Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 Chân trời sáng tạo (có lời giải)

Với Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2025 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3. Bên cạnh đó là 10 đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Cuối Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3.

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 Chân trời sáng tạo (có lời giải)

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề cương Cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Kiến thức ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

A. PHẠM VI KIẾN THỨC ÔN TẬP

I. PHẦN ĐỌC

1. ĐỌC THÀNH TIẾNG

- Các em hãy luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng các bài thơ từ tuần 28 đến tuần 34.

- Yêu cầu phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

* Chủ điểm: Quê hương tươi đẹp

- Nắng phương Nam

Câu hỏi: Vì sao Huê ước gửi cho Vân được ít nắng phương Nam?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Trái tim xanh

Câu hỏi: Nước Hồ Ba Bể có gì đặc biệt?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Vàm Cỏ Đông

Câu hỏi: Con sông Vàm Cỏ Đông có gì đẹp?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Cảnh làng Dạ

Câu hỏi: Vì sao tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

* Chủ điểm: Đất nước mến yêu 

- Hai Bà Trưng

Câu hỏi: Tìm chi tiết cho thấy tài năng và chí lớn của Hai Bà Trưng.

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Một điểm đến thú vị

Câu hỏi: Điều thú vị nhất khi đến thăm hồ Lắk là gì?

....................................................................................................

....................................................................................................

- Non xanh nước biếc

Câu hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy vẻ đẹp của Nhà Bè, Đồng Tháp Mười và Cần Thơ?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Mênh mông mùa nước nổi

Câu hỏi: Những hình ảnh nào báo hiệu mùa nước nổi đã về?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

* Chủ điểm: Một mái nhà chung  

- Cậu bé và mẩu san hô

Câu hỏi: Khánh nghĩ và làm gì khi nhìn thấy mẩu san hô nằm lăn lóc gần mép nước?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Hương vị Tết bốn phương

Câu hỏi: Đầu năm, người Lào tặng nhau món lạp thay cho điều gì?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Một mái nhà chung

Câu hỏi: Nhà của các bạn nhỏ được nhắc đến ở khổ thơ thứ ba có gì đẹp?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Đi tàu trên sông Von-ga

Câu hỏi: Chi tiết nào cho thấy bà của tác giả rất thích chuyến đi?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Cóc kiện Trời

Câu hỏi: Cóc làm gì trước khi đánh trống?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Bồ câu hiếu khách

Câu hỏi: Những âm thanh nào khiến du khách cảm thấy thư thái?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

2. ĐỌC - HIỂU:

* Bài đọc 1:

ĐƯỜNG ĐI SA PA

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Theo Nguyễn Phan Hách

Câu 1: Hmông, Tu Dí, Phù Lá là tên gọi của:

A. những loài cây quý hiếm ở vùng núi cao.

B. ba ngày lễ hội lớn của người dân vùng núi cao.

C. ba dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao.

D. các nhân vật trong truyện.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

A. Miêu tả vẻ đẹp phiên chợ ở Sa Pa.

B. Miêu tả vẻ đẹp đường lên Sa Pa.

C. Kể lại chặng đường gian khó lên Sa Pa.

D. Kể lại những tình huống éo le mà tác giả gặp phải trên đường lên Sa Pa.

Câu 3: Từ "thoắt" trong câu "Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu." có nghĩa là gì?

A. Vòng hai đầu mối dây hay dải vải mềm qua nhau và kết chặt lại thành nút.

B. Rất nhanh chóng và đột ngột.

C. Việc gì đó chỉ diễn ra một lần.

D. Nhẹ nhàng, êm ả.

Câu 4: Trong bài đọc, tác giả đã:

A. ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa.

B. thể hiện nỗi nhớ dành cho Sa Pa.

C. thể hiện cảm xúc ngạc nhiên trước những đổi thay của con người Sa Pa.

D. diễn tả nỗi niềm thương xót trước cảnh nghèo khó của Sa Pa.

Câu 5: Vì sao nói Sa Pa quả là "món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta"?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

................................

................................

................................

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo (10 đề)

B. ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ 2 TIẾNG VIỆT 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Trái tim xanh” (Trang 82 - SGK Tiếng Việt 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Người dân Bắc Kạn gọi hồ Ba Bể là gì? Vì sao?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

VỀ MIỀN ĐẤT ĐỎ

Chúng tôi đang tiến về miền Đất Đỏ. Hôm ở rừng học sa bàn đánh vào Đất Đỏ, anh Ba Đẩu nói, về Đất Đỏ là về quê hương chị Võ Thị Sáu. Chúng ta phải đánh thắng, phải đưa cho được đồng bào ở đó ra khỏi vòng kìm kẹp của giặc.

Miền Đất Đỏ xích lại gần mãi. Đường đi chuyển dần từ màu cát ngả sang màu nâu nhạt, và đến ngày thứ tư thì đỏ hẳn lên. Đất Đỏ không còn xa chúng tôi nữa.

Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng, như mồ hôi, như màu cờ hòa chan với máu. Miền đất rất giàu màu đời người thì lại rất nghèo. Xưa nay, máu không khi nào ngơi tưới đẫm gốc cao su. Tôi biết đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của Tổ quốc. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử. Người con gái hãy còn sống mãi trong bài hát ngợi ca như một kỉ niệm rưng rưng: “Mùa hoa lê-ki-ma nở, quê ta miền đất đỏ…”. Hôm nay, lời ca đó đã mấp máy trên môi chúng tôi khi cầm súng tiến về nơi đã sinh ra người anh hùng thời kháng Pháp.

Chúng tôi đã thật sự đặt chân lên vùng Đất Đỏ. Đế dép cao su của anh em quện thứ đất đỏ như chu sa. Bỗng nhiên hôm nay trời hửng nắng. Chúng tôi vui mừng giữa khung cảnh rực đỏ của đất, của những chùm chôm chôm, trái dừa lửa, của ráng chiều.

(Anh Đức)

Câu 1. Màu sắc nào của thiên nhiên được nhắc tới trong bài thể hiện đúng tên của miền Đất Đỏ? (0.5 điểm)

A. Màu đỏ của hoa phượng, những chùm chôm chôm và trái dừa.

B. Màu đỏ của những chùm chôm chôm, trái dừa và ráng chiều.

C. Màu đỏ của những chùm chôm chôm, trái dừa và cát vàng.

Câu 2. Câu văn nào cho thấy sự quyết tâm của các chiến sĩ về giải phóng Đất Đỏ? (0.5 điểm)

A. Chúng tôi đang tiến về miền Đất Đỏ.

B. Đất Đỏ là quê hương chị Võ Thị Sáu.

C. Chúng tôi phải đánh thắng, phải đưa cho được đồng bào ở đó ra khỏi vòng kìm kẹp của giặc.

Câu 3. Câu “Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng, như mồ hôi như màu cờ hòa chan với máu” ý nói gì? (1 điểm)

A. Đất Đỏ ít màu mỡ nên tên đất cũng gợi ra sự vất vả, đắng cay.

B. Màu đỏ của tên đất nhắc đến màu máu và màu cờ.

C. Đất Đỏ là một miền đất anh hùng đã chịu nhiều đau thương, vất vả, chịu nhiều hi sinh và có nhiều chiến công

Câu 4. Chuyển câu “Con chim bồng chanh đỏ rất đẹp.” thành câu cảm và cho biết: (1 điểm)

a) Từ ngữ bộc lộ cảm xúc.

b) Dấu kết thúc câu.

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

Câu 5. Em hãy tìm một cặp từ trái nghĩa trong đoạn 2 của bài đọc. (1 điểm)

................................................................................................

Câu 6. Em hãy điền cụm từ thích hợp để hoàn thiện những câu sau: (1 điểm)

a) Cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn hình cong cong như ………………………..

b) Giọng già làng sang sảng như ……………………………………………………..

Câu 7. Em hãy gạch chân dưới từ bị sai chính tả trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Xáng xớm hôm ấy, Thắm dắt em lon ton thẳng qua cánh đồng trước cổng làng. Phía sa, đằng xau cánh đồng, khuất xau bóng những cây xi lớn là trường làng. Hôm nay Tí đi cùng chị đến trường. Gió xớm thổi thảm lúa vồng lên những làn xóng. Hình như những cây lúa đang trổ bông reo lên trong gió sôn sao náo nức hơn.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Chú bộ đội

Cháu thương chú bộ đội

Vất vả và gian lao

Nhưng bền lòng không nản

Niềm vui vẫn ngập tràn

Nay cháu viết thơ này

Gửi các chú thân thương

Dù có mặc gió sương

Vẫn vững vàng tay súng.

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết đoạn văn ngắn (7 - 9 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học