Tổng hợp Lý thuyết Vật Lí lớp 12 Học kì 2 đầy đủ, chi tiết


Bài viết Tổng hợp Lý thuyết Vật Lí lớp 12 Học kì 2 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tổng hợp Lý thuyết Vật Lí lớp 12 Học kì 2.


Tổng hợp Lý thuyết Vật Lí lớp 12 Học kì 2 đầy đủ, chi tiết

Để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tổng hợp và nắm vững được kiến thức lý thuyết cũng như công thức môn Vật Lí lớp 12, VietJack biên soạn bản tóm tắt lý thuyết Vật Lí 12 Học kì 2 đầy đủ, chi tiết được biên soạn theo từng chương. Hi vọng loạt bài này sẽ như là cuốn sổ tay lý thuyết giúp bạn học tốt môn Vật Lí lớp 12 hơn từ đó đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT.

Tổng hợp Lý thuyết Chương Dao động và sóng điện từ

Tổng hợp Lý thuyết Chương Sóng ánh sáng

Tổng hợp Lý thuyết Chương Lượng tử ánh sáng

Tổng hợp Lý thuyết Chương Hạt nhân nguyên tử

Lý thuyết Mạch dao động

I) Mạch dao động:

     - Khái niệm: là mạch có một cuộn cảm có độ tự cảm L(H) mắc với một tụ điện có điện dung C(F) thành một mạch điện kín. Nếu điện trở r của mạch rất nhỏ thì gọi là mạch dao động lí tưởng.

     - Nguyên lý hoạt động: muốn cho mạch hoạt động ta tích điện q cho tụ C, sau đó khi nối tụ với cuộn cảm L, tụ sẽ phóng điện làm dòng điện i trong cuộn cảm tăng lên, khi đó trong cuộn cảm xảy ra hiện tượng tự cảm, xuất hiện một dòng cảm ứng i ngược chiều với i làm dòng điện giảm dần đi, khi tụ phóng hết điện, dòng i lại tích điện cho tụ theo chiều ngược lại, rồi tụ lại phóng điện theo chiều ngược chiều ban đầu. hiện tượng cú thế lặp đi lặp lạ nên được gọi là mạch dao động.

Mạch dao động - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

II) Dao động điện từ tự do trong mạch dao động.

     - Phương trình dao động:

Mạch dao động - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

     Xét mạch dao động LC: ta có

     uAB = e - ir = q/C

     Với e là xuất điện động cảm ứng:

Mạch dao động - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

     Khi r rất nhỏ: r ≈ 0, ta có phương trình:

     q" = -q/LC (phương trình vi phân bậc 2)

     Nghiệm của phương trình trên có dạng

     q = q0cos⁡(ωt + φ)

     Với Mạch dao động - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

     q0, φ: được xác định từ điều kiện ban đầu của bài toán.

     - Hiệu điện thế giữa 2 bản tụ là: Mạch dao động - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

     - Cường độ dòng điện trong mạch: Mạch dao động - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

     - Nhận xét: điện tích q của một bản tụ điện (hay cường độ điện trường E) và cường độ dòng điện i (hay cảm ứng từ B) trong mạch dao động biên thiên điều hòa theo thời gian với chu kỳ T = 2π√LC chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng của hệ nên được gọi là dao động điện từ tự do.

     - Mối quan hệ giữa q,i,u

     i sớm pha hơn q một góc π/2: Mạch dao động - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

     i sớm pha hơn u một góc π/2: Mạch dao động - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

     u đồng pha với q: Mạch dao động - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

III) Năng lượng điện từ:

     Năng lượng điện trường ( dự trữ trong tụ điện) Mạch dao động - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

     Năng lượng từ trường ( dự trữ trong cuộn cảm) Mạch dao động - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

     Năng lượng điện từ: Mạch dao động - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

Lý thuyết Điện từ trường

I) Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường

     - Nếu tại một nơi có một từ trường biên thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy (là điện trường có đường sức điện là đường cong kín).

     - Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một tư trường. đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín.

II) Điện từ trường:

     - Từ nhận xét trên ta thấy điện trường biến thiên và từ trường biến thiên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng cùng tồn tại, cùng biến đổi trong một trường thống nhất là điện từ trường.

     So sánh giữa điện trường, từ trường, điện từ trường

Điện trường Từ trường Điện từ trường
Khái niệm Tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó Tồn tại xung quanh nam châm hoặc dòng điện và tác dụng lực từ Tồn tại khi điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian.
Đường sức

có thể thay đổi theo không gian nhưng không thay đổi theo thời gian

Là các đường không kín

có thể thay đổi theo không gian nhưng không thay đổi theo thời gian

Là các đường cong kín

Cả đường sức từ và đường sức đều có thể thay đổi theo không gian, thay đổi theo thời gian.

Là các đường cong kín

III) Thuyết điện từ Măc-xoen:

     - Là một hệ thống bốn phương tình diễn tả mối quan hệ giữa:

         +) Điện tích, điện trường, dòng điện và từ trường.

         +) Sự biến thiên cử từ trường theo thời gian và điện trường xoáy.

         +) Sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường.

Lý thuyết Sóng điện từ

Quảng cáo

I) Sóng điện từ

     - Khái niệm: là sự lan truyền điện từ trường trong không gian.

     - Đặc điểm của sóng điện từ:

         +) Tốc độ truyền sóng: Sóng điện từ lan truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và cả chân không. Vận tốc truyền sóng trong chân không là: c = 3.108. Trong các môi trường khác thì nhỏ hơn.

     vck > vk > vl > vr

         +) Bước sóng: Trong chân không sóng điện từ có chu kỳ T có bước sóng là: λ = cT

Sóng điện từ - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

         +) Phương truyền sóng: sóng điện từ là sóng ngang. Vectơ E; B luôn vuông góc với phương truyền sóng. Ba vec tơ E; B; v tại một điểm tạo với nhau thành một tam diện thuận.

         +) Pha dao động: của điện trường và từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

     - Tính chất của sóng điện từ:

         +) Sóng điện từ mang năng lượng.

         +) Sóng điện từ bị phản xạ và khúc xạ khi gặp mặt phân cạch giữa hai môi trường như ánh sáng.

         +) Tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ,.. của sóng.

II) Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển.

     - Khái niệm: sóng vô tuyến là sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài kilomet được dùng trong thông tin liên lạc.

     - Phân loại và so sánh

Quảng cáo
Sóng dài Sóng trung Sóng ngắn Sóng cực ngắn
Bước sóng > 1000 m 100 → 1000 m 10 → 100 m 0,01 → 10 m
Tính chất

năng lượng nhỏ → không truyền được đi xa.

Bị không khí hấp thụ mạnh

Nước hấp thụ ít

Phản xạ trên tầng điện li

Ban ngày bị tầng điện ly hấp thụ mạnh, ban đêm bị phản xạ mạnh

Bị không khí hấp thụ mạnh

năng lượng lớn, phản xạ rất tốt trên tầng điện li và mặt đất → truyền thông tin đi rất xa

Có một vùng tương đối hẹp hầu như không bị không khí hấp thụ

năng lượng rất lớn.

Bị không khí hấp thụ mạnh

Có thể xuyên qua tầng điện li

Ứng dụng Thông tin liên lạc dưới nước

Thông tin liên lạc ban đêm.

Truyền thông trong phạm vi hẹp

Thông tin liên lạc trên mặt đất Thông tin liên lạc vũ trụ

     Tầng điện li là một lớp khí quyển, trong đó các phần tử khí đã bị ion hóa rất mạnh dưới tác dụng của các ia ử ngoại trong ánh sáng Măt Trời. tầng điện ly kéo dài từu độ cao 80÷800 km.

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 399K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên