Muốn kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất là bao nhiêu?

Hướng dẫn trả lời:

a) Trọng lượng của vật là: P = m.g = 10.78 = 780 (N)

b) Khối lượng riêng chất làm vật là:

D=mV=780,03=2600(kg/m3)

c) Trọng lượng riêng chất làm vật là:

d=10.D=10.2600=26000(N/m3)

d) Muốn kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng lực ít nhất bằng trọng lượng vật tức là bằng 780 N.

Câu 3: Một vật có trọng lượng P = 54 N và khối lượng D=2700kg/m3

a. Tính khối lượng của vật.

b. Tính thể tích của vật. Nếu thể tích tăng lên thì khối lượng của vật như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

a) Trọng lượng của vật là: P = 10.m = 54 N

Khối lượng vật là:

m=P10=5410=5,4kg=5400g

b) Khối lượng vật được tính theo công thức: m = D.V

Thể tích của vật là:

V=mD=5,42700=2.103.m3=2d.m3=2l

Vì m, V là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên nếu V tăng bao nhiêu lền thì m tăng bấy nhiêu lần.

Câu 4: Coi cường độ âm chuẩn gần như nha, hỏi tiếng la hét có mức cường độ âm 80 dB có cường độ âm gấp bao nhiêu lần tiếng thì thầm có mức cường độ âm 20 dB?

A. Ba lần

B. Sáu mươi lần

C. Một triệu lần

D. Một trăm lần

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là C. Một triệu lần.

Cường độ âm do tiếng la hét gây ra là:

L1=10logl1l0=80l1=l0.108

Cường độ âm do tiếng thì thầm gây ra là L2=10logl2l0=20l2=l0.102

Vậy ta có tỷ số l1l0=l0.108l0.102=106 Chọn đáp án C.

Câu 5: Tại 2 điểm A và B cách nhau 5 cm trong không khí có hai điện tích điểm q1=+16.108Cq2=9.108C. Tính cường độ điện trường tổng hợp và vec tơ cường độ điện trường tại điểm C cách A 4 cm và cách B 3 cm.

Hướng dẫn giải:

Điện trường tại điểm C được tính như sau:

EC=E1+E2 với:

E1=9.109.16.1081.0,042=9.105(V/m)

E2=9.109.(9.198)1.0,032=9.105(V/m)

E1=E2

Vì AB = 5 cm, AC = 4 cm và BC = 3 cm ( pytago: AB2=AC2+BC2 )

tam giác ABC vuông tại C vec tơ E1 vuông góc vec tơ E2

EC2=E12+E22EC=12,7.105(V/m)

Xem thêm các bài viết để học tốt môn Vật Lí sách mới hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học